Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 27/7/2021



I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT

1. Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ chiều tối 28/7 đến 30/7, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, vùng núi cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 50-80mm/24h, có nơi trên 100mm/24h. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

Từ 29/7 đến 31/7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: Cấp 1.

2. Tin nắng nóng ở khu vực Đông Bắc Bộ và Trung Bộ

Từ ngày 28/7, Trung và Nam Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; Tây Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ 35-37 độ. Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió nắng nóng: Cấp 1.

3. Tin cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày 28/7, ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động; vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, khu vực Bắc Biển Đông và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 1.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/26/7 đến 19h/27/7): Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Mai Châu (Hòa Bình) 76mm; Khang Ninh (Bắc Kạn) 73mm; Hồng Ca (Yên Bái) 46mm.

- Mưa đêm (19h/27/7 đến 07h/28/7): Khu vực miền núi phía Bắc mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 40mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Pac Ma (Lai Châu) 106mm; Đình Lập (Lạng Sơn) 52mm; Định Hóa (Thái Nguyên) 45mm.

- Mưa 3 ngày (19h/24/7 đến 19h/27/7): Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến từ 60-100mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Mường Ảng (Điện Biên) 111mm; Đồng Bảng (Hòa Bình) 108mm; Tân Hóa (Quảng Bình) 246mm; Cao Quảng (Quảng Bình) 159mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: Mực nước lúc 07h/28/7 trên sông Hồng tại Hà Nội là 2,46m; sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,31m, dưới BĐ1 2,69m. Dự báo: Đến 7h/29/7, mực nước tại Hà Nội ở mức 1,90m; 19h/28/7, mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 1,10m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: mực nước các sông khu vực Bắc Trung Bộ đang xuống; mực nước các sông khác biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh theo triều. Mực nước cao nhất ngày 26/7 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,60m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,68m, dưới BĐ1 1,77m. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên. Đến ngày 31/7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,90m; tại Châu Đốc ở mức 1,95m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

1. Hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 20/7÷21/8)

Sơn La

7h

27/7

188,02

115,73

2.412

1.579

197,3

28/7

188,35

115,89

2.467

1.411

Hòa Bình

7h

27/7

86,32

12,60

2.823

2.290

101

28/7

86,42

12,60

2.650

2.295

Tuyên Quang

7h

27/7

95,91

50,23

430

677

105,2

28/7

95,41

47,52

250

0

Thác Bà

7h

27/7

48,36

22,94

265

260

56

28/7

48,37

20,74

250

0

Bản Chát

7h

27/7

451,16

371,45

160,4

265

475

28/7

451,01

371,45

441,10

265,7

Huội Quảng

7h

27/7

369,38

188,6

289,3

277,6

370

28/7

369,09

188,76

316,60

327

Lai Châu

7h

27/7

277,99

204,06

1.476

1.409

295

28/7

278,70

204,17

1.826

1.456

Các hồ chứa hiện đang vận hành bình thường theo quy trình.

2. Hồ chứa thủy lợi

Tổng số các hồ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ 4.866 hồ. Mực nước các hồ ở mức thấp, dung tích đạt từ 55-58% DTTK, cụ thể:

- Khu vực Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ, dung tích đạt 55% DTTK.

- Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ, dung tích đạt 58% DTTK.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

- Trực ban Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thường xuyên nắm bắt thông tin và chuyển các bản tin về mưa dông, lốc, sét; nắng nóng; gió mạnh và sóng lớn trên biển cho các địa phương để chủ động ứng phó. Phối hợp với Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh Nam Định theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các biện pháp tiêu úng tại huyện Nam Trực.

Theo báo cáo nhanh của VPTT Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nam Định: tính đến 16h/27/7 còn 203 ha lúa bị ngập úng tại huyện Nam Trực (đã giảm 764ha so với ngày 26/7, chủ yếu vận hành các cống tiêu lợi dụng thủy triều để tiêu nước).

- Các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó khi có tình huống, trong đó Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thái Bình đã có văn bản số 79/BCH-PCTT ngày 27/7/2021 gửi các địa phương để chủ động ứng phó với diễn biến mưa dông, lốc sét và gió giật mạnh.

V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của VPTT Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Cà Mau, ngày 26-27/7, mưa dông, sạt lở đã gây thiệt hại như sau:

- Thiệt hại do mưa dông: 24 nhà sập (Vĩnh Long 10, Trà Vinh 13, Tiền Giang 01); 85 nhà bị tốc mái (An Giang 20, Tiền Giang 25, Vĩnh Long 15, Hậu Giang 9, Trà Vinh 16).

- Thiệt hại do sạt lở:

+ 50m bờ kênh, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, An Giang.
+ 40m đường GTNT ven sông xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, Cà Mau.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó với mưa dông, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét, gió giật mạnh.

2. Các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ chủ động ứng phó với nắng nóng.

3. Các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn, mưa dông trên biển.

4. Duy trì lực lượng trực ban, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.

 

Tải file tại đây