Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 09/9/2021



 

BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng chống thiên tai ngày 09/9/2021

 I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin cơn bão số 5 (tên quốc tế ConSon)

Hồi 04h00 ngày 10/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15km. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (ngày 10/9) từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 116,0 độ Kinh Đông.  RRTT cấp 3.

Ngoài ra theo tin tức quốc tế, tính đến 16h/09/9, bão Conson đã gây thiệt hại tại Philippin: 14 người chết, 31 người mất tích, 20.777 hộ/83.650 người bị ảnh hưởng, 9.829 người phải sơ tán; 3.843 nhà và 154 đoạn đường; 20 tỉnh, thành phố bị mất điện; 52.871 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại. Ước thiệt hại 6,1 triệu USD.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/08/9-19h/09/9): Khu vực đồng bằng Bắc Bô và Trung Bộ rải rác có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to lượng mưa phổ biến 50-90mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Xuân Thủy (Nam Định) 162mm; Đa Cốc (Thái Bình) 150mm; Tân Trường (Thanh Hóa) 117mm; Na Ngoi (Nghệ An) 159mm; Kỳ Thịnh (Hà Tĩnh) 147mm; Tân Mỹ (Quảng Bình) 214mm; Ba Đông (Quảng Bình) 179mm.

- Mưa đêm (19h/9/9-6h/10/9): Hầu hết các khu vực trên cả nước có mưa nhỏ hoặc không mưa, riêng khu vực Tây Nguyên  và Nam Trung Bộ có mưa vừa, lương mưa phổ biến 20-40mm

- Mưa 3 ngày (19h/06/9-19h/9/9):  khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100 -150mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Đa Cốc (Thái Bình) 273mm; Thành phố Nam Định (Nam Định) 259mm; Cụ Thôn (Thanh Hóa) 231mm; Kỳ Thượng (Hà Tĩnh) 298mm; Tân Mỹ (Quảng Bình) 393mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 327mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 244mm.

3. Tình hình thủy văn

Mực nước các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên ở mức thấp biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa; mực nước sông Cửu Long đang lên theo triều.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Tình hình tàu thuyền:

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, tính đến 06h00 ngày 10/9/2021 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 71.500 tàu, thuyền/349.088 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, chủ động tránh, trú. Trong đó:

- Hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa: 224 tàu/1.904 người (Quảng Nam 117/934 người; Quãng Ngãi 99 tàu/ 918 người; Bình Định 8 tàu/52 người) giảm 273 tàu/2.200 người so với báo cáo 6h00 ngày 09/9/2021.

- Hoạt động khu vực khác: 9.632 tàu/ 52.672 người.

- Neo đậu tại bến: 61.644 tàu/ 294.512 người.

2. Tình hình tàu vận tải:

Tính đến 16h00 ngày 09/9/2021, có 1.201 tàu thuyền đang trong khu vực quản lý của các Cảng vụ hàng hải từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, trong đó có 439 tàu biển và 762 phương tiện thủy nội địa (PTTNĐ).

3. Tình hình nuôi trồng thủy hải sản: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có 164.625 ha diện tích và 203.602 lồng, bè nuôi trồng thủy sản.

4. Khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có 55 khu neo đậu với tổng sức chứa 34.761 tàu.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

1. Hồ chứa thủy điện

Lưu lượng về các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng dao động từ 23,8 đến 2.682 m3/s. Hiện nay, mực nước các hồ Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đang ở mức thấp so với mực nước cho phép từ 5-8m. Các hồ vận hành phát điện theo kế hoạch.

Đối với các hồ thủy điện trên các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, dung tích các hồ đạt khoảng 13-70% dung tích thiết kế.

2. Hồ chứa thủy lợi

- Khu vực Bắc Bộ: có 2.543 hồ (13 hồ đang thi công), dung tích 34-95% DTTK.

- Khu vực Trung Bộ: có 2.840 hồ (111 hồ đang thi công), dung tích 13-75% DTTK.

- Khu vực Tây Nguyên: Có 1.246 hồ (48 hồ đang thi công), dung tích 67-84% DTTK.

IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

- Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có 33 vị trí đê điều xung yếu, trong đó có 24 đoạn đê (với chiều dài 37,22km) và 09 cống dưới đê;

- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có 22 vị trí đê điều xung yếu, trong đó có 14 vị trí đê, 08 vị trí cống dưới đê

15 công trình đang thi công dở dang (Thái Bình: 02; Ninh Bình: 01; Thanh Hóa: 02; Nghệ An: 01, Quảng Trị: 06, Thừa Thiên Huế: 03).

V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. Các tỉnh miền núi phía Bắc: hiện có 400.384ha lúa vụ mùa (nhiều nhất tại Bắc Giang 51.000, Điện Biên 47.200, Thái Nguyên 39.350); trong đó đã thu hoạch 10.554 ha (Hà Giang 5.500, Lai Châu 3.554, Yên Bái 950, Thái Nguyên 250).

2. Các tỉnh đồng bằng: Hiện có 477.631 ha lúa mùa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng vào kỳ làm đòng (nhiều nhất tại: Thái Bình 76.500ha; Nam Định 72.721ha); 149.571ha lúa mùa (nhiều nhất tại Thanh Hóa 115.300ha) và 23.486ha lúa Hè Thu các tỉnh Bắc Trung Bộ đến kỳ thu hoạch, trong đó Nghệ An đã thu hoạch được 70%.

VI. KẾ HOẠCH SƠ TÁN DÂN

1. Miền núi phía Bắc:

- Sơ tán 154.396 dân khu vực nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất (Bắc Giang 14.741; Lạng Sơn 33.076; Phú Thọ 12.225; Yên Bái 727; Lào Cai 2.000; Hòa Bình 11.094; Sơn La 9.348; Lai Châu 415; Thái Nguyên 20.992; Bắc Cạn 842; Hà Giang 792; Điện Biên 2.314; Cao Bằng 45.829).

- Sơ tán 143.392 dân khu vực ven sông và ngoài đê: Tuyên Quang 27.003; Bắc Giang 24.356; Lạng Sơn 37; Phú Thọ 60.751; Yên Bái 3.119; Hòa Bình 4.805; Thái Nguyên 8.550; Bắc Cạn 479; Hà Giang 130; Điện Biên 5.162).

2. Ven biển và đồng bằng:

- Sơ tán 231.096 dân khu vực ven biển (Quảng Ninh 6.018; Hải Phòng 5.252; Thái Bình: 3.108; Nam Định: 12.398; Ninh Bình 1.392; Thanh Hóa 174.905; Nghệ An 18.200; Hà Tĩnh 9.823);

- Sơ tán 237.393 dân khu vực ven sông và ngoài đê (Hải Phòng 5.604; Thái Bình: 22.459; Thanh Hóa 105.568; Nghệ An 64.786; Hà Tĩnh 658).

VII. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VEN BIỂN:

Tổng 4.280 ca F0/ 06 tỉnh, thành phố /29 huyện, thị xã, cụ thể như sau:

- Thanh Hóa 215 ca F0/ 5 huyện (TP. Thanh hóa, Nga Sơn, Như Thanh, Nông Cống, TX. Nghi Sơn);

- Nghệ An 1.105 ca F0/ 6 huyện (TP. Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Cửa Lò, Nam Đàn );

- Quảng Bình 928 ca F0/ 3 huyện (Đồng Hới, Bố Trạch, Tuyên Hóa);

- Đà Nẵng 1.524 ca F0/ 7 quận (quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang);

- Thừa Thiên Huế 322 ca F0/ 5 huyện (Phong Điền, Nam Đông, Phú Lộc, TP. Huế, Quảng Điền, Phú Vang);

- Quãng Ngãi 185 ca F0/ 2 huyện (Bình Sơn, TP.Quãng Ngãi)

VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Sáng ngày 09/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức họp trực tuyến với 14 tỉnh miền núi phía Bắc và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo công tác ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét sạt lở đất.

- Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 93/TWPCTT ngày 09/9/2021 gửi các đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.

- Bộ Y tế đã có Công điện số 1360/CĐ-BYT ngày 09/9/2021 gửi các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về việc triển khai công tác y tế ứng phó với bão Conson và mưa lớn.

- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao Thông vận tải, Y tế, Công thương, Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã ban hành văn bản, công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ động ứng phó với diễn biến bão và mưa lớn. Bộ đội Biên Phòng các tỉnh Quảng Ninh đến Bình Thuận đã tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại 42 điểm.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thường xuyên nắm bắt thông tin, tham mưu triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão và mưa lớn trong điều kiện dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp.

2. Địa phương

- Các địa phương đã triển khai thực hiện nội dung Công điện số 10/CĐ-TW ngày 7/9/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Đến nay đã có 27 tỉnh, thành phố đã ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành và các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão trên biển Đông.

- Các địa phương đã rà soát kế hoạch, phương án sơ tán di dời dân vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, mưa lũ

 - 19 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận quyết liệt kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

- Các tỉnh Quảng Ninh,Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã tổ chức các đoàn kiểm tra khu vực trong điểm xung yếu đê điều và hồ chứa.

IX. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp tục triển khai công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 Thủ tướng Chính phủ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai thông tin tới địa bàn và người dân để chủ động các biện pháp ứng phó.

2. Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và khu vực Bắc Bộ thực hiện Công điện số 10/CĐ-TW hồi 15h00 ngày 07/9/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công điện số 1360/CĐ-BYT ngày 09/9/2021 và Sổ tay hướng dẫn PCTT trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (Quyết định 16/QĐ-TWPCTT ngày 23/8/2021).

3. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão trên Biển Đông để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn trên cả 2 tuyến biển và đất liền; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm nhất là 03 tỉnh vẫn còn tàu thuyền hoạt động khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, hướng dẫn kỹ năng nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả, phù hợp với diễn biến bão, mưa lũ và an toàn chống dịch Covid-19.

- Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid phù hợp với tình huống thiên tai cụ thể tại địa phương. Đặc biệt đối với các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (vùng đỏ) cần tập trung lực lượng y tế để sẵn sàng xử lý các tình huống.

4. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cập nhật, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo cảnh báo về: bão, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo độ tin cậy, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.

5. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.

6. Tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.

Tải file đính kèm tại đây