Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 15/12/2021



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 15/12/2021

         

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT

1. Tin bão gần biển Đông (bão Rai)

Bão Rai duy trì cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh; đêm 17/12/2021 sẽ đi vào biển Đông, khi vào sát bờ có thể đổi hướng. Khu vực đất liền ven biển và các đảo sẽ có gió mạnh cấp 9 - 11.

 Lúc 07h00 ngày 16/12, vị trí tâm bão RAI ở khoảng 9,7 độ Vĩ Bắc; 127,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển phía Trung Phi-líp-pin khoảng 300km về phía Đông Đông Nam; sức gió gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km - 30km. Đến 07h00 ngày 17/12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16.

2. Tin gió mùa Đông Bắc và thời tiết nguy hiểm trên biển

Bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, từ ngày 17/12, ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ ngày 17/12, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2,0-4,0m; khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3,0-5,0m.

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (từ 19h/14/12-19h/15/12): Các khu vực trên cả nước mưa nhỏ hoặc không mưa, phổ biến dưới 15mm, riêng Trường Sa (Khánh Hòa) 39mm.

- Mưa đêm (từ 19h/14/12-07h/15/12): Cả nước hầu như không mưa;

- Mưa 3 ngày (từ 19h/12/12-19h/15/12): Các tỉnh khu vực Trung Bộ, Nam Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hồ Thủy Yên (T.T.Huế) 138mm; Trường Sa (Khánh Hòa) 173mm; Huyền Trân (Bà Rịa – Vũng Tàu) 96mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước trên các sông dao động ở mức dưới BĐ1.

2. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống theo triều. Mực nước cao nhất ngày 14/12 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,82m, sông Hậu tại Châu Đốc 1,91m. Dự báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm, đến ngày 19/12 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,87m, tại Châu Đốc ở mức 1,97m.

III. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Về tàu thuyền và khu neo đậu:

Tổng số tàu thuyền trên cả nước là: 94.572 tàu (số tàu trong hệ thống giám sát là 26.865 tàu/30.947 tàu có chiều dài >15m)

- Từ Quảng Bình – Kiên Giang có 75.865 tàu (Quảng Ngãi: 6.268 tàu; Bình Định: 6.134 tàu; Bà Rịa – Vũng Tàu: 5.025 tàu; Kiên Giang: 9.817 tàu; Cà Mau: 5.896 tàu);

- Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, lúc 07h/15/12 có 10.370 tàu đang hoạt động trên biển Đông.

- Kế hoạch ra khơi đánh bắt vụ Cá Bắc: từ ngày 19-21/12/2021

- Các khu neo đậu tàu thuyền trong cả nước: Có 71 khu neo đậu với tổng sức chứa là 46.212 tàu (đáp ứng 49% yêu cầu).

2. Tình hình nuôi trồng thủy sản:

- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận: 183.221 lồng bè nuôi trồng thủy sản (Phú Yên: 81.177 lồng bè; Khánh Hòa: 91.225 lồng bè);

- Các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang: 696.332 ha nuôi trồng thủy sản, 7.408 lồng bè.

IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU VÀ SẠT LỞ BỜ BIỂN:

1. Tình hình Đê điều.

Khu vực từ Quảng Bình đến Kiên Giang: Tổng số có 1.449km đê biển, đê cửa sông (1.076km đê biển; 373km đê cửa sông). Trong đó:

- Từ Quảng Bình đến Bình Thuận: Tổng có 707,8km đê biển, đê cửa sông (453km đê biển; 255km đê cửa sông); còn tồn tại 44 trọng điểm, vị trí đê điều xung yếu; có 15 công trình đê, kè đang thi công dở dang.

- Từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Kiên Giang: Tổng có 741,0km đê biển, đê cửa sông (623km đê biển; 117km đê cửa sông); còn tồn tại 23 trọng điểm, vị trí đê điều xung yếu; có 14 công trình đê, kè đang thi công dở dang.

2. Sạt lở ven biển:

- Khu vực Bắc Trung Bộ có 52 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm/70km (Q.Bình 41,47 km; Q.Trị 16,85km; T.T.Huế 11,7km);

- Khu vực Nam Trung Bộ có 77 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm/101,7 km;

- Khu vực ĐBSCL có 63 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm/192 km (biển Đông: 45 điểm/105 km, biển Tây: 18 điểm/87km

 V. HỒ CHỨA

1. Hồ thủy điện:

  Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Có 15 hồ điều tiết qua tràn về hạ du; một số có lưu lượng xả lớn (Qxả/Qvề): sông Hinh (sông Ba) : 100/158 m3/s; Đrây Hlinh (Sêrêpôk): 125/370 m3/s.

2. Hồ chứa thủy lợi: khu vực miền Trung, Tây Nguyên

- Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa - T.T.Huế): 1.965/2.323 hồ đầy nước (Thanh Hóa 385/610 hồ, Nghệ An 1.029/1.061 hồ, Hà Tĩnh 292/323 hồ, Quảng Bình 128/150 hồ, Quảng Trị 85/123 hồ, TT. Huế 46/56 hồ); 87 hồ đang thi công.

- Nam Trung Bộ (Đà Nẵng - Bình Thuận): 321/517 hồ đầy nước (một số tỉnh có hồ đầy nước: Đà Nẵng 14/19 hồ, Quảng Nam 59/73 hồ, Quảng Ngãi 112/118 hồ, Bình Định 91/160 hồ, Phú Yên 40/50 hồ, Khánh Hòa 5/28); 29 hồ đang thi công.

- Tây Nguyên: 999/1.246 hồ đầy nước (Kon Tum 70/80 hồ, Gia Lai 24/114 hồ, Đắk Lắk 485/596 hồ, Đắk Nông 230/236 hồ, Lâm Đồng 190/220); 48 hồ đang thi công.

VI. NHÀ Ở KHÔNG AN TOÀN

Tổng số nhà ở không an toàn tại các tỉnh/thành phố ven biển Nam Bộ là 243.254 nhà (Bà Rịa Vũng Tàu: 10.788 nhà; TP Hồ Chí Minh: 340 nhà; Tiền Giang 18.014 nhà; Bến Tre: 12.000 nhà; Trà Vinh: 18.651 nhà; Sóc Trăng: 62.981 nhà; Bạc Liêu: 30.000 nhà; Cà Mau: 90.480 nhà).

VII. VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:

Các tỉnh  từ Đà Nẵng đến Bình Định đã xuống giống từ ngày 01/12, với tổng diện tích đã gieo cấy lúa là 22.903ha (Đà Nẵng 25 ha; Bình Định 10.298 ha; Khánh Hoà:7.450 ha; Ninh Thuận 2.630 ha; Bình Thuận 2.500 ha). Riêng tỉnh Phú Yên kế hoạch xuống giống lúa vào ngày 20/12. Ngoài ra, có 66.170 ha lúa mùa chưa thu hoạch.

VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có công văn số 593/VPTT ngày 11/12/2021 và số 594/VPTT ngày 12/12/2021 gửi các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai và thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh bão có khả năng đi vào Biển Đông; 

- Ngày 13-14/12, Ban Chỉ đạo quốc gia đã họp, nghe về phương án chuẩn bị ứng phó với Bão mạnh có khả năng đi vào Biển Đông, tổ chức xây dựng các kịch bản ứng phó;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành công điện số 25/CĐ-QG hồi 15h00 ngày 14/12 điện BCH PCTT&TKCN các tỉnh từ Quảng Bình tới Kiên Giang và các Bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với cơn bão RAI dự báo  đi vào Biển Đông.

- Văn phòng thường trực có văn bản số 597/VPTT ngày 14/12/2021 gửi Ban Thời sự - Đài truyền hình Việt Nam và văn bản số 599/VPTT ngày 15/12/2021 đề nghị tăng cường thông tin, truyền thông ứng phó với bão RAI.

- Ngày 15/12/2021, Thường trực Ban chỉ đạo đã tổ chức họp trực tuyến với một số Bộ, ngành và địa phương để chủ động triển khai ứng phó với bão RAI.

2. Địa phương:

Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Các tỉnh ven biển đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với bão (Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận, TP HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang).

IX. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo trong cuộc họp với Văn phòng thường trực các tỉnh, thành phố và một số bộ, ngành đã nêu cụ thể trong Báo cáo nhanh ngày 14/12/2021; các văn bản chỉ đạo của Văn phòng thường trực.

2. Thực hiện Công điện số 25/CĐ-QG hồi 15h00 ngày 14/12 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai về việc chủ động ứng phó với bão Rai.

3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, sẵn sàng ứng phó với tình huống bão đổi hướng./.

Tải file đính kèm