Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 18/7/2021



I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT

1. Tin áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Hồi 01h/19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông khoảng 170km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo trong 24h tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (về phía tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc), mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24h tới: phía Bắc vĩ tuyến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,0 đến 114,5 độ Kinh Đông.

2. Tin mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, cảnh báo mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ ngày 19-20/7, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, từ ngày 19/7, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 20-40mm, có nơi trên 60mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: Cấp 1.

3. Tin nắng nóng ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ngày 19/7, ở khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37oC, có nơi trên 37 oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35 oC từ 12-16 giờ.

Cảnh báo: Nắng nóng ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 23/7; từ ngày 24/7, nắng nóng có khả năng thu hẹp và dịu dần.

Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.  

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/17/7 đến 19h/18/7): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Bắc Mê (Hà Giang) 91mm; Đá Ong (Bắc Giang) 106mm; Luân Mai (Nghệ An) 116mm; Đăk Buk So (Đắk Nông) 97mm; Thủy điện la Hrung (Gia Lai) 120mm; Đức Thuận (Bình Thuận) 101mm.

- Mưa đêm (19h/18/7 đến 07h/19/7): Khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 70mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Bó Mười (Sơn La) 100mm; TĐ Hội Quảng (Lai Châu) 78mm; Phú Gia (Hà Tĩnh) 81mm; Ia Đom (Kon Tum) 156mm; Ia Tơi (Kon Tum) 117mm; Thủy điện Ia Grai 3 (Gia Lai) 148mm; Thủy điện Sê San 3A (Gia Lai) 136mm.

- Mưa 3 ngày (19h/15/7 đến 19h/18/7): các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 160mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Bình Lư (Lai Châu) 263mm; Sơn Bình (Lai Châu) 253mm; Bản Ngò (Hà Giang) 253mm; Luân Mai (Nghệ An) 181mm; Phước Năng (Quảng Nam) 187mm; Làng Mít Kom II, la O (Gia Lai) 185mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

- Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: Mực nước lúc 07h/19/7 trên sông Hồng tại Hà Nội là 1,72m, dưới BĐ1 7,78m; sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,62m, dưới BĐ1 3,38. Dự báo: Đến 7h/20/7, mực nước tại Hà Nội ở mức 2,15m; 19h/19/7, mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 0,55m.

- Các sông Trung Bộ, Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

- Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều. Mực nước cao nhất ngày 17/7 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,36m, dưới BĐ1 2,14m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,45m, dưới BĐ1 1,55m. Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống theo triều. Đến ngày 22/7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,20m; tại Châu Đốc ở mức 1,30m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 15/6÷19/7)

Sơn La

7h

18/7

184,44

116,39

790

2.179

200

19/7

183,74

116,83

1.305

2.194

Hòa Bình

7h

18/7

84,99

10,50

2.538

361

105

19/7

85,22

12,45

2.011

1.341

Tuyên Quang

7h

18/7

92,15

47,58

317

0

105,2

19/7

93,11

47,43

422

0

Thác Bà

7h

18/7

47,58

22,03

144

130

56

19/7

47,79

20,70

214

0

Bản Chát

7h

18/7

451,01

371,44

75,10

265,6

475

19/7

450,83

371,45

292,70

266,50

Huội Quảng

7h

18/7

368,45

188,60

279,40

279

370

19/7

368,74

188,60

313,40

166,80

Lai Châu

7h

18/7

268,90

198,27

475

0

295

19/7

272,61

202,93

897

897

Các hồ chứa hiện đang vận hành bình thường theo quy trình.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Thiệt hại do mưa lũ, sét

- Tỉnh Bình Thuận: Theo báo cáo nhanh số 170/BC-PCTT ngày 18/7/2021 của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận, ngày 15/7/2021, trên địa bàn các huyện Đức Linh và Hàm Thuận Nam đã xảy ra mưa lớn làm 50 nhà bị ngập; 10 ha lúa, 225 ha Thanh Long, 77 ha Sen và hoa màu bị ngập, một số tài sản của người dân bị hư hỏng. Ước tổng thiệt hại khoảng 3,0 tỷ đồng.

- Tỉnh Lào Cai: Theo báo cáo nhanh số 260/BC-VPTT ngày 18/7/2021 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai, đêm ngày 17/7 trên địa bàn các huyện Bắc Hà và Bảo Yên đã xảy mưa lớn kèm theo sét, làm 2,5 ha lúa và ngô bị ngập và một số tài sản của người dân bị hư hỏng, thiệt hại.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức huy động lực lượng tại chỗ giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống.

2. Thiệt hại do sạt lở

Theo báo cáo nhanh số 80/BC-VPTT ngày 18/7/2021 của VPTT Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH-PCTT & TKCN tỉnh An Giang, ngày 18/7 trên địa bàn xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú đã xảy ra sạt lở bờ Bắc kênh Vịnh Tre với chiều dài khoảng 30m, sâu vào tuyến đường bê tông dọc bờ kênh.

Ngay sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức căng dây, cắm biển cảnh báo và hạn chế các phương tiện lưu thông qua khu vực này.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

- Văn phòng thường trực BCĐ TWPCTT đã có các công văn số 348/VPTT ngày 17/7/2021 gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và số 349/VPTT ngày 17/7/2021 gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau ứng phó với vùng áp thấp và thời tiết nguy hiểm trên biển Đông; thường xuyên chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến các địa phương để chủ động ứng phó.

- Các địa phương đã nghiêm túc tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, dông, lốc, sét, gió giật mạnh và ngập úng cục bộ.

2. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm trên biển Đông.

3. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, tiếp tục triển khai các nội dung theo văn bản số 348&349/VPTT ngày 17/7/2s021, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.

4. Duy trì lực lượng trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.

Tải file tại đây