Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/10/2020



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng chống thiên tai ngày 10/10/2020

 

  1. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
  2. Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 6)

01h00 sáng 11/10, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 6 năm 2020 và có tên quốc tế là LINFA.

Hồi 04 giờ ngày 11/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 240km, cách Quảng Ngãi khoảng 180km, cách Bình Định khoảng 170km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ ngày 11/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. 

Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ngãi, đầu giờ sáng nay tại địa phương đã có gió lớn và đổi chiều.

Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3

  1. Tin mưa lớn diện rộng ở Trung bộ

Từ ngày 11/10 đến ngày 13/10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rất to, có nơi đặc biệt to với tổng lượng mưa phổ biến ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam từ 500-700mm, có nơi trên 700mm; các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi từ 400-600mm; các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên từ 300-500mm. Ở Nam Hà Tĩnh và khu vực Bắc Tây Nguyên từ 200-300mm.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp 2, riêng Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cấp 3.

  1. TÌNH HÌNH MƯA:
  2. Mưa đợt (19h/05/10 đến 19h/10/10/2020): Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa rất to, tập trung chủ yếu trong 3 ngày (từ 19h/06/10 đến 19h/9/10), lượng mưa phổ biến ở các tỉnh: Hà Tĩnh từ 350-450 mm; Quảng Bình từ 400-600 mm; Quảng Trị từ 500-800 mm; Thừa Thiên Huế từ 600-850 mm; Đà Nẵng từ 500-650 mm; Quảng Nam từ 350-550 mm; Quãng Ngãi từ 300-550 mm; Bình Định từ 300-350mm. Một số trạm có lượng mưa lớn trên 1000mm như sau:

Đại Chánh (Quảng Nam): 1196 mm; Hồ Phú Lộc (Quảng Nam): 1.101mm; Hướng Linh (Quảng Trị): 1.490 mm; Tà Long (Quảng Trị): 1224mm; A Lưới (Huế) 1.435mm; Hồ A Lá (Huế) 1.509mm; Khe Tre (Huế) 1.449mm.

  1. Mưa từ 19h/9/10 đến 04h/11/10: Các tỉnh, thành phố từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 60 - 80mm, Một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Trà Giáp (Quảng Nam): 195mm; Thủy điện sông Tranh 2: 195mm; trà Hiệp (Quảng Ngãi): 175 mm; Sơn Lỳ (Quảng Ngãi) 113 mm; Hồ Thọ Sơn (Thừa Thiên Huế 87 mm; Tà Lương (T.T.Huế): 86 mm.

III. THỦY VĂN, NGẬP LỤT

  1. Thủy văn
  2. a) Lũ trên sông Bồ tại Phú Ốc (Huế) có xu hướng giảm, sông Hương tại Kim Long (Huế) dao động ở mức cao (có xu hướng tăng); hạ lưu sông Thu Bồn, sông Vu Gia (Quảng Nam) đang có xu hướng tăng; sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Kiến Giang (Quảng Bình), sông Thạch Hãn (Quảng Trị), đang xuống.
  3. b) Dự báo: Chiều 11/10, mực nước trên các sông như sau:

- Hòa Duyệt (s.Ngàn Sâu, Hà Tĩnh) xuống dưới BĐ1;

- Lệ Thủy (s.Kiến Giang, Quảng Bình) 2,5m, dưới BĐ3 0,2m;

- Thạch Hãn (s.Thạch Hãn, Quảng Trị) 4,50m, ở mức BĐ2m;

- Phú Ốc (s. Bồ, T.T.Huế) là 4,30m, dưới BĐ3 0,2m;

- Kim Long (s.Hương, T.T.Huế) 3,6m, trên BĐ3 0,1m;

- Ái Nghĩa (s.Vu Gia, Quảng Nam) 8,5m, trên BĐ2 0,5m;

- Câu Lâu (s.Thu Bồn, Quảng Nam) tại là 3,2m, dưới BĐ2 0,2m;

- Tại Hội An (Quảng Nam) 2,0m, ở mức BĐ3.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2

  1. Về ngập lụt

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, tình hình ngập lụt của 6 tỉnh/thành phố như sau:

- Tổng cộng có 206 xã/phường bị ngập, độ ngập sâu từ 0,3m đến 3m, cụ thể: Hà Tĩnh 01 xã; Quảng Nam 16 xã; Quảng Bình 38 xã; Quảng Trị 81 xã; Thừa Thiên Huế 54 xã/phường; Đà Nẵng 16 xã/phường.

- Tổng số hộ bị ngập là: 109.034 hộ tăng 75.418 hộ so với ngày 09/10/2020, cụ thể: Quảng Nam có 162 hộ/613 khẩu; Quảng Bình có 14.752 hộ/73.760 khẩu (tăng 1.732 hộ); Quảng Trị có 36.094 hộ/113.145 khẩu (tăng 18.293 hộ); Thừa Thiên Huế có 53 hộ/213.540 khẩu (tăng 50.596 hộ); Đà Nẵng có 4.640 hộ/18.560 khẩu (tăng 4.640 hộ).

  1. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
  2. Hồ chứa thủy lợi
  3. a) Khu vực Bắc Trung Bộ: 323 hồ có dung tích 45-80% DTTK (tăng 10% so với ngày 6/10)
  4. b) Khu vực Nam Trung Bộ: Tổng số có 517 hồ, các hồ đạt từ 30-72% DTTK (tăng 10-40% so với ngày 6/10).
  5. c) Khu vực Tây Nguyên: Tổng số có 1.246 hồ chứa, các hồ đạt từ 60-90% DTTK.

(Chi tiết có phụ lục kèm theo)

  1. Hồ chứa thủy điện
  2. a) Lưu vực sông Hương (4 hồ đang xả lũ, tổng Q xả: 6431 m3/s):

- Hồ Hương Điền: Qvề max = 3.682 m3/s ( max ngày 02h/10/10); Qxả max = 3.426 m3/s (max ngày 04h/10/10); Qxả (6h/11/10)=2.629 m3/s. MN: 57,82m (< MNDBT: 0,18 m).

- Hồ A Lưới: Qxả =552 m3/s.

- Hồ Bình Điền: Qxả =1.718 m3/s (5h/11/10)

- Hồ Tả Trạch: Qxả =1.532 m3/s. (4h/11/10)

  1. b) Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (05 hồ đang xả):

Hồ Sông Bung 2 (6h/11/10):  Qxả=159,76 m3/s. MN = 599,95 m (< MNDBT: 6 m); hồ Sông Bung 4 (6h/11/10), Qxả = 700 m3/s. MN = 219,91m (< 2,59 m so với MNDBT); hồ A Vương (6h/11/10), Qxả = 597,2 m3/s. MN = 373m (< 7 m so với MNDBT); hồ Sông Tranh 2 (6h/11/10), Qxả = 5,7 m3/s. MN = 160,7m (< 14,31 m so với MNDBT); hồ Đắc Mi 4 (6h/11/10), Qxả = 556 m3/s. MN = 253,4m (< 4,65 m so với MNDBT).

 Tỉnh có công văn chỉ đạo các chủ hồ sẵn sàng đưa về mực nước đón lũ.

  1. c) 08 lưu vực còn lại: lưu lượng về các hồ biến đổi chậm, các hồ vận hành ở trạng thái bình thường.
  2. d) Các hồ điều tiết lũ ở Bắc Bộ: (Tiếp tục thực hiện các Công điện số 18, 19 của Ban Chỉ đạo)

- Hiện hồ Hòa Bình đang mở 01 cửa xả đáy lúc 12h ngày 10/10.

- Các hồ khác đang đóng hoàn toàn các cửa xả.

  1. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
  2. Về tàu cá:

Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, tính đến 06h00 ngày 11/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 44.882 p.tiện/231.908 LĐ. Trong đó:

- Hoạt động khu vực giữa biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa: 436 p.tiện/3.304 người.

- Hoạt động khu vực khác: 4.703 tàu/35.485 người.

- Neo đậu tại các bến: 39.743 tàu/193.119 người.

  1. Tình hình cấm biển:

- Các tỉnh/thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã cấm biển từ ngày 06/10, Quảng Ngãi cấm biển từ 18h00 ngày 10/10;

- Các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chưa có kế hoạch cấm biển.

  1. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa:

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận (khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và bão) có:

+ Nuôi trồng mặn lợ (tôm, cá, nhuyễn thể): 25.929,6 ha (các tỉnh có diện tích lớn: Hà Tĩnh: 3.060 ha; Thừa Thiên Huế: 4.937 ha; Quảng Nam: 3000 ha).

+ Nuôi nước ngọt: 23.732,66ha (các tỉnh có diện tích lớn: Hà Tĩnh: 4.403ha;  Quảng Bình: 5.285ha; Thừa Thiên Huế: 1.889 ha; Quảng Nam: 5.000 ha).

+ Lồng/bè nuôi mặn lợ là 443.465 chiếc (các tỉnh có diện tích lớn: Quảng Bình: 51.332; Quảng Ngãi: 52.000; Bình Định: 152.196; Phú Yên: 126.412)

+ Lồng bè nuôi nước ngọt là 3.114 chiếc (các tỉnh có diện tích lớn: Thừa Thiên Huế: 2.500; Quảng Nam: 530).

Tổ chức chằng chống, hạn chế thất thoát, những nơi có điều kiện di chuyển vào vùng an toàn; không để người trên lồng bè, tròi canh, trên bãi triều.

  1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tình hình sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên như sau:

- Vùng Bắc Trung Bộ: Thu hoạch 132 nghìn ha/147 nghìn ha gieo cấy

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: vụ Hè Thu đã thu hoạch xong, hiện còn 50 nghìn ha lúa ở tất cả các giai đoạn từ mạ đến làm đòng và trổ chín.

Hai tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam bị ảnh hưởng của mưa lũ cơ bản thu hoạch xong, riêng Quảng Nam còn khoảng 500 ha lúa đang thu hoạch.

- Vùng Tây Nguyên: hiện đã thu hoạch 25 nghìn ha/127 nghìn ha lúa ở giai đoạn làm đòng đến trỗ chín.

VII. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

- Đê biển khu vực từ Nghệ An - Bình Thuận có 64 vị trí xung yếu, dài 148,4km cần sẵn sàng phương án bảo vệ khi bão đổ bộ.

+ Đê biển, đê cửa sông: 55 vị trí, dài 130,41km

+ Đê sông: 09 vị trí, dài 18km

- Có 39 công trình đang thi công dở dang

- Các tuyến đê biển được nâng cấp theo Chương trình nâng cấp đê biển với mức thiết kế chống gió bão cấp 9, triều trung bình tần suất 5%.

- Sự cố đê điều: Sạt lở 80 m đê Tả Nghèn (cấp 4), xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện địa phương đã tổ chức kiểm tra và theo dõi diễn biến sự cố.

VIII. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI:

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi tình hình chăn nuôi của 7 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi như sau:

Chăn nuôi bò, trâu, lợn, gia cầm, dê, hươu: 820,2 ngàn con bò; 210,24 ngàn con trâu; 2,17 triệu con lợn; trên 33,29 triệu con gia cầm; 82,58 ngàn con dê; trên 36,7 ngàn con hươu.

  1. TÌNH HÌNH SƠ TÁN DÂN

Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng ngập lụt, nhiều hộ dân phải sơ tán tại chỗ, hoặc sơ tán tập trung. Đã tổ chức sơ tán 10.761 hộ/31.295 khẩu (Chủ yếu tại chỗ). Trong đó:

- Quảng Nam: 162 hộ/613 khẩu.

- Quảng Bình: 118 hộ/356 khẩu.

- Quảng Trị: 6.754 hộ/19.381 khẩu.

- Thừa Thiên Huế: 3.727 hộ/10.495 khẩu.

 

  1. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo của các địa phương, tình hình thiệt hại ban đầu tính đến 18h/10/10/2020, như sau:

  1. Về người:

- Người chết: 09 người (Quảng Trị: 03, Huế: 02; Quảng Ngãi 01, Gia Lai 1, ĐăkLăk 01, Quảng Nam 01); tăng 04 người (Quảng Trị: 01; Huế: 02, Quảng Nam: 01).

- Người mất tích: 11 người (Quảng Trị: 07, Đà Nẵng: 03; Gia Lai: 01), giảm 01 người ở Huế đã tìm thấy thi thể, tăng 03 người ở Đà Nẵng.

- Người bị thương: 07 người (Quảng Bình: 01, Thừa Thiên Huế: 06), tăng 03 người ở Thừa Thiên Huế.

  1. Về nhà ở: 33.387 nhà bị thiệt hại, trong đó 04 nhà bị hư hỏng hoàn toàn
  2. Về giao thông:

Trên các tuyến Quốc lộ: 93 điểm bị sạt lở (Quảng Bình 9 điểm; TT Huế 16 điểm; Quảng Nam 68 điểm); 19 điểm bị ngập (Quảng Bình 14 điểm ngập sâu từ 0,5 – 0,9m ;). Quốc lộ 1A trên địa phận TT Huế (huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà) 5 điểm ngập sâu 0,2 - 0,6m dài khoảng 2km bị ngập sâu.

- Đường sắt Bắc Nam: đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập.

- Tỉnh lộ bị sạt lở: 2.200m (Quảng Bình 50m, Quảng Trị 2.050m; Quảng Nam 95m; Quảng Ngãi 5m)

  1. Về thủy lợi: Hồ Hóc Bầu (Quảng Nam) đang thi công bị vỡ đê quây, hiện đang huy động máy móc, thiết bị túc trực theo dõi để kịp thời xử lý những diến biến có thể xảy ra và sẽ đắp lại cống khi thời tiết thuận lợi.
  2. Về tàu thuyền
  3. a) Tàu vận tải: 07 tàu bị sự cố tại tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

- Tàu Vietship 12 bị chìm gần khu vực phao số 0 Cửa Việt, Quảng Trị, trên tàu có 05 người, 03 người đã được tàu Vietship 01 cứu, 02 người mất tích.

- Tàu Vietship 01 mắc cạn đã cứu được 04 người, hiện còn 9 người bị mắc kẹt trên tàu (trong đó 05 người Vietship 1, 03 người Vietship 12 và 01 ngư dân).

- Tàu Vietship 09 bị chìm ở vùng biển Quảng Trị, 04 người trên tàu đã bơi vào bờ an toàn.

- Tàu Thanh Thành Đạt 55 bị chìm tại phao số 0, Cửa Việt, Quảng Trị hiện 11 thuyền viên đã được đưa vào bờ an toàn;

- Tàu Công Thành 27 bị chìm, 11 thuyền viên đã được đưa vào bờ an toàn.

- Tàu Hoàng Tuấn 26 bị mắc cạn, gồm 12 thuyền viên hiện vẫn giữ được liên lạc.

          - Tàu Thanh Thành Đạt 68/15 thuyền viên bị hỏng máy, hiện thả neo tại phao số 1, cách cảng Cửa Việt 1,5km, hiện vẫn giữ liên lạc.

  1. b) Tàu cá:

- Chìm 01 tàu tại vùng biển thành phố Quy Nhơn (lúc 0h/8/10) số hiệu tàu BĐ 97055TS/11 thuyền viên đã cứu hộ an toàn cho các ngư dân.

- Chìm 01 tàu neo tránh trú ở khu vực Cầu Dài, thành phố Đồng Hới bị chìm. Đồn biên phòng Nhật Lệ đang phối hợp với gia đình tìm phương án trục vớt.

- Chìm 04 tàu Đà Nẵng: Các thuyền viên trên tàu ĐNa 07070/02 LĐ, ĐNa 91066/02 LĐ, tàu ĐNa 30873/02 LĐ được cứu hộ về bờ an toàn; tàu ĐNa 90988 TS đang tổ chức tìm kiếm cứu nạn.

- Tàu Quảng Ngãi QNg 96317 TS/11 thuyền viên bị hỏng máy, thả trôi lúc 18h00 ngày 09/10, đang đề nghị hỗ trợ.

  1. Về nông nghiệp

- Trồng trọt: 224ha lúa bị ngập: (Quảng Trị 193ha; Quảng Nam 31ha), hoa màu bị ngập: 2.368 ha (Hà Tĩnh 250 ha; Quảng Bình 514 ha; Quảng Trị 893 ha; TT Huế 370 ha; Đà Nẵng 79 ha; Quảng Nam 20 ha; Quảng Ngãi 242 ha)

- Nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại: 881ha (Quảng Trị 788 ha; Thừa Thiên Huế 48 ha; Đà Nẵng: 16 ha; Quảng Nam: 5ha; Quảng Ngãi: 24 ha).

- Gia súc bị cuốn trôi: 258 con (Quảng Trị: 235; Huế: 08; Đà Nẵng: 05; Quảng Nam 10)

- Gia cầm bị chết, cuốn trôi: 58.060 con (Quảng Bình: 100; Quảng Trị 57.100; Đà Nẵng: 30; Quảng Nam 830 con)

  1. Về giáo dục: 42 điểm trường bị ngập (Quảng Trị: 01; Đà Nẵng: 11; Quảng Nam: 30).
  2. Về tình hình sạt lở bờ biển: 9.060 m (Thừa Thiên Huế 9.050m; Quảng Trị 10 m).
  3. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY
  4. Trung ương

- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có công điện số 22/CĐ-TW ngày 10/10/2020 gửi các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận và các bộ, ngành liên quan để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ;

- Ngày 10/10/2020, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực BCĐ TWPCTT tiếp tục kiểm tra đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Thừa Thiên Huế.

- Các đơn vị quân khu 4,5, Bộ đội Biên phòng phòng đã huy động 8.8843 người (bộ đội 1.849, dân quân 6.994), 200 phương tiện (114 ô tô, 16 xuồng) phối hợp với các lực lượng địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ. Đã tổ chức di dời 7.382 hộ/24.364 nhân khẩu.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TWPCTT có văn bản gửi Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị chỉ đạo các công ty dịch vụ Viễn thông nhắn tin đến các thuê bao trong vùng ảnh hưởng thiên tai;

- Chủ động nắm bắt tình hình mưa lũ, ATNĐ trên biển Đông mạnh lên thành bão, đôn đốc các tỉnh tiếp tục thực hiện Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 22/CĐ-TW ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo.

  1. Địa phương

- Các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 22/CĐ-TW ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo.

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP: Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định đã có Công điện, văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình mưa lũ và ATNĐ.

  1. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
  2. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 22/CĐ-TW ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và bão số 6
  3. Tiếp tục tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu hộ, cứu nạn các thuyền viên và người dân trên trên tàu Vietship 01; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch, hướng dẫn đảm bảo an toàn sử dụng điện.
  4. 3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 6 mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó, đặc biệt đối với các khu neo đậu tránh trú tàu thuyền, khu vực thấp trũng đang bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
  5. Tiếp tục rà soát, đánh giá thiệt hại do mưa lũ và nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp (nếu có).
  6. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu ngầm tràn, khu vực thường xuyên bị ngập sâu. Khẩn trương khắc phục các sự số đường sắt, đường bộ do ảnh hưởng của mưa, lũ.
  7. Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình vận hành hồ đập.
  8. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến mưa lũ, ATNĐ; hướng dẫn chính quyền cơ sở, người dân các biện pháp ứng phó hiệu quả trong thời gian tới.

8. Duy trì tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT&TKCN./.

Tải file