BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 12/6/2021
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
- Diễn biến bão số 2 (bão KOGUMA):
Chiều 12/6, ATNĐ trên biển đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2. Sáng sớm ngày 13/6, bão số 2 đã đi vào đất liền khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An, với sức gió phổ biến mạnh cấp 6, giật cấp 8, gió mạnh nhất ghi nhận được tại Văn Lý (Nam Định) là cấp 8, giật cấp 10. Hồi 05h/13/6, bão ở trên đất liền ven biển khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An, sau tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành ATNĐ.
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (từ 19h/11/6 đến 19h/12/6): Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-100mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Vị Xuyên (Hà Giang) 133mm; Minh Thanh (Cao Bằng) 128mm; Sốp Cộp (Sơn La) 128mm; Hồ Trọng (Hòa Bình) 124mm; Thọ Sơn (Phú Thọ) 112mm; Kỳ Thịnh (Hà Tĩnh) 198mm; Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 167mm.
- Mưa đêm (từ 19h/12/6 đến 6h/13/6): Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa từ 80-150mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Đậu Liêu (Hà Tĩnh) 321mm; Hồ Cù Lây (Hà Tĩnh) 275mm; Thạch Xuân (Hà Tĩnh) 196mm; Vinh (Nghệ An) 219mm; Chợ Tràng (Nghệ An) 168mm; Giao Thủy (Nam Định) 153mm; Cát Bà (Hải Phòng) 80mm.
Dự báo: Trong ngày 13/6, ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 50-120mm, có nơi trên 150mm.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Trung ương:
- Ngày 12/6, Ban Chỉ đạo TWPCTT đã ban hành các Công điện số 04/CĐ-TW; số 05/CĐ-TW chỉ đạo các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
- Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 04/CĐ-V01 chỉ đạo các lực lượng triển khai ứng phó với bão.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 551/CĐ-BGDĐT chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố triển khai phương án đảm bảo an toàn cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động tham mưu kịp thời các biện pháp ứng phó với bão và hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện.
- Địa phương:
Các địa phương đã triển khai thực hiện nội dung Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trong đó:
- Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị và các tỉnh, thành phố Hà Nội; Lào Cai; Bắc Cạn; Sơn La; Phú Thọ đã có Công điện, văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành và các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Tình hình tàu thuyền:
Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đã thông báo, hướng dẫn, kiểm đếm tổng số 54.673 phương tiện/235.111 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm của bão hoặc về nơi trú tránh. Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 33 điểm theo quy định.
Về sự cố tàu thuyền: Tàu cá TH91677/07 người khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão bị sóng đánh chìm, 07 người trên tàu đã được tàu cá cùng tổ đội cứu vớt an toàn.
- Công tác cấm biển:
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã tổ chức cấm biển: Quảng Ninh (16h/12/6); Hải Phòng (17h/12/6); Thái Bình (12h/12/6); Nam Định (12h/12/6); Ninh Bình (19h/12/6); Thanh Hóa (20h/12/6); Nghệ An (0h/13/6); Hà Tĩnh (15h/12/6).
- Công tác sơ tán dân:
Tính đến 18h ngày 12/6, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã tổ chức vận động, sơ tán tổng số 6.047 người trên các lồng bè, chòi canh NTTS, tàu thuyền ở các khu neo đậu vào bờ tránh bão (Quảng Ninh: 5.100; Hải Phòng: 1.301; Thái Bình: 3.186; Nam Định: 1.228; Ninh Bình: 332).
- Tình hình ngập lụt, thu hoạch lúa:
Nước ngập do mưa lớn đã rút tại các thành phố và khu vực dân cư vùng trũng thấp. Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh, hiện còn khoảng 150ha lúa mới gieo cấy bị ngập.
Đến nay, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hoạch xong lúa Đông Xuân; các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc đã thu hoạch được 652.000ha/736.000 ha, còn 84.000 ha (giảm 16.000ha so với báo cáo nhanh ngày 11/6).
- Tình hình đê điều:
Các địa phương đã tổ chức kiểm tra, rà soát các tuyến đê biển, đê cửa sông và triển khai phương án bảo vệ các vị trí xung yếu, công trình đang thi công (Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 33 vị trí xung yếu; 06 công trình đang thi công dở dang).
- Tình hình hồ chứa:
Đến nay chưa ghi nhận thông tin về sự cố công trình hồ chứa.
IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Công điện số 05/CĐ-TW hồi 15 giờ ngày 12/6/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, trong đó tập trung một số nội dung sau:
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ sau bão.
- Chủ động triển khai các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp khi xảy ra mưa lớn gây ngập lụt.
- Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, các khu hầm lò, khai thác khoáng sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu.
- Tổ chức kiểm tra hệ thống đê biển và công trình hạ tầng ven biển, thống kê, đánh giá thiệt hại và triển khai các biện pháp xử lý khắc phục.
- Kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu.
- Có phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các địa bàn xảy ra mưa lũ lớn sau bão.
Tải file đính kèm