BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 10/9/2021
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
- Tin cơn bão số 5 (tên quốc tế ConSon)
Hồi 04h00 ngày 11/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Trị đến Quảng Nam khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12.
Dự báo: trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5km. Đến 04h00 ngày 12/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển khu vực từ Quảng Trị-Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào đất liền.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0-18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông.
Gió đo được tại Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 7, giật cấp 9-10.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
- Tin mưa lớn ở Trung Bộ và phía Bắc Tây Nguyên; cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoàn lưu cơn bão số 5, từ đêm 10-13/9, ở các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa ở Quảng Trị đến Quảng Nam phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt, Quảng Ngãi phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.
Từ ngày 12-14/9 ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, riêng Quảng Bình và Hà Tĩnh có nơi trên 250mm/đợt. Từ ngày 11-12/9, các tỉnh Kon Tum và Gia Lai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-80mm/đợt, có nơi trên 100mm/đợt.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên chiều và tối ngày 11/9, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-50mm, có nơi trên 70mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/09/9-19h/10/9): khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 50mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Thị trấn Sịa (T.T.Huế) 50mm; Đa Kai (Bình Thuận) 51mm; Ia Tơi (Kon Tum) 73mm; Thủy điện Ia Grai 2 (Gia Lai) 55mm; Giang Sơn (Đắk Lắk) 57mm Đạ Huoai (Lâm Đồng) 123mm; Thanh Sơn (Đồng Nai) 58mm.
- Mưa đêm (19h/10/9-07h/11/9): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Huế (T.T.T.Huế) 104mm, Suối Đá (Đà Nẵng) 145mm, Chi cục thủy lợi (Đà Nẵng) 114mm, TĐ Sông Tranh 3 (Quảng Ngãi) 163mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 117mm, Văn phòng TT (Quảng Nam) 157mm, Đạ Tẻh (Lâm Đồng) 83mm; Bù Nho (Bình Phước) 76mm.
- Mưa 3 ngày (19h/07/9-19h/10/9): khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150 - 200mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Đa Cốc (Thái Bình) 270mm; Cụ Thôn (Thanh Hóa) 224mm; Thạch Đồng (Hà Tĩnh) 306mm; Tân Mỹ (Quảng Bình) 365mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 307mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 245mm.
- 4. Tình hình thủy văn
Mực nước các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên ở mức thấp biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa; mực nước sông Cửu Long đang lên theo triều.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
- Tình hình tàu thuyền:
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, tính đến 06h00 ngày 11/9/2021 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 71.500 tàu, thuyền/349.088 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, chủ động tránh, trú. Trong đó:
- Hoạt động ở khu vực vùng nguy hiểm: 70 tàu/640 người (Quảng Nam 31 tàu/273 người; Quảng Ngãi 33 tàu/327 người; Bình Định 06 tàu/40 người); giảm 97 tàu/868 người so với báo cáo 13h30 ngày 10/9/2021.
- Hoạt động khu vực khác: 9.053 tàu/46.621 người.
- Neo đậu tại các bến: 62.377 tàu/301.827 người.
* 03 tàu bị mất liên lạc sau phiên 20h00 ngày 09/9 của tỉnh Thanh Hóa:
- Tàu TH92886-TS có 09 lao động, chủ tàu: ông Nguyễn Văn Tươi, sinh năm 1975, quê tại Minh Lộc – Hậu Lộc, mất liên lạc tại khu vực Vịnh Bắc Bộ.
- Tàu TH91922-TS có 07 lao động, chủ tàu: ông Lê Văn Hùng, sinh năm 1983, quê tại Hải Ninh – Nghi Sơn, mất liên lạc tại vùng biển Hà Tĩnh.
- Tàu TH 91816-TS 07 lao động, chủ tàu: Bùi Hữu Nam, sinh năm 1990, quê tại Nghi Sơn, mất liên lạc tại vùng biển Hà Tĩnh.
Hiện nay, theo Báo cáo của Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng:
- 20h00/10/9, đã kết nối chủ tàu đã về nơi neo đậu an toàn ở đảo Bạch Long Vỹ.
- 02 tàu còn lại 05h00/11/9, đã kết nối được hoạt động tại khu vực Hà Tĩnh đang di chuyển về Thanh Hóa.
- Tình hình tàu vận tải:
Tính đến 16h00 ngày 10/9/2021, có 1.200 tàu thuyền[1] đang trong khu vực quản lý của các Cảng vụ hàng hải từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, trong đó có 446 tàu biển và 744 phương tiện thủy nội địa (PTTNĐ).
- Tình hình nuôi trồng thủy hải sản: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có 165.000 ha diện tích và 204.000 lồng, bè nuôi trồng thủy sản.
- Khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có 55 khu neo đậu với tổng sức chứa khoảng 35.000 tàu.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
- Hồ chứa thủy điện
Lưu lượng về các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng dao động từ 5,3 đến 2.503 m3/s. Hiện nay, mực nước các hồ Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đang ở mức thấp so với mực nước cho phép từ 5-8m. Các hồ vận hành phát điện theo kế hoạch.
Đối với các hồ thủy điện trên các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, dung tích các hồ đạt khoảng 13-70% dung tích thiết kế.
- Hồ chứa thủy lợi
- Khu vực Bắc Bộ: có 2.543 hồ (13 hồ đang thi công), dung tích 41-95% DTTK.
- Khu vực Trung Bộ: có 2.840 hồ (111 hồ đang thi công), dung tích 13-75% DTTK.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 1.246 hồ (48 hồ đang thi công), dung tích 67-84% DTTK.
IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU
- Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 33 vị trí đê điều xung yếu, trong đó có 24 đoạn đê (với chiều dài 37,22km) và 09 cống dưới đê;
- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận có 42 vị trí đê, kè xung yếu, trong đó có 51 đoạn đê (với chiều dài 821,11km), 33 đoạn kè, 08 cống dưới đê.
15 công trình đang thi công dở dang (Thái Bình: 02; Ninh Bình: 01; Thanh Hóa: 02; Nghệ An: 01, Quảng Trị: 06, Thừa Thiên Huế: 03).
V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Hiện có 453.312ha/662.689ha gieo trồng lúa chưa thu hoạch (Quảng Ninh: 22.682ha, Hải Phòng: 29.282ha, Thái Bình: 76.500ha, Nam Định: 72.721ha, Ninh Bình: 31.430ha, Thanh Hóa: 115.300ha, Nghệ An: 40.000ha, Hà Tĩnh: 7.677ha, Quảng Bình: 1.490ha, Quảng Trị: 3.200ha, Huế: 1.390ha, Quảng Nam: 27.412ha, Quảng Ngãi: 16.950ha, Bình Định: 7.278ha).
VI. PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN
Các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão đã rà soát phương án sơ tán dân lồng ghép nội dung phòng, chống Covid-19, dự kiến:
- Sơ tán 664.238 dân khu vực ven biển (Thanh Hóa 174.905; Nghệ An 18.200; Hà Tĩnh 9.823; Quảng Bình 109.300; Quảng Trị 67.100; Thừa Thiên Huế 69.366; Đà Nẵng 58.683; Quảng Nam 172.373; Quảng Ngãi 24.442; Bình Định 23.073).
- Các địa phương có dịch đã rà soát các đối tượng trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để an toàn dịch bệnh (Hiện có 4.814 ca F0 và 11.792 ca F1/08 tỉnh, thành phố/38 quận, huyện ven biển đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg[2]).
Các khu vực cách ly đã có phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn tại chỗ. Riêng Nam Định có phương án sơ tán 600 ca F1 đang cách ly tại huyện Hải Hậu về Công ty đóng tàu Thịnh Long và trạm y tế xã/thị trấn; 200 ca F1 đang cách ly tại huyện Giao Thủy sơ tán về Trường dạy nghề và Trường THPT Giao Thủy; Bình Định có phương án sơ tán 352 ca F0/04 huyện về hội trường, nhà Văn hóa và trụ sở Tôn giáo xã.
VII. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/thành phố Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ quét và dông, lốc, sét từ ngày 07-09/9 đã làm:
- Về người: 01 người chết do lũ cuốn trôi khi đi qua suối tại tỉnh Gia Lai (bà Rơ Ô H’Niên, 31 tuổi, trú tại buôn Ia Prông, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa).
- Về nhà: 01 nhà bị sập tại Nghệ An, 02 nhà bị hư hỏng tại tỉnh Thanh Hóa.
- Về nông nghiệp: 1382,1ha lúa bị ngập, gãy đổ, cuốn trôi (Quảng Trị: 450ha; Quảng Bình: 912,8ha Nghệ An: 0,3ha; Thanh Hóa: 19ha); 92,6ha rau màu bị hư hại (Quảng Bình: 90ha; Thanh Hóa: 2,6ha).
- Về giao thông: 90 vị trí tuyến đường Quốc lộ: QL217, QL16, QL47, QL15C đoạn qua tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở taluy, xói trôi lề đường với tổng khối lượng 4.600m3; một số tuyến đường nội tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Gia Lai bị ngập, sạt lở, hư hỏng; hiện giao thông đi lại đã thông suốt.
VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Trung ương
Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các văn bản:
- Ngày 09/9, Ban Chỉ đạo TW về PCTT có văn bản số 93/TWPCTT gửi các đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa[3].
- Bộ Y tế tiếp tục đôn đốc các Sở, ngành trực thuộc triển khai thực hiện thực hiện Công điện số 1360/CĐ-BYT ngày 09/9/2021 về ứng phó với bão Conson và mưa lớn.
- Các Bộ: Giao Thông vận tải, Công thương, Tư lệnh Bộ đội biên phòng có báo cáo về kết quả triển khai ứng phó với diễn biến bão và mưa lớn, trong đó Bộ đội Biên Phòng các tỉnh Quảng Ninh đến Bình Thuận tiếp tục tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 42 điểm theo quy định.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thường xuyên nắm bắt tình hình bão, mưa lớn, tình hình triển khai công tác ứng phó của các Bộ, ngành và địa phương, tham mưu triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão và mưa lớn trong điều kiện dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp.
- Địa phương
- Các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Công điện số 10/CĐ-TW ngày 07/9/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
- Ngày 10/9, có 12 tỉnh, thành phố[4] có Công điện, văn bản chỉ đạo và báo cáo về công tác triển khai ứng phó với bão số 05 và mưa lũ; tuyên truyền về hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão và sạt lở đất.
- Các địa phương đã lập kế hoạch, phương án sơ tán di dời dân vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, mưa lũ.
- Các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
- 07 tỉnh, thành phố[5] đã tổ chức các đoàn kiểm tra khu vực trong điểm xung yếu đê điều, hồ chứa và khu neo đậu tránh trú, trong đó UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức họp trực tuyến triển khai ứng phó với bão số 5.
- IX. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Theo dõi sát diễn biến của bão, thông tin kịp thời đến người dân trong vùng bị ảnh hưởng của bão trên các phương tiện thông tin công cộng (đài, loa xã phường,…).
- Yêu cầu các nhà mạng tổ chức nhắn tin ngay về tình hình diễn biến cơn bão.
- Cương quyết kêu gọi tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Đảm bảo an toàn tàu thuyền trong khu vực neo đậu tránh trú bão.
- Tổ chức lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra, đôn đốc tuyệt đối không để dân trên các lồng bè, chòi canh, bãi ngang, khu có nguy cơ sạt lở.
- Tùy theo tình hình các địa phương quyết định cấm biển.
- Tổ chức xét nghiệm, xác định F0, F1, đảm bảo an toàn các điều kiện cách ly (các điều kiện 5K), cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu.
- Khẩn trương thu hoạch lúa, rau màu, chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây, hành lang lưới điện.
- Bảo vệ công trình đê biển, hồ chứa; xả lũ an toàn, kết hợp tích nước các hồ còn thiếu nước.
- Rà soát các dự án điện, đặc biệt các dự án điện gió, dừng các công trường thi công (trong đó có công trình điện), nhất là ở vùng ven biển, trên cao, ven sông suối (không để xảy ra như Rào Trăng 3) trong thời gian ảnh hưởng của bão.
- Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cập nhật, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo cảnh báo về: bão, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo độ tin cậy, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
- Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.
- Tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.
[1] 1.200 tàu thuyền (Quảng Ninh 342 tàu; Hải Phòng có 133 tàu; Thái Bình, Nam Định có 88 tàu; Thanh Hóa có 111 tàu; Nghệ An có 36 tàu ; Hà Tĩnh có 56 tàu; Quảng Bình có 15 tàu; Quảng Trị có 11 tàu; Thừa Thiên Huế có 12 tàu; Đà Nẵng có 26 tàu; Quảng Nam có 26; Quảng Ngãi có 113; Quy Nhơn – Bình Định có 75 tàu; Nha Trang có 68 tàu; Bình Thuận có 55 tàu).
[2] Nam Định: 14 ca F0, Thanh Hóa: 213 ca F0 và 1.620 ca F1/05 huyện, Nghệ An: 1.105 ca F0 và 1.432 ca F1/06 huyện, Quảng Bình 1.113 ca F0 và 7.468 ca F1/08 huyện, Thừa Thiên Huế 322 ca F0/05 huyện, Đà Nẵng 1.524 ca F0/07 quận, Quãng Ngãi 185 ca F0/02 huyện, Bình Định: 352 ca F0 và 472 ca F1/04 huyện.
[3] Hiện 03 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) đã tổ chức đôn đốc tuy nhiên vẫn còn tàu, thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm.
[4] 12 tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, T.T.Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai.
[5] 07 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Tải file đính kèm