I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tin mưa dông và cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở vùng núi Bắc Bộ
Từ đêm ngày 08/9 ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm có mưa, mưa vừa, riêng các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La có mưa to đến rất to và dông mạnh (lượng mưa phổ biến 40-80mm/12 giờ, có nơi trên 150mm/12 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Cảnh báo: Từ nay đến hết ngày 12/9, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, riêng vùng núi và trung du có mưa to đến rất to và dông. Cấp độ RRTT: cấp 1.
2. Tin cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía Nam
Hiện nay, gió mùa Tây Nam ở phía Nam đang hoạt động với cường độ từ trung bình đến mạnh.
Dự báo: Ngày và đêm 09/9, trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2.0-3.0m, biển động. Cấp độ RRTT: cấp 1.
3. Tình hình mưa:
- Mưa ngày: Từ 19h ngày 07/9 đến 19h ngày 08/9, trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Nậm Giàng (Lai Châu) 51mm; Bất Mọt (Thanh Hóa) 78mm; Tây Trà (Quảng Ngãi) 54mm; Đắc Tô (Kon Tum) 43mm; Yaly (Gia Lai) 49mm; Biên Hòa (Đồng Nai) 82mm; Đồng Phú (Bình Phước) 112mm.
- Mưa đêm: Từ 19h ngày 08/9 đến 07h ngày 09/9, vùng núi Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, mưa vừa với lượng mưa dưới 30mm, riêng tại Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang có mưa to đến rất to, một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Đường Âm (Hà Giang) 89mm, Bắc Quang (Hà Giang) 120mm, Khẩu Tinh (Tuyên Quang) 151mm, Sinh Long (Tuyên Quang) 141mm, Hồng Thái (Tuyên Quang) 88mm, Nhạn Môn (Bắc Kạn) 53mm.
- Mưa 3 ngày: Từ 19h ngày 05/9 đến 19h ngày 08/9, các khu vực trên cả nước có mưa, lượng mưa phổ biến từ 40-60mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Mường Tè (Lai Châu) 94mm; Hội An (Quảng Nam) 64mm; Đắc Tô (Kon Tum) 62mm; Pleiku (Gia Lai) 95mm; Đồng Phú (Bình Phước 125mm); Phước Long (Bình Phước) 77mm; Biên Hòa (Đồng Nai) 91mm.
4. Tình hình thủy văn:
- Các sông Bắc Bộ: Trên sông Đà, lưu lượng đến hồ Hòa Bình đang dao động theo điều tiết của thủy điện Sơn La. Mực nước sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng đang biến đổi chậm, lúc 01h/09/9 mực nước tại Hà Nội là 1,88m. Dự báo đến 7h/10/9 có khả năng ở mức 1,9m.
- Các sông Trung Bộ, Tây Nguyên: Mực nước các sông đang biến đổi chậm, mực nước trên sông Ngàn Sâu và hạ lưu sông La tiếp tục xuống.
- Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm. Mực nước cao nhất ngày 08/9, trên sông Tiền tại Tân Châu 2,84m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,20m. Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh, đến ngày 12/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 3,30m; tại Châu Đốc lên mức 2,65m.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA VÀ ĐÊ ĐIỀU
1. Tình hình hồ chứa:
a) Hồ chứa thủy điện:
- Khu vực Bắc Bộ: Có 05 hồ chứa vận hành theo quy trình đơn hồ xả qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Thái An: 29/59; Tà Thàng: 12/57; Ngòi Phát: 13/41; Hồ Bốn: 20/34; Suối Chăn 2: 10/50
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 03 hồ chứa vận hành theo Quy trình đơn hồ xả qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Hố Hô: 10/42; Nậm Mô: 15/130; Bản Ang: 55/160.
- Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng lúc 07h00 ngày 09/9: Hòa Bình: Htl 98,10m/110m; Sơn La: Htl 195,94m/209m; Tuyên Quang: Htl 109,7m/115m; Thác Bà: 51,9m/57m.
b) Hồ chứa thủy lợi:
Hiện có 04 hồ đang vận hành xả tràn là Vực Mấu (Nghệ An): 10 m3/s; Ayun Hạ: 5 m3/s, Ia Mơr: 40 m3/s, Hoàng Ân: 5 m3/s (Gia Lai).
2. Tình hình đê điều: Sự cố sạt lở kè đoạn từ K59+00-K59+200 dài 200m đê tả Nghèn, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 08/9, chính quyền địa phương đã tổ chức thi công, gia cố 2.000 m3 đá.
III. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG VÀ THIỆT HẠI
1. Ngập lụt: Tại tỉnh Hà Tĩnh nước đã rút và không còn hộ nào bị ngập.
2. Thiệt hại do mưa, lũ (không thay đổi so với BC ngày 07/9):
- Về người: 04 người chết (Quảng Bình: 02; Thừa Thiên Huế: 01; Hà Tĩnh: 01 ).
- Về nhà:
+ 67 nhà bị hư hại (Hà Tĩnh: 41; Quảng Bình: 05; Quảng Trị: 19; Thừa Thiên Huế: 02).
+ 15.455 nhà bị ngập nước (Nghệ An: 50; Hà Tĩnh: 5.567; Quảng Bình: 8.352 nhà; Quảng Trị: 1.456 nhà; Thừa Thiên Huế: 30 nhà);
- Về nông nghiệp: 16.435ha lúa, hoa màu bị ngập (Nghệ An: 3.857ha; Hà Tĩnh: 6.981ha; Quảng Bình: 723ha; Quảng Trị: 4.874ha); 256ha cây trồng hàng năm bị ngập (Quảng Bình: 129ha; Quảng Trị: 127ha); 1.330ha cây ăn quả tập trung bị ngập (Hà Tĩnh).
- Về chăn nuôi: 26 con gia súc và 6.874 con gia cầm bị cuốn trôi.
- Về thủy lợi: 50m kênh mương và 01 đập bị sạt lở, hư hỏng.
- Về thủy sản: 509ha nuôi trồng thủy sản bị ngập (Nghệ An: 439ha; Quảng Bình: 70ha).
- Công nghiệp: 430m dây điện bị đứt.
- Về giao thông: 360 điểm đường quốc lộ bị sạt lở, hư hỏng (Thanh Hóa: 144; Nghệ An: 91; Hà Tĩnh: 79; Quảng Bình: 06; Quảng Trị: 40); 08 cống bị hư hỏng (Nghệ An).
III. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
1. Trung ương:
- Ngày 08/9, Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả lũ lụt, trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ tại Hà Tĩnh.
- Ngày 07/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
- Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 06/9/2019 về việc hỗ trợ 2.000 tấn gạo cho Hà Tĩnh và Quảng Bình.
- Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam tổ chức các Đoàn công tác đi hỗ trợ, động viên bà còn vùng bị ảnh hưởng lũ, lụt tại Quảng Trị với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng;
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo BTL Quân khu 4 điều động lực lượng quân đội phối hợp với các lực lượng tại chỗ giúp nhân dân địa phương các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Bình khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn;
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT thường xuyên cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo diễn biến mưa lớn diện rộng, lũ trên các sông, gió mạnh trên biển đến địa phương qua fax, email, website, viber, facebook…
2. Địa phương:
- Lãnh đạo Tỉnh, BCH PCTT&TKCN các tỉnh Bắc Trung Bộ đã trực tiếp xuống hiện trường, chỉ đạo tổ chức cứu trợ nước, lương thực, thực phẩm nhằm khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ổn định đời sống nhân dân.
- Ngày 07-08/9, Quân khu 4 và chính quyền địa phương đã tiến hành di dời 07 hộ/30 nhân khẩu xã Đức Hóa (Tuyên Hóa/Quảng Bình) ra khỏi vùng nguy hiểm do nguy cơ sạt lở bờ sông Gianh.
IV. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Vùng núi Bắc Bộ:
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi diễn biến mưa, lũ, kịp thời tham mưu chỉ đạo ứng phó;
- Kiểm tra, đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa, đê điều, công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng.
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
- Đảm bảo an toàn cho người dân, học sinh tới trường, đề phòng tai nạn do điện;
- Kiểm tra, tổ chức cứu trợ nước uống, lương thực, thực phẩm kịp thời khi có yêu cầu, không để người dân bị đói;
- Huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, khôi phục nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khôi phục sản xuất;
- Thống kê, đánh giá thiệt hại; đánh giá nhu cầu hỗ trợ để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
- Xử lý thông tuyến giao thông, các sự cố đê điều, sạt lở đất;
- Hà Tĩnh, Quảng Bình: triển khai tiếp nhận 2.000 tấn gạo theo QĐ 1154 của Thủ tướng Chính phủ./.Tải file