BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 23/9/ 2021
Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực[1], Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 23/9/2021 như sau:
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
- Tin cuối cùng về cơn bão số 6 (cơn bão Dianmu)
Đêm 23/9, bão số 6 đi vào đất liền khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Nam và suy yếu nhanh thành vùng áp thấp. Đến 04h00 ngày 24/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam-Lào. Sức gió mạnh nhất giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/h). Trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Ngày 24/9, vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi còn có gió giật cấp 6-7, Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, phía Nam Vịnh Bắc Bộ có nơi cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.
- Tin mưa lớn, dông, lốc, mưa đá, gió giật mạnh ở Tây Nguyên và Nam Bộ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 150mm. Từ ngày 24-25/9, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm, có nơi trên 200mm.
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam từ ngày 24-25/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét và mưa đá: Cấp 1.
- Tình hình thủy văn
Lũ ở các sông Quảng Nam, Kom Tum, Quảng Bình, một số sông trên BĐ1, dưới BĐ2, cụ thể như sau:
- Sông Vu Gia tại trạm Thành Mỹ, Quảng Nam (4h/24/9): 17,65m/ dưới BĐ2 1,35m.
- Sông Kiến Giang tại trạm Kiến Giang, Quảng Bình (4h/24/9): 9,2m/ dưới BĐ2 1,8m.
- Sông Krông Pô kô tại trạm Đắk Tô, Kon Tum (6h/24/9): 577,66m/ dưới BĐ2 0,34m.
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/22/9-19h/23/9): Khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, Trung Trung Bộ có mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 120 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thái Bình (Thái Bình) 149mm; Sầm Sơn (Thanh Hóa) 210mm; Suối Đá (Đà Nẵng) 137mm; Tam Trà (Quảng Nam) 211mm; Trà Kót (Quảng Nam) 167mm; Bình Khương (Quảng Ngãi) 250mm; Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 239mm; Hoài Nhơn (Bình Định) 136mm.
- Mưa đêm (19h/23/9-05h/24/9): Các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to lượng mưa phổ biến dưới 60 mm, một số trạm mưa lớn hơn như: A Lưới (Thừa Thiên Huế) 120mm; Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 100m; Cửa Tùng (Quảng Trị) 102mm; Phước Chánh (Quảng Nam) 121mm; Phước Năng (Quảng Nam) 117mm; Ia Dom (Kon Tum) 123mm; Đăk Na (Gia Lai) 76mm.
- Mưa 3 ngày (19h/20/9-19h/21/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, có tổng lượng mưa phổ biến dưới 130mm, mưa lớn tập trung chủ yếu ngày 23/9 tại Trung Trung Bộ, một số trạm mưa lớn như: Sầm Sơn (Thanh Hóa) 253mm; Tam Trà (Quảng Nam) 292mm; Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 338mm; Hồ Kim Sơn (Bình Định) 208mm; Trà Kót (Quảng Nam) 202mm; Hồ B – Thủy điện Vĩnh Sơn (Gia Lai) 167mm.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
- Hồ thủy điện các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Có 221 hồ cập nhật thông tin, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Bắc Bộ, Tây Nguyên mực nước tăng; Đông Nam Bộ, Duyên Hải miền Trung, mực nước dao động nhẹ; Bắc Trung Bộ dao động nhẹ, mực nước các hồ thấp, một số hồ xấp xỉ mực nước chết, các hồ vận hành bình thường, cụ thể như sau:
- Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên : 31 hồ chứa vận hành điều tiết xả qua tràn, trong đó Hồ A Lưới (sông Hương) xả 232 m3/s; Hồ thủy điện Đak Mi 4 (VG-TB) 896m3/s; Sông Ba Hạ (sông Ba) 100m3/s; Ayun hạ (sông Ba) 140,6 m3/s; Sê San 4A (Sê San) 195 m3/s; Srok Phu Miêng (Đồng Nai) 82m3/s. Các chủ hồ chứa và địa phương đã thông báo về việc xả tràn đối với hạ du.
- Khu vực Đông Nam Bộ: 02 hồ chứa vận hành điều tiết xả qua tràn.
- Hồ chứa thủy lợi:
- Khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ đạt từ 39-68% DTTK, một số hồ chứa đang tích nước cao như: hồ Thung Bằng 100%, Cống Khê 101%, Hao Hao 101%; hồ Cầu Cau 100%, Quỳnh Tam 101%.
- Khu vực Nam Trung Bộ có 517 hồ đạt từ 19-69% DTTK, Tây Nguyên có 1.246 hồ đạt từ 60-92% DTTK một số hồ chứa đang tích nước cao Phúc Thọ 102%, Đạ Tẻh 132% (Lâm Đồng); Trung Tâm 100%, Đăk Rtang 104%, Đăk Nang 100% (Đắk Nông).
III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU
- Đê biển, đê cửa sông khu vực từ Hà Tĩnh – Bình Định có 34 vị trí đê điều xung yếu (Quảng Bình: 11; Quảng Trị: 7; Huế: 04; Quảng Nam: 11; Bình Định: 01).
- Có 14 công trình đang thi công dở dang (Quảng Trị: 06; Thừa Thiên Huế: 03; Đà Nẵng 01; Quảng Nam 01; Quảng Ngãi 03).
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo thông tin nhanh của VPTT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Đinh tình hình thiệt hại ban đầu như sau:
- Về nhà: 15 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Quảng Ngãi).
- Về tàu thuyền: Tối 23/9, 01 Tàu cá BĐ 91549TS trên đường vào cảng Đề Ghi (Bình Định) bị tàu hàng Thái An đâm chìm vào lúc 19h15, cách bờ 2,7 hải lý (5km), trên tàu có 3 ngư dân, đã cứu được 01 ngư dân. Hiện đang huy động có 4 tàu cá và 03 tàu hàng tổ chức tìm kiếm 02 ngư dân còn lại.
Hiện nay, các địa phương đang rà soát, xác minh tổng hợp thiệt hại.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Trung ương:
- Ngày 21/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT đã có văn bản số 421/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Kiên Giang và khu vực Tây Nguyên đề nghị chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và mưa lớn diện rộng.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT và TKCN đã có Công điện số 11/CĐ-TW ngày 22/9/2021 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang và khu vực Tây Nguyên đề nghị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và Công điện số 12/CĐ-TW ngày 23/9/2021 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên đề nghị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
- Chiều 23/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành – Trưởng ban chủ trì họp thường trực Ban chỉ đạo QG về PCTT và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của 06 tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Bình Thuận để chỉ đạo ứng phó cơn bão số 6.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thiên tai, chuyển các bản tin ATNĐ, mưa lớn, cảnh báo lũ.
- Địa phương:
- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão số 6.
- VPTT BCH các tỉnh Quảng Bình đến Khánh Hòa đã tham gia họp trực tuyến giao ban ứng phó ATNĐ lúc 8h00/23/9/2021; Ban Chỉ huy PCTT,TKCN &PTDS TP Đà Nẵng (9h/23/9), Bình Đình (15h/23/9) đã họp trực tuyến với các địa phương, đơn vị; 16h00/23/9/2021: Ban Chỉ huy các tỉnh Quảng Trị đến Bình Định đã họp trực tuyến với BCĐ QG PCTT;
- Từ ngày 22-23/9/2021, các tỉnh Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi đã chủ động cấm biển đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện.
- Từ trưa ngày 23/9, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh sẵn sàng triển khai phương án tổ chức sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão trong tình huống dịch Covid-19.
Các địa phương đã nghiêm túc tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.
VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Theo dõi sát diễn biến mưa lũ sau bão, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh.
- Tập trung tìm kiếm 02 ngư dân bị mất tích.
- Kiểm tra, đánh giá thiệt hại, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng, sớm ổn định sinh hoạt của người dân.
- Theo dõi chặt chẽ lưu lượng đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạ du.
- Rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thấp trũng.
- Kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực nguy cơ ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.
- Tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.
tải file đính kèm