Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 04/11/2020



BÁO CÁO NHANH
 Công tác trực ban ngày 04/1
1/2020

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin bão khẩn cấp trên biển Đông (cơn bão số 10)

Hồi 04h/05/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách cách bờ biển Quảng Ngãi đến Phú Yên khoảng 330km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, vận tốc 10km/giờ và suy yếu thành ATNĐ. Đến 04 giờ ngày 06/11, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Quảng Ngãi đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 12,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. 

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/03/11 đến 19h/04/11): khu vực Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến 20-30mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Đông Hải (Bạc Liêu) 93mm; Phú Tân (Cà Mau) 68mm; Long Phú (Sóc Trăng) 56mm.

- Mưa đêm (19h/03/11 đến 07h/04/11): khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, phổ biến dưới 20mm, một số trạm lớn hơn như: Gia An (Bình Thuận) 52mm; Ma Đa Gui (Lâm Đồng) 35mm; Định Quán (Đồng Nai) 32mm; Tam Trà (Quảng Nam) 30mm.

Dự báo: Trong ngày 05-06/11, ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt; ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên mưa phổ biến 100-200mm/đợt. Từ ngày 05-07/11 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị mưa phổ biến 100-200mm/đợt.

3. Tin cảnh báo lũ

Từ ngày 05-07/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ thượng nguồn các sông ở Hà Tĩnh, các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Kon Tum ở mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên, Gia Lai có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, TRỒNG TRỌT

1. Tàu thuyền

- Theo báo cáo số 706/BC-CQTT ngày của cơ quan thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 06h/05/11: Đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 49.884 phương tiện/232.118 người, biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động di chuyển vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong đó có 19 tàu/90 LĐ (Đà Nẵng: 02/21; Quảng Ngãi: 02/14; Khánh Hòa 15/55) nằm trong khu vực nguy hiểm, tuy nhiên đây là các tàu hoạt động ven bờ, đi về trong ngày.

- Theo báo cáo của Bộ GTVT, số lượng tàu thuyền ở khu vực vùng nước cảng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 1.191 phương tiện vận tải đang neo đậu và tránh trú (331 tàu biển; 860 phương tiện thủy nội địa). Bộ GTVT có công điện chỉ đạo các cảng vụ hàng hải giữ liên lạc, hướng dẫn các tàu trú tránh bão.

2. Nuôi trồng thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa:

- Số lồng bè: 175.253 lồng, bè (đặc biệt tại Phú Yên: 81.177, Khánh Hòa: 91.225).

- Tổng diện tích: 11.967 ha (đặc biệt tại Phú Yên: 2.628, Khánh Hòa: 3.779).

Các địa phương đã tổ chức gia cố, di dời lồng bè và triển khai các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó tỉnh Phú Yên đã di dời toàn bộ 4.050 lao động trên các lồng bè; tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị phương án di dời 13.617 LĐ trên các lồng bè khi có lệnh, phù hợp với diễn biến của bão.

3. Trồng trọt

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tình hình sản xuất khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) và Tây Nguyên:

- Lúa hè thu: cơ bản đã thu hoạch xong.

- Lúa mùa: đã thu hoạch 148.410ha, còn 110.904ha chưa thu hoạch (duyên hải Nam Trung Bộ 51.523ha, Tây Nguyên 59.381ha), trong đó, 45.949ha đã đến kỳ thu hoạch (duyên hải Nam Trung Bộ 10.504ha, Tây Nguyên 35.445ha).

Các địa phương đang chỉ đạo đẩy nhanh việc thu hoạch các trà lúa đã chín.

III. CÔNG TÁC SƠ TÁN DÂN

 Các tỉnh từ Quãng Ngãi đến Khánh Hòa đã rà soát, chuẩn bị công tác sơ tán dân trước khi bão đổ bộ. Tổng số dân dự kiến sơ tán 7.688 hộ/28.285 người, trong đó đã thực hiện sơ tán 2.178 hộ/8.125 người, cụ thể:

- Quãng Ngãi: Dự kiến sơ tán 1.019 hộ/3.855 người; đã sơ tán 1.166 hộ/4.543 người (ở các khu vực có nguy cơ sạt lở).

- Bình Định: Dự kiến sơ tán 1.019 hộ/4.288 người.

- Phú Yên: Dự kiến sơ tán 3.688 hộ/12.226 người; đã sơ tán 1.012 hộ/2.989 người (tại các khu vực nguy hiểm ven biển).

- Khánh Hòa: Dự kiến sơ tán 1.872 hộ/7.916 người; đã sơ tán 683 người (tại các khu vực có nguy cơ sạt lở thuộc huyện Vạn Ninh).

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Tình hình hồ chứa

a) Hồ chứa thủy lợi.

Theo báo của Tổng cục Thủy lợi, đến 17h ngày 4/11/2020, tình hình hồ chứa các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa như sau:

- Các hồ có cửa van đầy nước: 17 hồ (Nghệ An: 02 hồ, Hà Tĩnh: 02 hồ, Thừa Thiên Huế: 11 hồ, Quảng Nam: 02 hồ).

- Các hồ đang xả tràn: 06 hồ: hồ Kẻ Gỗ 10m3/s, Ngàn Trươi 115m3/s (Hà Tĩnh); Tả Trạch 162m3/s (Thừa Thiên Huế); Khe Tân 12m3/s, Thạch Bàn 9m3/s (Quảng Nam); Định Bình 170m3/s (Bình Định).

- Khu vực Bắc Trung Bộ: 55 hồ hư hỏng; 41 hồ đang thi công.

- Khu vực Nam Trung Bộ: 26 hồ hư hỏng, 32 hồ đang thi công.

- Khu vực Tây Nguyên: 41 hồ hư hỏng; 43 hồ đang thi công.

b) Hồ chứa thủy điện.

Theo báo cáo của Bộ Công thương: Có 203 hồ cập nhật thông tin, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Bắc Bộ, Đông Nam Bộ giảm, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung dao động nhẹ, các hồ vận hành bình thường. Trong đó tình hình vận hành các hồ thuộc khu vực chịu ảnh hưởng bão như sau:

- Khu vực Tây Nguyên: có 20 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, trong đó một số hồ có lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) lớn như: Se San 4a: 180/660; ĐăkSrông 3A: 195/305; ĐăkSrông 3B: 139/286.

- Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: có 11 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) lớn như: Sông Bung 6: 294/563; Sông Ba Hạ: 400/700.

2. Tình hình đê điều

Tổng sự cố đê, kè do ảnh hưởng của bão số 9 và mưa lũ là 11 sự cố (không thay đổi so với báo cáo ngày 04/11).

V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠICÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CƠN BÃO SỐ 9

1. Tình hình thiệt hại do bão số 9 (tính đến 7h ngày 05/11/2020)

a) Về người

- Người chết, mất tích 83 người, trong đó:

+ Chết 40 người (tăng 01 người so với báo cáo ngày 03/11 do đã tìm thấy thi thể tại Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam), trong đó: Nghệ An 10; Quảng Nam 28 (Nam Trà My 18, Bắc Trà My 01, Phước Sơn 09); Gia Lai 01; Đắk Lắk 01.

- Mất tích: 43 người (giảm 01 người ở Quảng Nam so với báo cáo ngày 03/11 do đã tìm thấy thi thể), trong đó: Quảng Nam 19 (Nam Trà My 14, Phước Sơn 04, Hiệp Đức 01); Bình Định 23, Kon Tum 01.

 (Để chủ động phòng tránh bão và mưa lũ, từ ngày 05/10 các lực lượng tạm dừng công tác TKCN và sẽ tiếp tục triển khai sau khi bão tan, thời tiết thuận lợi).

b) Giao thông

Theo Báo cáo nhanh ngày 05/11 của Bộ Giao thông vận tải, Quốc lộ 49 (Thừa Thiên Huế) còn 04 điểm bị tắc, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây còn 03 vị trí bị tắc (Quảng Bình: 01; Quảng Trị: 02).

c) Ngập lụt: Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nghệ An, tính đến 17h/04/11 vẫn còn 310 hộ bị ngập (thành phố Vinh 10, bãi sông xã Hưng Lợi, Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên 300 hộ).

d) Khôi phục điện lưới: Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính 7h/05/11, cơ bản đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho tất cả các xã; chỉ còn mất điện cục bộ tại một số khu vực còn bị ngập, chia cắt.

e) Số nhà hư hỏng chưa khôi phục được: 252 nhà (Quảng Bình 200, Đà Nẵng 07, Bình Định 40, Kon Tum 05). Hiện người dân đang ở nhờ nhà người thân; riêng 18 hộ ở Bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đang ở nhà tạm do bộ đội dựng.

g) Trường học: Hiện các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa đã khắc phục các điểm trường bị thiệt hại và cho học sinh đi học bình thường.

h) Thị trường: Theo báo cáo của Bộ Công thương hiện nay việc hoạt động cung cấp, sản xuất hàng hóa, nhu yếu phẩm, vật liệu xây dựng tại các khu vực ảnh hưởng đã được khôi phục cơ bản ổn định và dần trở lại bình thường.

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ BÃO SỐ 10

1. Trung ương

 - Các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ đã có các Công điện chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc, các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến của bão số 10 và tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo theo dõi sát diễn biến của bão, phối hợp cùng các cơ quan, địa phương liên quan trao đổi, chia sẻ, cung cấp thông tin, phục vụ tham mưu chỉ đạo điều hành.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin cảnh báo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, mưa lũ.

2. Địa phương

- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã có Công điện gửi các Sở ngành, địa phương triển khai ứng phó với bão số 10 và tình hình mưa lũ sau bão (Trong đó tỉnh Bình Định đã thực hiện cấm biển từ 17h/03/11; tỉnh Phú Yên cấm biển từ 9h/04/11; tỉnh Khánh Hòa cấm biển từ 11h/04/11).

- Các địa phương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục khắc phục hậu quả mưa, bão, giúp dân sửa chữa nhà cửa, khôi phục giao thông, lưới điện, kiểm tra vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa; rà soát các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; thống kê, đánh giá thiệt hại; sẵn sàng ứng phó với bão.

VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 35/CĐ-TW ngày 02/11/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN về chủ động ứng phó bão số 10.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, ban hành kịp thời các bản tin cảnh báo, dự báo sát với diễn biến thực tế nhất những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất…; tiếp tục thông báo, kiểm soát tàu thuyền, đặc biệt là các tàu trong vùng nguy hiểm; tàu vận tải, vãng lai neo đậu ở các cửa sông, hướng dẫn neo đậu trên bến để đảm bảo an toàn người và phương tiện.

3. Kiểm tra, hướng dẫn việc gia cố, di chuyển lồng bè, sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khách du lịch trên các đảo, ven biển, lồng bè, các khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập sâu, chia cắt, cô lập.

4. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời triển khai công tác ứng phó và cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

5. Tiếp tục công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và mưa lũ sau bão; giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, khôi phục sản xuất ổn định cuộc sống, sẵn sàng ứng phó với bão và mưa lũ sau bão; khôi phục hệ thống điện, lưu ý trước khi đóng điện trở lại cần thông báo cho các cơ quan và người dân để tránh xảy ra tai nạn.

6. Vận hành, bảo đảm an toàn công trình và hạ du các hồ đập thủy lợi, thủy điện đặc biệt đối với các hồ đập nhỏ, các hồ đập xung yếu; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông, đê biển, các công trình phòng chống thiên tai, sạt lở, nhất là các trọng điểm xung yếu và các sự cố xảy ra trong bão số 9 và các đợt mưa lũ vừa qua.

7. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.

 

File đính kèm