BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 25/8/2021
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT
- Tin mưa lớn ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ
Ngày và đêm 26/8, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.
Từ ngày 26-28/8, khu vực Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 30-50mm/24h, có nơi trên 80mm/24h riêng khu vực Bắc Trung Bộ từ chiều tối và đêm ngày 26/8 đến ngày 27/8 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 120mm/đợt; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ ngày 26-27/8, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 150mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Cấp độ RRTT do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
- Tin cảnh báo mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía Nam.
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên trong ngày và đêm 26/8, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa); vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông; Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/24/8 đến 19h/25/8): Khu vực miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến dưới 70 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Nậm Păm (Sơn La) 200mm; Lâm Giang (Yên Bái) 136mm; Việt Tiến (Lào Cai) 129mm; Cần Yên (Cao Bằng) 111mm; Quy Kỳ (Thái Nguyên) 101mm; Bình Trung (Bắc Kạn) 94mm; Minh Quang (Tuyên Quang) 89mm; Thanh Thuỷ (Nghệ An) 77mm; Zuôich (Quảng Nam) 82mm; Phước Thành (Ninh Thuận) 83mm; U Minh (Cà Mau) 145mm; Rạch Giá (Kiên Giang) 142mm.
- Mưa đêm (19h/25/8 đến 07h/26/8): Khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 60 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bát Xát (Lào Cai) 112mm; Mường Vi (Lào Cai) 80mm; Mường Ảng (Điện Biên) 96mm; Bản Ngò (Hà Giang) 78mm; Dương Kinh (Hải Phòng) 104mm. Các khu vực khác trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa.
- Mưa 3 ngày (19h/22/8 đến 19h/25/8): Các khu vực trên cả nước có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến dưới 150mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Bắc Quang (Hà Giang) 292mm; Hà Lang (Tuyên Quang) 206mm; Vũ Chấn (Thái Nguyên) 252mm; Sơn Động (Bắc Giang) 158mm; Uông Bí (Quảng Ninh) 165mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 156mm; Viễn An Đông (Cà Mau) 164mm; Mỏ Cày (Kiên Giang) 151mm.
II. THÔNG TIN CHÁY RỪNG
Theo thông tin từ Hệ thống quản lý cháy rừng của Cục Kiểm lâm:
- Tin cháy rừng: Ngày 25/8, trên cả nước có 162 điểm xảy ra cháy rừng (15 tỉnh/tp): Thái Nguyên 01; Phú Thọ 02; Thanh Hóa 11; Nghệ An 10; Hà Tĩnh 09; Quảng Bình 8; Quảng Trị 10; Thừa Thiên Huế 09; Đà Nẵng 02; Quảng Nam 33; Quảng Ngãi 15; Bình Định 07; Khánh Hòa 06; Phú Yên 23; Bình Phước 01;
- Cảnh báo cháy rừng: Ngày 26/8/2021, trên cả nước có 98 vùng trọng điểm cảnh báo nguy cơ cháy rừng, tập trung chủ yếu ở các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, trong đó:
- 82 vùng cảnh báo cấp V: Hà Nội 03; Vĩnh Phúc 01; Ninh Bình 05; Lào Cai 02; Bắc Kạn 03; Tuyên Quang 06; Yên Bái 03; Thái Nguyên 03; Phú Thọ 05; Bắc Giang 03; Sơn La 01; Thanh Hóa 05; Nghệ An 07; Hà Tĩnh 06; Quảng Bình 07; Thừa Thiên Huế 03; Đà Nẵng 04; Quảng Nam 05; Quảng Ngãi 05; Bình Định 04; Kon Tum 01.
-18 vùng cảnh báo cấp IV: Sơn La 02; Bắc Giang 01; Thừa Thiên Huế 02; Quảng Nam: 03; Quảng Ngãi 01; Phú Yên 03, Gia Lai 02; Khánh Hoà 04;
Các địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
III. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
- Mực nước lúc 07h/26/8 trên sông Hồng tại Hà Nội là 2,10m; sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,08m. Dự báo: Đến 7h/27/8, mực nước tại Hà Nội ở mức 2,15m; 19h/26/8, mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 1,00m.
- Mực nước các sông khu vực Trung Bộ biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.
- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất ngày 24/8 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,89m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,96m. Dự báo, đến ngày 29/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,64m, tại Châu Đốc ở mức 1,66m.
IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
- Hồ chứa trên hệ thống liên hồ chứa:
a) Hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng:
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
|
(từ 22/8÷15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
25/8
|
198,76
|
115,52
|
3.336
|
1.336
|
209
|
26/8
|
199,34
|
114,87
|
2.467
|
1.134
|
Hòa Bình
|
7h
|
25/8
|
99,62
|
10,40
|
1.762
|
782
|
110
|
26/8
|
100,07
|
9,80
|
1.508
|
529
|
Tuyên Quang
|
7h
|
25/8
|
105,46
|
49,70
|
794
|
462
|
115
|
26/8
|
105,81
|
49,62
|
562
|
479
|
Thác Bà
|
7h
|
25/8
|
50,09
|
23,14
|
334
|
278
|
58
|
26/8
|
50,25
|
20,77
|
278
|
0
|
Bản Chát
|
7h
|
25/8
|
462,01
|
369,20
|
333
|
0
|
475
|
26/8
|
462,55
|
369,22
|
385,0
|
0
|
Huội Quảng
|
7h
|
25/8
|
368,72
|
198,80
|
129,1
|
5
|
370
|
26/8
|
369,11
|
199,32
|
62
|
5
|
Lai Châu
|
7h
|
25/8
|
287,01
|
204,68
|
2.180
|
1.641
|
295
|
26/8
|
287,47
|
204,69
|
1.901
|
1.632
|
Lưu lượng về các hồ dao động từ 62 đến 2.467m3/s. Hiện nay, mực nước các hồ đang ở mức thấp hơn mực nước cho phép, các hồ chỉ vận hành xả phát điện qua các tổ máy.
b) Đối với các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (hiện nay, có 05/10 lưu vực đang trong thời gian mùa lũ).
Hiện nay, dung tích các hồ đạt khoảng 28-83% dung tích thiết kế. Một số hồ thủy điện có dung tích lớn hơn như: Khe Bố: 98,95% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 12cm); Chi Kê: 100%; Sê San 4: 92,79% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 72cm); Srêpôk 4: 99,88% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 01cm); Srok Phu Miêng: 97,27% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 19cm). Các hồ vận hành bình thường theo quy trình.
- Hồ chứa thủy lợi
Trên cả nước có 6.750 hồ. Mực nước các hồ ở mức thấp, dung tích trung bình đạt từ 15-81% DTTK, cụ thể:
- Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ, dung tích trung bình đạt 65%-81% DTTK. Một số hồ chứa đang tích nước cao như: Chiềng Khoi 100% (Sơn La); Ngòi Vần 103%, Lửa Việt 100% (Phú Thọ); Yên Quang 1 100%, Yên Thắng 1 101%, Yên Đồng 1 100% (Ninh Bình)….
- Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt 34% DTTK.
- Nam Trung Bộ có tổng số 517 hồ, dung tích trung bình đạt từ 15-40% DTTK.
- Tây Nguyên có tổng số 1.246 hồ, dung tích trung bình đạt từ 43-74% DTTK.
- Nam Bộ có tổng số 121 hồ, dung tích trung bình đạt từ 44-61% DTTK.
- Tình hình đê điều:
Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
- Thiệt hại do mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, tính đến 17h00 ngày 25/8, mưa lớn, lũ quét sạt lở đất xảy ra từ ngày 22-25/8 đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: (không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 25/8)
- Về nhà: 82 nhà, trong đó 01 nhà bị sập (Tuyên Quang), 01 nhà bị cuốn trôi (Sơn La) và 80 tốc mái, hư hỏng (tăng 34 nhà so với báo cáo nhanh ngày 25/8 tại tỉnh Sơn La): (Hà Giang 01, Tuyên Quang 34, Thái Nguyên 11, Sơn La 34);
- Về nông nghiệp: 169,9 ha lúa (tăng 66,7ha so với báo cáo nhanh ngày 25/8), 301,1 ha rau màu (tăng 26,8 ha so với báo cáo nhanh ngày 25/8) bị ngập, thiệt hại;
- Về chăn nuôi: 114 gia súc, 499 gia cầm bị chết (tăng 150 con gia so với báo cáo nhanh ngày 25/8 tại Yên Bái)
- Về thủy sản: 8,5ha ao nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (tăng 1,2ha so với báo cáo nhanh ngày 25/8 tại Yên Bái);
- Về giao thông: 05 tuyến đường tỉnh và một số tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở, ngập.
- Thiệt hại khác: 01 ôtô con bị nước cuốn trôi, sập đổ 25m tường rào UBND xã Vũ Chấn (Thái Nguyên); xói lở móng 02 cột điện, đứt gãy 1.700m kênh (Sơn La).
- Thiệt hại do mưa dông, lốc tại các tỉnh Nam Bộ
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, mưa dông, lốc từ ngày 23-25/8 đã gây thiệt hại:
- Về người: 15 người bị thương (Bến Tre 12, Tiền Giang 03);
- Về nhà: 19 nhà bị sập (Bến Tre 18, Tiền Giang 01); 343 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Bến Tre 270, Tiền Giang 72; An Giang 01);
- Thiệt hại khác: gẫy đổ 56 trụ điện, 3.000m cáp viễn thông bị đứt (Bến Tre);
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu, sớm ổn định cuộc sống.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 386/VPTT ngày 23/8/2021 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; thường xuyên nắm bắt thông tin, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai cho các địa phương để chủ động ứng phó;
- Sáng ngày 25/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban chỉ đạo kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang;
- Tại tỉnh Sơn La, sáng ngày 25/8, đồng chí Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã đến hiện trường xã Nậm Păm huyện Mường La để chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả do lũ quyét gây ra.
- 15/15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đã có chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và tổ chức thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để chủ động các biện pháp ứng phó.
VII. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ theo nội dung văn bản số 386/VPTT ngày 23/8/2021 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT.
- Các tỉnh, thành phố khu vực vùng núi Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; các tỉnh từ Quảng trị đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển.
3. Duy trì lực lượng trực ban, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.
tải file đính kèm!