Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 12/10/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 12/10/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

  1. Tin về vùng áp thấp trên biển Đông

Hồi 01 giờ ngày 13/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 12,7-14,7 độ Vĩ Bắc; 115,5-117,5 độ Kinh Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm do vùng áp thấp sau có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 11,5 đến 15,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,0 đến 117,5 độ Kinh Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

  1. Tin dự báo mưa lớn ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Từ đêm 13/10 đến sáng 15/10, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định, Kon Tum, Gia Lai có mưa to đến rất to, cụ thể:

- Khu vực Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai mưa từ 100-200mm, có nơi trên 250mm;

- Khu vực Thừa Thiên Huế đến Bình Định mưa từ 200-350mm, có nơi trên 450mm;

- Khu vực Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông mưa từ 80-150mm, có nơi trên 200mm.

Cảnh báo: Mưa lớn ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có khả năng còn kéo dài đến ngày 16/10. Tổng lượng mưa tích lũy từ đêm 13-16/10, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; Tây Nguyên từ 200-500mm, có nơi trên 600mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.

  1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông; khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Ngày 13-14/10, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 4,0-6,0m; khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/11/10-19h/12/10): Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Canh Liên (Bình Định) 196mm; Hà Văn Trên (Bình Định) 160mm; Thủy điện La Hiêng 2 (Phú Yên) 135mm; UBND xã Sông Hinh (Phú Yên) 108mm; Ea M’Đoal (Đắk Lắk) 108mm; Ia Broãi (Gia Lai) 75mm.

- Mưa đêm (19h/12/10-07h/13/10): Khu vực Nam Bộ rải rác mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, riêng trạm Phú Tân (Cà Mau) 50mm; Côn Đảo (BR-VT) 46mm.

- Mưa đợt (19h/08/10-19h/12/10): Khu vực Trung Bộ có mưa to tới rất to phổ biến từ 500-700mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: TT Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 832mm; Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 780mm; Tam Trà (Quảng Nam) 778mm; Tam Lãnh (Quảng Nam) 789mm; Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 742mm; Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) 759mm.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN

Theo báo cáo nhanh của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã thông báo, kiểm đếm cho 40.850 tàu/43.906 lao động các tỉnh từ Quảng Bình - Bà Rịa Vũng Tàu biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để di chuyển tránh trú.

Hiện còn 35 tàu/242 LĐ trong khu vực nguy hiểm (Đà Nẵng 07 tàu/35 LĐ; Bình Định 28 tàu/207LĐ). Các tàu đang di chuyển thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Bộ đội Biên phòng và địa phương đang tiếp tục kêu gọi, kiểm đếm.

III. TÌNH HÌNH LŨ KHU VỰC TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Lũ trên sông Kôn (Bình Định), sông Kỳ Lộ (Phú Yên) đã đạt đỉnh và đang xuống; đỉnh lũ trên sông Kôn tại Thạnh Hòa 7,89m (13h/12/10), dưới BĐ3 0,11m; trên sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng (08h/12/10), trên BĐ3 0,37m. Lũ trên sông Vu Gia (Quảng Nam), sông Đà Rằng (Phú Yên) đang lên do xả lũ hồ chứa.

Mực nước lúc 06 giờ ngày 13/10, trên các sông như sau:

- Sông Hương tại Kim Long 1,33m (>BĐ1, 0,33m, đang xuống).

- Sông Vu Gia tại Thành Mỹ 16,24m (>BĐ1, 1,24m, đang xuống).

- Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 7,23m (>BĐ1, 0,73m, đang lên).

- Sông Kôn tại Thạnh Hòa 7,36m (>BĐ2, 0,36m, đang xuống).

- Sông Đà Rằng tại Củng Sơn 31,59m (<BĐ2, 0,41m, đang lên).

Các sông khác dưới mức BĐ1.

Cảnh báo: Từ tối và đêm 13/10 đến 17/10, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk sẽ xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa và Đắk Lắk lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; các sông chính từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU

  1. Tình hình hồ chứa

a) Hồ chứa thủy lợi: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tình hình hồ chứa thủy lợi ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên như sau:

- Khu vực Bắc Trung Bộ: 2.323 hồ đạt từ 71% - 90% dung tích thiết kế, trong đó có 311 hồ hư hỏng xuống cấp, 74 hồ đang thi công; 04 hồ đang xả tràn.

- Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ đạt từ 50% - 85% dung tích thiết kế, trong đó có 68 hồ hư hỏng xuống cấp, 39 hồ đang thi công; 17 hồ đang xả tràn.

- Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ đạt 79% - 95% dung tích thiết kế, trong đó có 187 hồ hư hỏng xuống cấp, 53 hồ đang thi công; 05 hồ đang xả tràn.

  1. b) Hồ chứa thủy điện:

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 10 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng xả từ 10 - 452 m3/s.

- Khu vực Nam Trung Bộ: Có 21 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng xả từ 10 - 1.658 m3/s.

- Khu vực Tây Nguyên: Có 26 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng xả từ 09 - 1.046 m3/s.

b) Tình hình đê điều

Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.

V. TÌNH HÌNH NGẬP

  1. Tình hình ngập tại khu vực miền Trung (tính đến 06h ngày 13/10):

- Về nhà: Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã hết ngập.

- Về giao thông: còn 09 điểm đường giao thông địa phương còn ngập, tắc đường (Quảng Nam 06 điểm; Quảng Bình 02 điểm; Bình Định 01 điểm). Các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên giao thông bình thường.

  1. Tình hình ngập do lũ kết hợp triều cường Nam Bộ:

Trong ngày 12/10, triều cường tiếp tục gây ngập từ 0,2 đến 0,45m tại một số khu vực của TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

- Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có Công điện số 32/CĐ-QG ngày 12/10/2022 điện Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/TP ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau và khu vực Tây Nguyên về việc chủ động ứng phó với vùng áp thấp khả năng mạnh lên thành ATNĐ và mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Bộ Công an đã có công điện chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý khi có tình huống.

- Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo vùng áp thấp, mưa lũ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

- Tiếp tục đôn đốc các địa phương Nam Bộ ứng phó với lũ kết hợp triều cường và sạt lở bờ sông theo tinh thần của Công văn số 516/VPTT ngày 07/10/2022 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT.

- Văn phòng thường trực đôn đốc các địa phương miền Trung khẩn trương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian qua; theo dõi sát tình hình, diễn biến của thời tiết; thường xuyên cung cấp thông tin và gửi các bản tin cảnh báo, dự báo đến các địa phương để chủ động chỉ đạo, ứng phó.

  1. Địa phương

- 15/24 tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau và khu vực Tây Nguyên đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; các địa phương còn lại chuyển tiếp Công điện 32/CĐ-QG đến các sở ngành, địa phương triển khai ứng phó.

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên ban hành lệnh các hồ thủy điện Sông Bung 2, Sông Bung 4, Đăk Mi 4, A Vương (Quảng Nam); Sông Ba Hạ, Krông HNăng, Sông Hinh (Phú Yên) vận hành hạ dần mực nước về mực nước đón lũ.

- Tổ chức kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn cho các tàu thuyền di chuyển hoặc không đi vào khu vực có khả năng ảnh hưởng của vùng áp thấp.

-  Các tỉnh/TP miền Trung tiếp tục triển khai công tác khắc phục và thống kê thiệt hại do mưa lũ gây ra thời gian vừa qua; Các tỉnh/TP ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh đã tập trung chỉ đạo và tổ chức ứng phó triều cường.

VII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TIẾP TỤC TRIỂN KHAI

  1. Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ thời gian qua; Triển khai nghiêm túc Công điện số 32/CĐ-QG ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT về ứng phó với vùng áp thấp khả năng mạnh lên thành ATNĐ và mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
  2. Thông báo, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền để di chuyển phòng tránh hoặc về nơi tránh trú an toàn; Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tầu thuyền tại bến.
  3. Triển khai lực lượng xung kích PCTT kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có mưa lớn.

4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó SCTT&TKCN./.

Tải file