Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 27/8/2019



 

BÁO CÁO

Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 27/8/2019

 

 I. DIỄN BIẾN BÃO:

  1. Về bão:

Sáng sớm 28/8, bão Podul đã đi vào biển Đông – cơn bão số 4. Hồi 04h00 ngày 28/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. 

Dự báo, bão di chuyển nhanh (30km/h) theo hướng Tây Tây Bắc và sẽ ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh Thanh Hóa – Hà Tĩnh trong sáng sớm ngày 31/8. Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 14,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

  1. Tình hình mưa:

2.1. Mưa ngày (19h/26/8-19h/27/8): Các tỉnh miền núi phía Bắc rải rác có mưa vừa, có nơi mưa to; một số trạm có lượng mưa lớn như: Bảo Yên (Lào Cai) 109mm, Bắc Quang (Hà Giang) 104mm.

2.2. Mưa đêm (19h/27/8-06h/28/8): Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, mưa vừa, phổ biến từ 10-30mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thanh Sơn (Phú Thọ) 47mm; Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 44mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 101mm; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) 71mm; Ái Nghĩa (Quảng Nam) 68mm.

2.3. Mưa 3 ngày (19h/24/8-19h/27/8): Trên cả nước rải rác có mưa với tổng lượng phổ biến từ 50-100mm; một số trạm có mưa lớn như: Bảo Yên (Lào Cai) 109mm, Bắc Quang (Hà Giang) 106mm, Đồng Phú (Bình Phước) 118mm.
II. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Tình hình hệ thống đê điều các tỉnh Bắc Bộ đến Hà Tĩnh như sau:

- 86 công trình đang thi công.

- 237 vị trí trọng điểm xung yếu.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

  1. Hồ chứa thủy điện:

- Hiện ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 04 hồ chứa thủy điện đang xả tràn với lưu lượng nhỏ dưới 160m3/s: Sông Bạc: 9m3/s; Nà Lơi: 11m3/s; Suối Chăn 2: 30 m3/s, hồ Nậm Nơn: 160m3/s.

- Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp và đang tích nước trong thời kỳ tích lũ cuối vụ, lúc 5h00 ngày 28/7, mực nước thượng lưu các hồ: Hòa Bình: 98,12m/110m (MN cho phép), Sơn La: 190,25m/209m; các hồ chứa thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả thấp hơn mực nước cho phép trong thời kỳ mùa lũ.

  1. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Bộ ở mức 55-85% dung tích; có 02 hồ tại Quảng Ninh đang xả tràn: Hồ Yên Lập xả 39 m3/s, Đầm Hà Động xả 11,6m3/s. Các hồ khu vực Bắc Trung Bộ ở mức thấp, đạt 20-73% dung tích; các hồ khu vực Tây Nguyên ở mức trung bình đạt 65-80% dung tích thiết kế.

- Đặc biệt có 134 hồ hư hỏng và 62 hồ đang thi công cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn khi có lũ (hồ hư hỏng: Thanh Hóa 16 hồ, Nghệ An 10 hồ, Hà Tĩnh 6 hồ; hồ đang thi công: Thanh Hóa 6 hồ, Nghệ An 5 hồ, Hà Tĩnh 3 hồ).
IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Tình hình sản xuất nông nghiệp tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như sau:

- Về lúa:

+ Đã gieo cấy 673.000ha lúa mùa (ĐB sông Hồng: 515.000ha, Bắc Trung Bộ: 158.000ha);

+ Đã thu hoạch 107.000ha/165.000ha gieo cấy (khoảng 65%); dự kiến đến 05/9/2019 sẽ thu hoạch xong.

  • Về hoa màu: Diện tích vụ mùa đã gieo trồng là 218.000ha (ĐB sông Hồng: 98.000ha; Bắc Trung Bộ: 120.000ha).
    V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
  1. Trung ương:

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT – Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN đã có công điện số 12/CĐ-TWPCTT hồi 11h00 ngày 27/8/2019 gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các Bộ ngành đề nghị triển khai ứng phó với bão; đã có văn bản gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Tập đoàn EVN đề nghị cung cấp số liệu phục vụ chỉ đạo ứng phó với bão.

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức thông báo và kiểm đếm tàu thuyền các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên;

- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm đề nghị Cơ quan đại diện của các nước liên quan tại Việt Nam (Trung Quốc, Philippin,...) phối hợp, trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại tạo điều kiện cho tàu thuyền được trú, tránh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.

- Văn phòng Bộ Công an đã có công điện số 16/CĐ-V01 ngày 27/8/2019 chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên sẵn sàng ứng phó với bão.

- Cục Trồng trọt đã có công văn số 1048/TT-CLT ngày 27/8/2019 gửi các tỉnh, thành phố chỉ đạo ứng phó với bão Podul. Cục Trồng trọt đã có công văn số 1048/TT-CLT gửi các tỉnh, thành phố chỉ đạo ứng phó với bão Podul,

- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời để nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động phòng, tránh, ứng phó.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về diễn biến bão.

  1. Địa phương:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến mưa lũ sau bão và triển khai các biện pháp ứng phó.

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với bão.
VI. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Đối với trên biển:

- Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

- Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển để hướng dẫn di chuyển, tránh trú an toàn (kể cả đối với các tàu vận tải và du lịch).

  1. Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực ngập lụt đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông, suối;

- Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người dân tại các lồng bè nuôi trồng thủy sản; hệ thống đê điều, nhất là các đoạn đê xung yếu, bị sự cố, đang thi công; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

  1. Đối với khu vực miền núi, trung du:

- Rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là các khu vực đã có mưa to trong thời gian qua;

- Kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập và hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu đang thi công, sửa chữa và các hồ thủy điện nhỏ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính;

- Sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

  1. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.