Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày13/10/2020



I.TÌNH HÌNH THIÊN TAI

  1. Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 7)

Hồi 04h/14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, ngay trên Vịnh Bắc Bộ, ngay trên Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An, sức gió cấp 7-8, giật cấp 10 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đến 16h/14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 9. Trong 12-24h tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng thấp trung khu vực thượng Lào.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: Phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

  1. Tin áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

            Hồi 04h/14/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 125,2 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km. Đến 04 giờ ngày 15/10, vị trí trung tâm ATNĐ ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 119,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 600km về phía Đông Đông Bắc, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

  1. Tình hình mưa

- Mưa đợt (19h/05/10 đến 19h/13/10): Tổng lượng mưa ở tỉnh Hà Tĩnh 350-550 mm; Quảng Bình 550-1.200 mm; Quảng Trị 900-2.000 mm; Đà Nẵng 900-1.250 mm; Quảng Nam 1.000-1.500 mm; Quãng Ngãi 500-1.000 mm; đặc biệt tại Thừa Thiên Huế 1.900-2.300 mm. Một số trạm mưa lớn trên 2.000 ở Huế: Hồ Khe Ngang: 2.276mm; A Lưới: 2.282mm; Tà Lương: 2.195mm; Hồ A Lá: 2.026mm.

 - Mưa ngày 13/10 (19h/12/10 đến 19h/13/10): Các tỉnh Trung Bộ mưa phổ biến từ 60-100mm. Riêng tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có mưa rất to, lượng mưa từ 100-200mm, một số trạm có lượng mưa lớn tại Huế: Hồ Thọ Sơn: 235mm; Huế: 220mm; tại Quảng Trị: Triệu Ái: 187mm; Hướng Linh: 176mm.

- Mưa đêm (từ 19h/13/10 đến 05h/14/10): Các tỉnh trên cả nước rải rác có mưa nhỏ hoặc không mưa, phổ biến dưới 30mm. Riêng Cà Mau có mưa vừa đến mưa to, một số trạm có lượng mưa lớn như: Phú Tân: 64mm, Cái Nước: 63mm. 

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN, NGẬP LỤT

  1. Tình hình lũ:

Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế đang xuống.

Tên tỉnh

Tên sông

Trạm thủy văn

Ngày 13/10

Ngày 14/10

Dự báo

7h

13h

19h

1h

Chiều 14/10

Q.Bình

Kiến Giang

Lệ Thủy

2.59

2.48

2.40

2.29

>BĐ2 0.09m

2.2
BĐ2

Q.Trị

Thạch Hãn

Thạch Hãn

6.99

6.46

5.96

5.25
> BĐ2 75m

4.8
>BĐ2 0.3m

Thừa Thiên Huế

Bồ

Phú Ốc

4.99

4.53

4.50

4.22

<BĐ3 0.28m

4.3
<BĐ3 0.2m

Hương

Kim Long

3.13

2.80

2.75

2.65

>BĐ2 0.65m

2.5
>BĐ2 0.5m

Tả Trạch

Thượng Nhật

59.17

59.16

59.28

58.72

<BĐ1

<BĐ1

Quảng Nam

Vu Gia

Ái Nghĩa

7.37

7.33

7.27

7.33
<BĐ2 0.67m

Xuống chậm

Thu Bồn

Câu Lâu

2.02

1.56

1.36

1.38
<BĐ1

<BĐ1

Thu Bồn

Hội An

1.32

0.77

0.9

0.98
<BĐ1

<BĐ1

  1. Về ngập lụt

Tính đến 23h/13/10, có 212xã, phường/135.329 hộ bị ngập (giảm 5 xã so với báo cáo nhanh ngày 12/10), hiện nước đang rút chậm, độ ngập sâu giảm dần.

III. TÌNH HÌNH CẤM BIỂN

07 tỉnh khu vực bão có khả năng đổ bộ đã tổ chức cấm biển, cụ thể như sau: Quảng Ninh từ 11h ngày 13/10; Hải Phòng từ 18h ngày 13/10; Thái Bình từ 05h ngày 14/10; Nam Định từ 19h ngày 13/10; Ninh Bình từ 19h ngày 13/10; Thanh Hóa từ 19h ngày 13/10/2020; Nghệ An từ 15h ngày 13/10.

IV. KẾ HOẠCH SƠ TÁN DÂN CHỐNG BÃO

- Hải Phòng đã di dời 90 người ở khu vực nguy hiểm đảo Cát Hải đến nơi an toàn.

-06 tỉnh đã lên kế hoạch tổ chức di dân khu vực ven biển, vùng trùng thấp, cụ thể như sau:

+ Tỉnh Thái Bình 3.019 người tại các bãi ngao, đầm thủy sản ven sông, ven biển.

+ Tỉnh Nam Định 1.100 người tại các bãi ngang, chòi canh đầm thủy sản ngoài đê.

+ Tỉnh Ninh Bình 412 người tại khu nuôi ngao Bình Minh III đến Cồn Nổi dự kiến xong trước 12h ngày 14/10.

+ Tỉnh Thanh Hóa sơ tán số dân trong phạm vi cách bờ biển 200m: 10.824 hộ/46.760 người.

+ Tỉnh Nghệ An sơ tán số dân: 12.341 hộ/102.112 người.

V. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. Tình hình tàu thuyền

Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, tính đến 6h00 ngày 14/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 31.096 p.tiện/115.607 LĐ biết để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm. Cụ thể:

- Đang hoạt động trên biển: 330 tàu/700 LĐ chủ yếu hoạt động ven bờ Quảng Ninh đang di chuyển về bờ.

- Neo đậu tại các bến  45.805 tàu/200.767 LĐ.

 (Phụ lục 1 kèm theo)

  1. Tình hình nuôi trồng thủy hải sản từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có:

+ Nuôi trồng mặn lợ (tôm, cá, nhuyễn thể): 93.964 ha (các tỉnh có diện tích lớn: Quảng Ninh 27.296ha; Thái Bình 19.163ha; Nam Định 15.930ha; Ninh Bình 11.925ha; Thanh Hóa 6.600ha).

+ Nuôi nước ngọt: 41.515ha (các tỉnh có diện tích lớn: Thanh Hóa 14.150ha; Nghệ An 18.960ha; Hà Tĩnh 5.300ha).

+ Lồng/bè nuôi mặn lợ là 12.969 chiếc (tỉnh có số lồng/bè lớn: Quảng Ninh 10.028, Thanh Hóa 1.400).

+ Lồng bè nuôi nước ngọt là 3.679 chiếc (các tỉnh có số lồng/bè lớn: Thanh Hóa 1.800; Nghệ An 1.227).

+ Chòi canh: 4.014 chiếc (các tỉnh có số chòi lớn: Thái Bình 1.024; Nam Định: 1.570).

(Phụ lục 2 kèm theo)

VI. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

  1. Tình hình thu hoạch lúa mùa

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt tình hình sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ như sau:

- Diện tích lúa chưa thu hoạch: 137.216ha (Bắc Trung Bộ: 11.000ha; đồng bằng sông Hồng: 126.216ha) trên tổng diện tích 629.031 ha.

- Riêng đối với 5 tỉnh dự kiến bão đổ bộ:

STT

Tỉnh

Tổng diện tích lúa mùa (ha)

Đã thu hoạch

(ha)

Chưa thu hoạch

(ha)

1

Thái Bình

77.300

50.000

27.300

2

Nam Định

72.900

53.000

19.900

3

Ninh Bình

31.700

18.000

13.700

4

Thanh Hóa

115.014

108.014

7.000

5

Nghệ An

29.000

25.000

4.000

 

Tổng số

325.914

254.014

71.900

  1. Tiêu nước đệm

Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An đã vận hành hệ thống cống tiêu, trạm bơm để tiêu nước đệm đề phòng mưa lớn gây ngập úng.

VII. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 41 vị trí xung yếu (27 đoạn đê với tổng chiều dài 38,60km) và 19 công trình đang thi công dở dang cần sẵn sàng phương án ứng phó với bão số 7.

Trên các tuyến đê sông có 213 vị trí trọng điểm đê điều xung yếu và 33 công trình đang thi công dở dang (Thái Bình: 15; Hải Phòng: 04; Nam Định: 02; Ninh Bình: 04; Thanh Hóa: 04; Nghệ An: 06; Hà Tĩnh: 03).

VIII. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

  1. Hồ chứa thủy lợi
  2. a) Khu vực Bắc Bộ: 543 hồ (81 hồ hư hỏng, 51 hồ đang thi công), dung tích 55-95% DTTK.
  3. b) Khu vực Bắc Trung Bộ: 323 hồ (55 hồ hư hỏng, 41 hồ đang thi công), dung tích 51-95% DTTK.
  4. c) Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ (24 hồ hư hỏng, 31 hồ đang thi công), dung tích 28-88% DTTK.
  5. d) Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ (41 hồ hư hỏng, 43 hồ đang thi công), dung tích 60-90% DTTK.
  6. Hồ chứa thủy điện
  7. a) Lưu vực sông Hương (04 hồ đang xả lũ, tổng Q xả: 1.895 m3/s):

Tên hồ

Thời gian

Qđến (m3/s)

Qxả (m3/s)

Htl (m)

MNDBT (m)

Phát điện

Qua

cửa xả

A Lưới

05h/14/10

234

43

109

552,89

553

Tả Trạch

05h/14/10

465

0

465

44,93

45

Hương Điền

05h/14/10

730

189

538

57,71

58

Bình Điền

05h/14/10

375

 

551

83,54

85

  1. b) Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 05 hồ đang xả, tổng Q xả: 1.344 m3/s):

Tên hồ

Thời gian

Qđến (m3/s)

Qxả (m3/s)

Htl (m)

MNDBT (m)

Phát điện

Qua cửa xả

Đắk Mi 4a

05h/14/10

239

98

140

257,76

258

Sông Tranh 2

03h/14/10

289

0

6

171,25

175

Sông Bung 4A

06h/14/10

459

170

289

97,40

97,4

Sông Bung 4

06h/14/10

285

160

125

222,50

222,5

A Vương

05h/14/10

284

75

209

380,00

380

  1. c) Các hồ điều tiết lũ ở Bắc Bộ: Hồ Hòa Bình xả 01 cửa xả đáy vào hồi 18h ngày 13/10.

Tên hồ

Thời gian

Qđến (m3/s)

Qxả (m3/s)

Htl (m)

MNDBT (m)

Phát điện

Qua cửa xả

Sơn La

07h/14/10

441

2.458

0

216,35

215

Hòa Bình*

07h/14/10

3.408

2.183

1.776

116,71

117

Tuyên Quang

07h/14/10

333

569

0

120,00

120

Thác Bà

07h/14/10

268

407

0

58,00

58

* Hồ Hòa Bình xả 01 cửa xả đáy vào hồi 18h ngày 13/10.

IX. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI, NHU CẦU HỖ TRỢ KHẨN CẤP CÁC TỈNH TRUNG BỘ

  1. Tình hình thiệt hại (tính đến 23h/13/10)
  2. a) Về người:

- Người chết: 36 người (30 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa đề cập đến các nạn nhân do sạt lở thủy điện Rào Trăng 3-địa phương đang xác minh), tăng 8 người, cụ thể: Quảng Bình 02 , Quảng Trị 10 (tăng 02), Thừa Thiên Huế 06 (tăng 01), Quảng Nam 09 (tăng 03), Đà Nẵng 03 (tăng 02), Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, ĐăkLăk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02.

- Người mất tích: 12 người (08 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển), gồm: Quảng Trị 05, Thừa Thiên Huế 03 (tăng 02), Đà Nẵng 01 (giảm 02), Quảng Nam 02, Gia Lai 01).

(Phụ lục 3 kèm theo)

  1. b) Về nhà ở: 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 135.731 nhà bị ngập.
  2. c) Về giao thông: 137 điểm Quốc lộ, 14.737m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi); 19 điểm ngập (Quảng Bình 03; Thừa Thiên Huế 16). Ngành giao thông đã lập rào chắn, trực điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục các sự cố. Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49, 49B (Thừa Thiên Huế); đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15 (Quảng Bình). Tuyến đường sắt Hà Nội-Đông Hà chưa thông tuyến.
  3. d) Về nông nghiệp: 870ha lúa (tăng 278ha), 5.314ha hoa màu bị ngập, vùi lấp (tăng 1.726ha); 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi (tăng 176.060 con).

đ) Về giáo dục: 335 điểm trường bị ngập; 27 điểm trường bị hư hại.

  1. e) Về tình hình sạt lở bờ biển: 26,3 km (Hà Tĩnh 7km, Quảng Bình 1,6km; Thừa Thiên Huế 10,6km, Đà Nẵng 2,05; Quảng Nam 5,0km).
  2. Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp

Hiện nay, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm: 6.500 tấn gạo (Quảng Bình: 3.000; Quảng Trị 1.500; Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Nam 1.000); 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị: 1,5; Thừa Thiên Huế: 2,0; Quảng Nam: 2,0);20.000 thùng mỳ tôm (Thừa Thiên Huế:10.000; Quảng Nam: 10.000); các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

X. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY

  1. Công tác ứng phó khẩn cấp với bão số 7

- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã tổ chức họp chỉ đạo và có Công điện số 25/CĐ-TW hồi 22h ngày 13/10 gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các Bộ, ngành liên quan để chủ động ứng phó với bão số 7.

- Các bộ Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công An, Công thương đã có công điện, văn bản chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 7.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo đã tổ chức họp để tham mưu chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 7; có công văn số 434/VPTT hồi 13h30 ngày 10/10 gửi các tỉnh hạ du về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ Hòa Bình.

- Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt đã có Công điện và cử đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương ứng phó với bão số 7.

 - Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã có Công điện, văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành và các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 7; tổ chức cấm biển và chuẩn bị kế hoạch sơ tán dân khu vực ven biển và vùng trũng thấp; đôn đốc việc thu hoạch lúa đến kỳ thu hoạch.

  1. Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung

- Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1394/CĐ-TTg ngày 13/10/2020 chỉ đạo việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và thủy điện Rào Trăng 3 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT kiểm tra, chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và thủy điện Rào Trăng 3 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT kiểm tra, chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả tại Thừa Thiên Huế.

- Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT đi kiểm tra, chỉ đạo công tác vận hành hồ chứa và công tác ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả tại Thừa Thiên Huế.

- Các tỉnh miền Trung tiếp tục thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ.

XI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. 1. Nghiêm túc thực hiện công điện số 25/CĐ-TWPCTT hồi 22h ngày 13/10 trong đó tập trung chỉ đạo, thực hiện một số công việc cụ thể sau:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

- Chủ động sơ tán dân tại các khu vực ven biển, nhất là khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt. Chỉ đạo hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, gia cố bảo vệ công trình,  chặt tỉa cành cây.

- Chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống úng ngập, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

- Tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn với các hồ đập thủy lợi; đặc biệt các hồ xung yếu, có sự cố, chưa được sửa chữa; bố trí lực lượng thường trực để kịp thời xử lý khi có tình huống.

- Triển khai công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu.

  1. Tổ chức các đoàn công tác để kiểm tra, chỉ đạo công tác: Đảm bảo an toàn đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; những công trình đang thi công dở dang; chỉ đạo việc đảm bảo neo đậu tàu thuyền và triển khai công tác an toàn về người và tài sản đối với việc nuôi trồng thủy sản, không để người dân ở lại lồng bè, lều canh khi bão đổ bộ.
  2. Đối với các tỉnh miền Trung:

- Tiếp tục chỉ đạo việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và thủy điện Rào Trăng 3 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 - Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích; cứu chữa người bị thương; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; bảo đảm khám chữa bệnh cho người dân vùng lũ; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.

- Tiếp tục tổng hợp, đánh giá thiệt hại do mưa lũ và nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp, xử lý môi trường./.

Tải file đính kèm