Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 28/7/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 28/7/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin cảnh báo mưa lớn ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ở Bắc Bộ

Từ ngày 29/7 đến ngày 01/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Đêm ngày 29/7 đến ngày 01/8, khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1

2. Tin nắng nóng ở khu vực Trung Bộ

Ngày 29/7 đến ngày 30/7, khu vực vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ.

Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.  

3. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (19h/27/7-19h/28/7): Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa phổ biến 20-40mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Trà Leng (Quảng Nam) 53mm; Khe Sanh (Quảng Trị) 55mm; Hà Bằng (Phú Yên) 52mm; Đăk Mâm (Đăk Nông) 78mm; Gò Công (Tiền Giang) 71mm.

- Mưa đêm (19h/28/7-07h/29/7): Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mưa phổ biến 20-50mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Bát Xát (Lào Cai) 77mm; Thủy điện Nậm Na 3 (Lai Châu) 62mm; Đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) 96mm; Tân Tiến (Bình Phước) 76mm; Đức Phú (Bình Thuận) 71mm.

- Mưa 3 ngày (19h/25/7-19h/28/7): Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa phổ biến 50-90mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Thuận Hà (Đăk Nông) 148mm; Minh Tâm (Bình Phước) 139mm; Bình Long (An Giang) 106mm; Cái Nước (Cà Mau) 109mm; Đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) 92mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội, sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thủy triều. Lúc 07h/29/7 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,38m, trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 0,93m. Dự báo: Đến 7h/30/7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,3m; đến 19h/29/7, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 1,30m.

(Trạm Kẻng Mỏ: lưu lượng dòng chảy về lúc 07h/29/7 là 429m3/s, tăng 357m3/s so với lưu lượng lúc 07h/28/7).

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/29/7 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 13,79m (giảm 0,17m so với 7h/28/7).

- Mực nước cao nhất ngày 28/7 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,86m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,85m. Mực nước 07h/29/7: tại Tân Châu 1,34m, tại Châu Đốc 1,23m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 01/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,95m; tại Châu Đốc ở mức 1,95m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

28/7

196,97

116,76

2.370

2.092

197,3

29/7

196,77

116,68

2.505

2.078

Hòa Bình

7h

28/7

100,90

12,30

2.669

2.424

101

29/7

100,98

12,30

2.668

2.423

Tuyên Quang

7h

28/7

96,60

50,65

231

726

105,2

29/7

95,72

50,63

219

714

Thác Bà

7h

28/7

53,46

20,75

278

0

56

29/7

53,54

20,75

278

0

Các hồ vận hành bình thường và phát điện theo kế hoạch.

2. Tình hình đê điều:

Trong ngày, trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đắk Nông, từ ngày 26/7 đến 27/7 trên địa bàn phường Nghĩa Phú, thành phố Gia Nghĩa đã xảy ra mưa, lũ làm sạt lở đường dân sinh dài 8m, sâu 7m và 01cống qua đường.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ cắm biển cảnh báo, rào chắn, canh gác khu vực bị sạt lở và cảnh báo đến người dân.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; điện thoại đôn đốc nắm tình hình và chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá; lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, thông tin kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.

Tải file đính kèm