BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 06/9/2021
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin bão CONSON
Theo bản tin Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hiện nay ở vùng biển Đông Nam Phi-Líp-Pin có một cơn bão vừa hình thành và có tên quốc tế là CONSON với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo: bão sẽ đi vào khu vực phía Bắc biển Đông trong đêm ngày 08/9 đến ngày 09/9 và có khả năng mạnh thêm. Bão có khả năng đổ bộ vào miền Bắc nước ta và gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc.
2. Tin mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Tây Nguyên và Nam Bộ
Ngày 07/9, ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-70mm, có nơi trên 90mm. Từ đêm 07/9 đến ngày 09/9, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình, Sơn La có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa 50-100mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt; các nơi khác ở Bắc Bộ và khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông.
Ngoài ra, từ ngày 07/9 đến ngày 09/9, ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 40-70mm/24h, có nơi trên 100mm/24h (mưa tập trung vào chiều và tối).
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cục bộ tại khu vực miền núi và ngập úng cục bộ tại những vùng, đô thị trũng thấp.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
3. Tin cảnh báo mưa dông và gió giật mạnh trên biển
Ngày và đêm 07/9, ở Vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
4. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/05/9 đến 19h/06/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 50mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Lâm Thủy (Quảng Bình) 91mm, Trường Sa (Khánh Hòa) 78mm, Biển Hồ (Gia Lai) 85mm, Thị trấn Chư Prông (Gia Lai) 81mm, Xuân Phú (Đăk Lăk) 68mm, Nam Ban (Lâm Đồng) 102mm.
- Mưa đêm (19h/06/9 đến 07h/07/9): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến dưới 50mm. Một số trạm mưa lớn hơn như: M Drak (Đắk Lắk) 120mm; Cư Króa (Đắk Lắk) 96mm; Liên Khương (Lâm Đồng) 88mm; Hồ Đá Đen (Khánh Hòa) 56mm; Trường Xuân (Quảng Bình) 56mm.
- Mưa 3 ngày (19h/03/9 đến 19h/06/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, mưa vừa đến mưa to, tổng lượng mưa phổ biến dưới 150mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Yên Bình (Hà Giang) 167mm, Hà Giang (Hà Giang) 161mm, Thông Nguyên (Hà Giang) 159mm, Hồ Mỹ Thuận (Bình Định) 152mm, Ninh Tây (Khánh Hòa) 172mm, Phú Quý (Bình Thuận) 231mm, Thị trấn Chư Prông (Gia Lai) 184mm, Nam Ban (Lâm Đồng) 153mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
- Mực nước lúc 07h/07/9 trên sông Hồng tại Hà Nội là 2,28m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,86m. Dự báo: Đến 07h/08/9, mực nước tại Hà Nội ở mức 2,2m; 19h/07/9, mực nước tại Phả Lại ở mức 1,4m.
- Mực nước các sông khu vực Miền Trung và Tây Nguyên biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa. Riêng lũ trên sông Cam Ly ngày 06/9 lên chậm, tại trạm Thanh Bình đỉnh lũ đạt mức 832,15m (> BĐ II: 0,15 m, vào lúc 01h00) và xuống dần, mực nước tại Thanh Bình lúc 07h00/07/9 là: 831,76 m (<BĐ II: 0,24 m).
- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên theo triều. Mực nước cao nhất ngày 05/9 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,77m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,77m. Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều. Đến ngày 10/9 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,98m; tại Châu Đốc ở mức 1,96m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống liên hồ chứa:
a) Hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
|
(từ 22/8÷15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
06/9
|
203,73
|
117,11
|
2.381
|
2.353
|
209
|
07/9
|
203,87
|
115,07
|
2.032
|
1.115
|
Hòa Bình
|
7h
|
06/9
|
101,58
|
12,15
|
2.568
|
2.074
|
110
|
07/9
|
101,75
|
11,95
|
1.275
|
1.522
|
Tuyên Quang
|
7h
|
06/9
|
108,48
|
48,71
|
474
|
225
|
115
|
07/9
|
108,64
|
48.64
|
473
|
224
|
Thác Bà
|
7h
|
06/9
|
51,57
|
20,74
|
222
|
0
|
58
|
07/9
|
51,57
|
22,23
|
238
|
140
|
Bản Chát
|
7h
|
06/9
|
465,26
|
369,05
|
148
|
0
|
475
|
07/9
|
465,34
|
369,10
|
85
|
0
|
Huội Quảng
|
7h
|
06/9
|
368,63
|
203,7
|
50
|
5
|
370
|
07/9
|
368,64
|
203,70
|
39
|
5
|
Lai Châu
|
7h
|
06/9
|
282,55
|
205,43
|
1.255
|
1.647
|
295
|
07/9
|
281,52
|
205,47
|
1.190
|
1.583
|
Lưu lượng về các hồ dao động từ 16,6 đến 2.771 m3/s. Hiện nay, mực nước các hồ đang ở mức thấp so với mực nước cho phép. Các hồ vận hành phát điện theo kế hoạch.
b) Đối với các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (10/10 lưu vực đang trong thời gian mùa lũ).
Hiện nay, dung tích các hồ đạt khoảng 13-70% dung tích thiết kế. Một số hồ thủy điện có dung tích lớn hơn như: Khe Bố: 96,41% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,41m); Chi Kê: 100%; A Lưới: 75,9% (thấp hơn MNCN trước lũ 2,32m); An Khê: 92,47% thấp hơn MNCN trước lũ 0,37m); Sê San 4: 96,87% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,53m); Srêpôk 4: 98,54% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,12m); Srok Phu Miêng: 97,84% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,15m). Các hồ vận hành phát điện theo kế hoạch.
2. Hồ chứa thủy lợi
Trên cả nước có 6.750 hồ. Mực nước các hồ ở mức thấp, dung tích trung bình đạt từ 15-96% DTTK, cụ thể:
- Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ, dung tích trung bình đạt 51-81% DTTK. Ngoài ra, một số hồ chứa đạt dung tích cao như: Chiềng Khoi 100%, Suối Chiếu 101%, (Sơn La); Ngòi Vần 103%, Lửa Việt 104% (Phú Thọ); Thác La 129%, Yên Quang 1 100%, Yên Thắng 1 101%, Yên Đồng 1 100% (Ninh Bình).
- Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt 15-54% DTTK.
- Nam Trung Bộ có tổng số 517 hồ, dung tích trung bình đạt từ 14-51% DTTK.
- Tây Nguyên có tổng số 1.246 hồ, dung tích trung bình đạt từ 31-85% DTTK. Ngoài ra, một số hồ đạt dung tích cao như: Đắk Lông Thượng 100%, Phúc Thọ 103%, Đăk Lé 100%, Đạ Tẻh 119% (Lâm Đồng); Đăk Rtang 104%, Đăk Nang 100% (Đắk Nông).
- Nam Bộ có tổng số 121 hồ, dung tích trung bình đạt từ 62-72% DTTK.
Hiện không có sự cố mất an toàn.
3. Tình hình đê điều:
Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
1. Tỉnh An Giang: Ngày 06/9/2021, tại khu vực rạch Cái Sắn thuộc Tổ 13, 14 khóm Thới Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên xảy ra sự cố sạt lở với chiều dài là 40 m.
T2. ỉnh Tây Ninh: Ngày 03/9/2021, trên địa bàn các huyện Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, do mưa lớn làm ngập cục bộ 33 căn nhà; 36ha cây trồng, hư hỏng hoàn toàn 25m bờ kè đường.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thường xuyên nắm bắt thông tin, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để chủ động ứng phó.
- Ngày 06/9/2021, Văn phòng thường trực Ban CĐ QGPCTT đã có công văn số 391/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ ngành và các tỉnh/tp ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các tỉnh khu vực Bắc Bộ sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn.
- Các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp tục triển khai công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 Thủ tướng Chính phủ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai thông tin tới địa bàn và người dân để chủ động các biện pháp ứng phó.
VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Đối với tuyến biển và ven bờ:
- Theo dõi chặt chẽ các bản tin về bão; thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết biễn biến của bão để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp; sẵn sàng phương án đảm bảo an cho phương tiện và cho người trên các tàu thuyền vận tải, tàu thuyền đánh cá vãng lai.
- Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; an toàn cho nhân dân trên các đảo ven biển;
- Tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão.
- Duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
2. Đối với vùng đồng bằng: Sẵn sàng phương án vận hành công trình tiêu úng, đề phòng ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra mưa lớn.
3. Đối với khu vực miền núi:
- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, khu khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
4. Trung tâm KTTV Quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác để các bộ ngành, địa phương triển khai ứng phó phù hợp.
5. Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói, Thông tấn xã, Hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường các thông tin đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh.
6. Duy trì lực lượng trực ban, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.
File đính kèm