Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/8/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 10/8/2022

 

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

  1. Tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền (suy yếu từ bão số 02)

Chiều ngày 9/8, ATNĐ trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 02 (tên quốc tế MULAN). Đến 01h00 ngày 11/8, bão số 2 đã suy yếu thành ATNĐ.

Hồi 07h00 ngày 11/8, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 21,5 độ VB; 106,9 độ KĐ, trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo: 06 giờ tới ATNĐ di chuyển hướng Tây Tây Bắc (15-20km/giờ), đi sâu vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) phía Bắc vĩ tuyến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 108,5 độ Kinh Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Thực đo: Bạch Long Vỹ gió cấp 6 (03h ngày 11/8); Cô Tô: gió cấp 4 (05h ngày 11/8); Phủ Liễn gió cấp 4 (05h ngày 11/8).

Ngoài ra, do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) tiếp tục có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.

  1. Tin cảnh báo lũ trên các sông ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Từ 10-12/8, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Biên độ lũ lên ở khu vực thượng lưu các sông từ 3-5m, hạ lưu từ 1-3m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ, thượng lưu các sông khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức BĐ1-BĐ2: các sông nhỏ ở Thanh Hoá lên mức BĐ1 và trên BĐ1. Mực nước đỉnh lũ khu vực hạ lưu các sông chính ở dưới mức BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt cục bộ tại vùng trũng thấp tại các tỉnh khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hoá và Nghệ An. Nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các khu đô thị, các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ninh (thành phố Hạ Long, Cẩm Phả), Thanh Hóa.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/09/8-19h/10/8): Các khu vực trên cả nước có mưa, lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Bắc Hà (Lào Cai) 58mm; Ba Lế (Quảng Ngãi) 73mm; Ngăn Dừa (Bạc Liêu) 71mm; Phú Quốc (Kiên Giang) 81mm.

- Mưa đêm (19h/10/8-07h/11/8): Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh ven biển có mưa phổ biển 60-80mm; một số trạm có mưa lớn hơn: Cô Tô (Quảng Ninh) 194mm; Hà Lâu (Quảng Ninh) 144mm; An Lão (Hải Phòng) 133mm; Phủ Dực (Thái Bình) 176mm; Ân Thi (Hưng Yên) 157mm; Hương Sơn (Hà Nội) 154mm; Ninh Giang (Hải Dương) 144mm; Kỳ Sơn (Hoà Bình) 141mm.

- Mưa 3 ngày (19h/07/8-19h/10/8): Các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hảo Nghĩa (Bắc Kạn) 149mm; Kẻng Mỏ (Lai Châu) 146mm; Hòn Ngư (Nghệ An) 160mm; Hồ chứa Kim Sơn (Hà Tĩnh) 225mm; Ia Tơi (Kon Tum) 207mm; Nhơn Hòa (Gia Lai) 368mm; Ea Sin (Đắk Lắk) 197mm.

Dự báo

Từ ngày 11/8 đến ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. Về tàu thuyền

Đến 11h00 ngày 10/8, đã kiểm đếm, hướng dẫn: 52.249 tàu/228.960 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Đến 22h ngày 10/8 không còn tàu thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Tàu cá thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã vào nơi neo đậu an toàn.

Bắn pháo hiệu 2 đợt tại 10 điểm từ Quảng Ninh đến Nam Định.

  1. Về nuôi trồng thủy sản

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có 98.303 ha diện tích, 20.861 lồng, bè nuôi trồng thủy sản, 2.851 chòi canh với 6.302 người (Q.Ninh 1.000, H.Phòng 928, T.Bình 1.193 , N. Định 1.228, N.Bình 360, T.Hoá 1.593). Đến 21h ngày 10/8 các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã hoàn thành sơ tán người lao động trên lồng bè, chòi canh NTTS vào nơi an toàn.

III. TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH

Tại Quảng Ninh và Hải Phòng: Hiện có tổng số 13.465 khách du lịch (Q.Ninh 8.736; H.Phòng 4.729); trong đó có 4.333 khách du lịch (Q.Ninh 204; H.Phòng 4.129) trên các đảo. Đến 21h ngày 10/8:

- Quảng Ninh: đã di chuyển 28/204 khách du lịch từ Cô Tô, Vân Đồn vào bờ; 176 khách trên đảo được bố trí nơi ở an toàn.

- Hải Phòng: đã di chuyển 1.147/4.129 khách du lịch từ Cát Bà vào bờ; 2.982 khách trên đảo được bố trí nơi ở an toàn.

IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU, HỒ CHỨA

  1. Tình hình đê điều

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có 34 trọng điểm, vị trí xung yếu (Q.Ninh: 02; H.Phòng: 14; T.Bình: 09; N.Định: 05; N.Bình 02; T.Hóa 02); 05 công trình đê, cống, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang (T.Bình: 01; N.Bình: 01; T.Hóa: 02; N.An: 01), các công trình đều đã đắp đến cao trình thiết kế, đang thi công các hạng mục phụ trợ.

  1. Tình hình hồ chứa

2.1. Hồ thủy điện:

  1. a) Hồ chứa thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

10/8

194,39

114,85

1.126

1.028

197,3

7h

11/8

194,83

115,51

2.789

1.400

Hòa Bình

7h

10/8

98,33

12,30

1.284

2.471

101

7h

11/8

97,90

12,40

3.390

2.461

Tuyên Quang

7h

10/8

100,05

48,94

478

333

105,2

7h

11/8

99,62

50,68

496

744

Thác Bà

7h

10/8

54,02

23,21

272

286

56

7h

11/8

54,02

20,75

326

0

Hiện nay, các hồ vận hành bình thường và phát điện theo kế hoạch.

  1. b) Hồ chứa thuỷ điện khác: Các hồ thủy điện khác khu vực Bắc Bộ, hiện mực nước ở mức cao, trong đó có 11 hồ chứa đang vận hành điều tiết qua tràn.

2.2. Hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Bộ:

- Có tổng số 2.543 hồ (325 hồ chứa lớn, 525 hồ chứa vừa, 1.693 hồ chứa nhỏ); trung bình đạt từ 64% - 97% dung tích thiết kế, một số tỉnh hồ chứa có mức cao như: Đ.Biên 92%, T.Quang 93%, S.La 77%, B.Giang 82%.

- Hồ xung yếu: 329 hồ (H.Giang 11, C.Bằng 6, L.Châu 2, Đ.Biên 3, L.Cai 9, Y.Bái 9, T.Quang 33, B.Kạn 8, T.Nguyên 22, L.Sơn 25, Q.Ninh 11, S.La 34, P.Thọ 39, V.Phúc 8, B.Giang 4, H.Dương 7, H.Nội 14, H.Bình 78, N.Bình 6).

- Hồ đang thi công: 141 hồ (H.Giang 14, L.Cai 11, T.Quang 4, Đ.Biên 5, B.Kạn 5, T.Nguyên 16, L.Sơn 11, Q.Ninh 5, P.Thọ 16, H.Bình 29, H.Nội 11, H.Dương 11, N.Bình 3).

Các địa phương và chủ hồ chứa đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du.

V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Sản xuất lúa tại khu vực phía Bắc đến Nghệ An như sau:

- Tổng diện tích lúa Mùa đã gieo cấy khoảng 1 triệu ha theo kế hoạch (đạt 97,6%) và chưa đến kỳ thu hoạch. Các tỉnh đã sẵn sàng phương án tiêu úng cho các diện tích lúa mới gieo cấy.

- Tổng diện tích rau màu gieo cấy 65.000 ha.

- Tổng diện tích cây ăn quả: 235.500 ha, trong đó 90.000ha đã thu hoạch, 105.700 ha chưa đến kỳ thu hoạch, 129.800 ha đã đến kỳ thu hoạch.

Các tỉnh tổ chức thu hoạch những diện tích đã đến kỳ thu hoạch.

VI. ĐỐI VỚI LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT

          - Về rà soát số dân ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh MNPB đến Nghệ An: 114.895 người (Cao Bằng 3.219, Lạng Sơn 8.632, Thái Nguyên 279, Bắc Kạn 7.552, Hà Giang 315, Tuyên Quang 375, Lai Châu 9.580, Điện Biên 13.300, Sơn La 9.690, Hoà Bình 16.010, Phú Thọ 12.225, Thanh Hóa 33.718). Các tỉnh đã sẵn sàng phương án sơ tán dân theo diễn biến thực tế mưa, lũ.

          - Vị trí giao thông có nguy cơ sạt lở, ngập lụt: 2.362 điểm (Cao Bằng 36, Lạng Sơn 67, Quảng Ninh 131, Thái Nguyên 130, Bắc Kạn 150, Bắc Giang 39, Hà Giang 104, Tuyên Quang 327, Lào Cai 700, Yên Bái 57, Lai Châu 200, Điện Biên 170, Sơn La 72, Hoà Bình 57, Phú Thọ 23, Thanh Hóa 15, Nghệ An 84). Các tỉnh đã sẵn sàng phương án cảnh báo, tổ chức canh gác tại những khu vực nguy hiểm.

VII. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Đến 7h sáng ngày 11/8/2022, chưa có thông tin về thiệt hại do bão, mưa lớn gây ra.

VIII. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

- Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai Lê Văn Thành đã chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai ứng phó với bão (Văn bản số 5051/VPCP-NN ngày 09/8/2022).

- Ban Chỉ đạo, Văn phòng TT đã ban hành 02 Công điện và 02 văn bản chỉ đạo sớm (ngay từ khi hình thành vùng áp thấp trên biển Đông) và đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện; Lãnh đạo VPTT trực tiếp điện, đôn đốc các tỉnh/Tp triển khai ứng phó, cập nhật công tác chỉ đạo triển khai; đã có 02 văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo QGPCTT Lê Văn Thành về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó.

- Đoàn công tác của Ban chỉ đạo do Thứ trưởng – Phó trưởng Ban Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Trần Quang Hoài đi kiểm tra, chỉ đạo công tác sẵn sàng ứng phó với bão tại Quảng Ninh, Hải Phòng.

- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hoá Thể thao và Du lịch đã có công điện chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý khi có tình huống; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão.

- Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo ATNĐ, bão phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin về diễn biến bão, công tác chỉ đạo ứng phó của Ban Chỉ đạo và hướng dẫn kỹ năng ứng phó.

- Văn phòng thường trực BCĐQG PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, tham mưu kịp thời lãnh đạo Ban Chỉ đạo công tác chỉ đạo ứng phó; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó và lập 02 nhóm Zalo (CVP BCH các tỉnh miền núi và CVP BCH các tỉnh ven biển chịu ảnh hưởng của bão) để thường xuyên liên lạc, đôn đốc, nắm tình hình.

  1. Địa phương:

- 22/22 tỉnh/tp ven biển và miền núi phía Bắc đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão và mưa do bão; tổ chức các đoàn công tác của lãnh đạo BCH kiểm tra trực tiếp tại các huyện trọng điểm.

- Các tỉnh chủ động cấm biển: Quảng Ninh (12 giờ ngày 10/8); Hải Phòng (18 giờ ngày 10/8); Thái Bình (15h ngày 10/8); Nam Định (dự kiến 15h ngày 10/8); Ninh Bình (13h ngày 10/8).

- Đã rà soát kế hoạch, phương án sơ tán di dời dân vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, trong đó:

+ 04 tỉnh/TP Q.Ninh, H.Phòng, N.Định, T.Bình, N.Định: di dời lao động khu nuôi trồng thủy hải sản; kiểm tra, rà soát PA bảo vệ các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu,…

+ Các tỉnh miền núi phía Bắc: Sẵn sàng phương án di dời người dân ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí xung yếu.

- Tổ chức quản lý tàu thuyền, phương tiện, hoạt động du lịch; rà soát các khu vực khai thác khoáng sản; hạ thấp mực nước đệm trong công trình thuỷ lợi…

IX. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Hoàn lưu vùng áp thấp tiếp tục gây mưa vừa, mưa to tại các tỉnh Bắc Bộ và gió mùa Tây Nam tiếp tục hoạt động mạnh, để ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cần khẩn trương tiếp tục triển khai một số nội dung sau:

  1. Đối với tuyến biển, đảo:

- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thông báo đến chính quyền địa phương và người dân để chủ động kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp khi đã đảm bảo an toàn.

  1. Đối với vùng đồng bằng và ven biển Bắc Bộ:

- Theo dõi tình hình thời tiết, sẵn sàng ứng phó với tình huống mưa lớn.

- Kiểm tra hệ thống thoát nước, tổ chức tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

- Triển khai phương án di dân khu vực không đảm bảo an toàn ảnh hưởng của mưa lũ, sạt lở.

- Triền khai vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất khi đã đảm bảo an toàn.

  1. Đối với miền núi phía Bắc:

- Theo dõi tình hình thời tiết, sẵn sàng ứng phó với tình huống mưa lớn.

- Chỉ đạo lực lượng xung kích rà soát, khơi thông các dòng chảy, các điểm bị tắc nghẽn trên các sông suối, kiểm tra rà soát, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và canh gác, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông an toàn tại các trọng điểm xung yếu.

- Rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt.

- Triển khai phương án bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố giao thông.

- Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu xả lũ; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản.

  1. Đối với các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Cà Mau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến gió mùa Tây Nam, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp.

  1. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cập nhật, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo cảnh báo về: mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, gió mùa Tây Nam và khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo độ tin cậy, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
  2. Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ sau bão. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.
  3. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thời lượng, kịp thời đưa tin về diễn biến mưa lũ sau bão và công tác chỉ đạo ứng phó.

8. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm