BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 11/01/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên biển
Ngày và đêm 12/11, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, từ Ninh Thuận đến Cà Mau, phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/10/01-19h/11/01): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa nhỏ hoặc không mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Quân Chu (Thái Nguyên) 37mm; Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh) 27mm.
- Mưa đêm (19h/11/01-07h/12/01): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa nhỏ hoặc không mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm.
- Mưa 3 ngày (19h/08/01-19h/11/01): Khu vực Bắc Bộ rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Bắc Quang (Hà Giang) 127mm; Việt Lâm (Hà Giang) 111mm; Quân Chu (Thái Nguyên) 69mm.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 08/01/2024 Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành Công văn số 11/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/tp ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
- Các địa phương chủ động triển khai ứng phó với gió mạnh trên biển theo Công văn số 11/VPTT ngày 08/01/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; trong đó có 10 tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
III. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với gió mạnh trên biển theo Công văn số 11/VPTT ngày 08/01/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
2. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, gió mạnh, sóng lớn trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
3. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm!