Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 13/10/2021



 

 

BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 13/10/2021

 

Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực[1], Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 13/10 như sau:

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp (Suy yếu từ bão số 8)

Gió thực đo bão số 8: Lúc 06h00 ngày 14/10, ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 5, Phù Liễn (Hải Phòng) gió mạnh dưới cấp 3; trạm đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 5, tại Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6; Vinh (Nghệ An) và Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) có gió mạnh dưới cấp 3.

Hồi 07h00 ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, cách Thanh Hóa khoảng 220km, cách Nghệ An khoảng 230km, cách Hà Tĩnh khoảng 200km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên.

Dự báo: 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào khu vực Thanh Hóa, Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.

Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới: phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (từ 19h/12/10-19h/13/10): các tỉnh từ Nghệ An đến T.T.Huế và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Kỳ Thịnh (Hà Tĩnh) 89mm, Cồn Cỏ (Quảng Trị) 63mm, Ia Pnôn (Gia Lai) 90mm, Đăk Ngo (Đăk Nông) 61mm, Ma Đa Gui (Lâm Đồng) 65mm. Các khu vực khác có mưa, lượng mưa phổ biến từ 10-20mm.

- Mưa đêm (từ 19h/13/10-07h/14/10): các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hạnh Lâm 104mm, Thanh Thủy 77mm, Con Cuông (Nghệ An) 73mm; Hương Giang 82mm, Đậu Liên 82mm, Hương Điền (Hà Tĩnh) 72mm. Các tỉnh Thanh Hóa, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm.

Dự báo:

Từ 14-15/10, khu vực Bắc Bộ và Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

Từ ngày 14-17/10, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h (thời gian mưa dông tập trung vào chiều và tối).

RRTT: Cấp 1

3. Tin lũ, cảnh báo

a) Trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị

Cảnh báo: Từ ngày 14-15/10, thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; hạ lưu các sông chính Nghệ An, Hà Tĩnh lên mức BĐ1.

b) Trên sông Đồng Nai

Lúc 05h/14/10, mực nước trên sông Đồng Nai tại Tà Lài ở mức 112,79m; dưới BĐ3 0,21m. Hiện mực nước đang dao động ở mức cao, sau đó xuống chậm (Hồ Trị An đang xả 1.940m3/s, qua xả tràn 1.040m3/s, phát điện 900m3/s).

4. Tin không khí lạnh tăng cường

Từ ngày 14-15/10, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời lạnh, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 3,0-5,0m, biển động rất mạnh.

II. VỀ TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.

1. Về tàu cá

Theo báo cáo nhanh (lúc 16h00 ngày 13/10) của Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 38.992 tàu/139.034 lao động (đã neo đậu tại bến).

2. Về tàu vận tải

Theo báo cáo của trực ban Bộ Giao thông vận tải (lúc 06h30 ngày 14/10), có 757 tàu thuyền đang trong khu vực quản lý của các Cảng vụ hàng hải từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, trong đó có 356 tàu biển và 401 phương tiện thủy nội địa.

* Tình hình cấm biển

Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh – Quảng Nam đã cấm biển. Các tỉnh/Tp từ Thừa Thiên Huế - Phú Yên kiểm soát chặt tàu thuyền (chỉ hoạt động ven bờ và hoạt động ở các khu vực ngoài vùng ảnh hưởng của bão số 8).

3. Về nuôi trồng thủy sản

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 60.645 ha (nuôi nước mặn lợ: 15.794 ha, nuôi nước ngọt: 44.851 ha); nuôi lồng/bè 16.494 ô lồng; lều/chòi canh 401 lều/chòi.

III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU, HỒ CHỨA

1. Tình hình đê điều

- Hệ thống đê biển, đê cửa sông các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài 1.346km (672km đê biển; 674km đê cửa sông); có 55 vị trí trọng điểm, vị trí xung yếu và 16 công trình đê, kè biển, cửa sông đang thi công;

- Các vị trí trực diện biển cần quan tâm như: đê biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định; đê biển Bình Minh 4, tỉnh Ninh Bình; đê biển Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; đê cửa sông tả Thái, tỉnh Nghệ An, đê biển Vĩnh Thái, tỉnh Quảng Trị; kè biển Phú Thuận, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Tình hình hồ chứa

a) Hồ thủy điện:

- Đang xả tràn: 58 hồ, trong đó: Sơn La 01, Yên Bái 01, Hà Giang 02, Lào Cai 15, Nghệ An 01, T.T.Huế 01, Quảng Nam 05, Phú Yên 01, Bình Định 01, Bình Phước 03, Đắc Lắc 02, Đồng Nai 01, Đắc Nông 06, Gia Lai 11, Lâm Đồng 07.

- Đã đầy nước: 08 hồ, gồm: Chi Khê (Nghệ An); A Lưới (T.T.Huế); An Khê (Bình Định); Sê San 4A (Gia Lai); Buôn Kuốp (Đắc Lắc); Đồng Nai 2 (Lâm Đồng); Trị An (Đồng Nai); Srok Phu Miêng (Bình Phước).

b) Hồ chứa thủy lợi

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:

- Có 2.008/4.866 hồ đã đầy nước, trong đó: Thanh Hóa 370/610 hồ, Nghệ An 1029/1061 hồ, Hà Tĩnh 292/323 hồ.

- Có 204 hồ đang thi công, trong đó: Thanh Hóa 17, Nghệ An 29, Hà Tĩnh 18, Quảng Bình 10, Quảng Trị 13.

IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ đã thu hoạch 452.900/627.202 ha lúa mùa (đạt 72%), trong đó: đồng bằng sông Hồng: 308.000/477.631  ha (64,4%); Bắc Trung Bộ: 144.900/149.571 ha (96,9%).

V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Do ảnh hưởng của bão số 8 và mưa lũ:

Theo báo của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Bình, ngày 13/10/20, mưa lớn làm: đường tỉnh 559B cũ (đường mới đang xây dựng, chưa hoàn thành) phía thượng lưu đập thủy lợi Rào Nan ngập sâu 0,5-2,3m gây ách tắc, hiện đang phân luồng lưu thông; đường liên xã Hung Trâu đi Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) bị sạt lở tại ngầm Cu Pi, hiện chưa thông xe.

2. Thiệt hại do lũ sông Đồng Nai:

Theo báo cáo nhanh số 77/BC-PCTT ngày 13/10/2021 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai, từ ngày 12-13/10 mưa lớn, nước sông dâng cao đã làm: 232ha lúa, hoa màu bị ngập; 867 lồng bè bị thiệt hại; 04 hộ/19 nhân khẩu bị ngập phải di dời.

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 13/10, đoàn công tác do Bộ trưởng – Phó TBTT Ban Chỉ đạo QG về PCTT đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 8 tại tỉnh Nghệ An.

- Ngày 13/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia PCTT có Công điện số 14/CĐ-QG chỉ đạo ứng phó lũ trên sông Đồng Nai.

- Ngày 13/10, Bộ Y tế và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương có Công điện chỉ đạo chủ động triển khai ứng phó với bão số 8 và mưa lũ.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đã thường xuyên theo dõi và chỉ đạo các cơ quan liên quan ứng phó với bão, mưa lũ.

- Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng đưa tin về diễn biến bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo điều hành ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế đã có công điện, văn bản chỉ đạo chủ động ứng phó với bão số 8 và mưa lũ; trong đó tỉnh Quảng Bình ban hành công điện đảm bảo an toàn cho người dân từ các tỉnh phía Nam về quê lưu thông qua địa bàn tỉnh.

- Ngày 13/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng Nai có thông báo chỉ đạo chủ động theo dõi, sẵn sàng ứng phó với tình hình lũ khẩn cấp trên sông Đồng Nai.

VII. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1323/CĐ-TTg ngày 10/10/2021 và Công điện số 1337/CĐ-TTg ngày 12/10/2021, trong đó tập trung một số nội dung sau:

1. Dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông kịp thời diễn biến bão, mưa lũ để các cấp chính quyền địa phương và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện chống dịch Covid-19.

2. Bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền ở cửa sông và tại các khu neo đậu; kiên quyết không để người trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản khi bão đổ bộ.

3. Sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực trũng thấp ven sông, ven biển.

4. Triển khai công tác bảo vệ đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất; bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có sự cố; chủ động bơm gạn nước đệm giảm thiểu ngập úng.

5. Kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

6. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu. Tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo QGPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.

 

[1] Trực tổng hợp và 07 bộ phận trực: Trực điều hành liên hồ chứa; Trực đê điều; Trực Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;Trực cung cấp thông tin thiên tai quốc tế; Trực cơ sở dữ liệu; Trực thông tin, truyền thông; Trực hành chính, văn thư, hậu cần.

Tải file tại đây