Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 30/7/2019



Thành phần ca trực

 

  

Trưởng ca trực

Phạm Doãn Khánh

Cán bộ trực ban

Hồ Văn Linh

 

1. Tình hình thời tiết (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)

1.1. Tin ATNĐ trên biển Đông:

Hồi 01 giờ ngày 31/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATND) ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và mạnh lên thành bão. Đến 01 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, ngay phía Bắc đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao 2,5-4,5m; biển động rất mạnh.  

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 01 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11Cấp độ RRTT: cấp 3.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên từ hôm nay (31/7) ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2,0-3,0m; biển động. Cấp độ RRTT: cấp 1

1.2. Tin mưa lớn và cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở vùng núi Bắc Bộ

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nên trong sáng 31/7, ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ninh có mưa vừa, mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 20-50mm/12 giờ, có nơi trên 70mm/12 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ RRTT: cấp 1.

 1.3. Thời tiết ngày và đêm 30/7:

- Các tỉnh Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

- Các khu vực khác: Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

2. Tình hình mưa:

2.1. Mưa ngày (19h/29/7-19h/30/7): các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến 20-40mm; riêng khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi mưa to, một số trạm có lượng mưa lớn  hơn như: Bản Yên (Điện Biên) 73mm; Phiêng Lanh (Sơn La) 60mm; Bảo Hà (Lào Cai) 68mm; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 113mm; Con Cuông (Nghệ An) 66mm.

2.2. Mưa đêm (19h/30/7-07h/31/7): Khu vực Bắc Bộ có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, cục bộ có nơi có mưa to, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phố Ràng (Lào Cai) 41mm, Bảo Yên (Lào Cai) 37mm, Bắc Quang (Hà Giang) 60mm; ngoài ra số liệu từ hệ thống đo mưa nhân dân: Mường Bang (Sơn La) 83mm, Mường Nhé (Điện Biên) 69mm, Tà Thàng (Lào Cai) 53mm.

2.3. Mưa 3 ngày (19h/27/7-19h/30/7): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 20-60mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hà Giang (Hà Giang) 101mm; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 113mm; Trà My (Quảng Nam) 127mm; Sơn Giang (Quảng Ngãi) 116mm; Kon Tum (Kon Tum) 85mm.

3. Tình hình hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng:

Các hồ chứa hiện đang còn ở mức thấp so với quy định, riêng hồ Tuyên Quang xấp xỉ mực nước cao nhất trước lũ, cần theo dõi chặt chẽ để vận hành đúng qui trình đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Lưu lượng dòng chảy từ Trung Quốc về Việt Nam trên thượng nguồn sông Đà chảy vào hồ thủy điện Lai Châu có xu hướng tăng so với ngày hôm trước (có phụ lục chi tiết kèm theo).

5. Công tác chỉ đạo ứng phó thiên tai:

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT có Công điện số 07/CĐ-TW ngày 30/7/2019 gửi BCH PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định về việc ứng phó với ATNĐ trên biển Đông; thường xuyên thông báo về tình hình mưa và đề nghị các tỉnh miền núi phía Bắc sẵn sàng các biện pháp ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.

- Văn phòng BCH PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của ATNĐ. Trong đó, VPTT BCH PCTT &TKCN Bộ Công An và các tỉnh, TP: Thái Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ứng phó với ATNĐ trên biển Đông.

- Ngày 30/7, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dẫn đầu tiếp tục đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại An Giang; Đoàn do đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đi kiểm tra tại Bình Phước.

6. Tình hình tàu thuyền

Theo Báo cáo số 245/BC-CQTT của Cơ quan thường trực, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h00 ngày 31/7/2019, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 65.738 phương tiện/273.457 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Trong đó:

- Đang hoạt động trên biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa: 13.888 tàu/75.773 người.

- Neo đậu tại các bến: 51.850 tàu/190.474 người.

7. Các công việc cần triển khai tiếp theo:

Triển khai các nội dung theo Công điện số 07/CĐ-TW ngày 30/7/2019 của Văn phòng thường trực BCĐ TWPCTT về việc ứng phó với ATNĐ trên biển Đông./.

 

Văn phòng thường trực BCĐ TWPCTT

 

Tải file đính kèm tại đây!