BÁO CÁO
Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 19/11/2019
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tin bão gần biển Đông (Bão KALMAEGI):
Hồi 01h00 ngày 20/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 122,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01h00 ngày 21/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 119,4 độ Kinh Đông, ngay bờ biển phía Tây đảo Lu-dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
2. Tin gió mùa Đông Bắc:
Ngày 19/11, không khí lạnh (KKL) đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8.
Dự báo: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của KKL, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa, có nơi mưa vừa. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời rét.
Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3. Ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh.
3. Tình hình thời tiết ngày và đêm 20/11:
- Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Sáng sớm và đêm trời rét
- Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, có mưa vài nơi. Phía bắc sáng sớm và đêm trời rét.
- Các khu vực khác: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
4. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (từ 19h/18/11-19h/19/11): Các khu vực trên cả nước hầu như không mưa hoặc có mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến dưới 30mm; riêng Quảng Bình và Kiên Giang có nơi mưa vừa, mưa to, một số trạm có lượng mưa lớn như: Lệ Thủy (Quảng Bình) 54mm; Tân Mỹ (Quảng Bình) 89mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 53mm.
- Mưa đêm (từ 19h/19/11-07h/20/11): Khu vực Trung Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Thạch Hãn (Quảng Trị) 39mm; Trà My (Quảng Nam) 34mm.
- Mưa 3 ngày (từ 19h/16/11-19h/19/11): Các khu vực cả nước có mưa, mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến từ 20 - 50mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Phú Thọ (Phú Thọ) 70mm; Lèn (Thanh Hóa) 65mm; Đồng Hới (Quảng Bình) 74mm; Tân Mỹ (Quảng Bình) 89mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 64mm.
5. Tình hình thủy văn:
- Các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm.
- Các sông Nam Bộ: Mực nước sông Cửu Long đang xuống theo triều. Mực nước cao nhất ngày 18/11 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,56m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,65m. Dự báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 23/11, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,52m; tại Châu Đốc ở mức 1,62m.
II. HỒ CHỨA
1. Hồ chứa thủy lợi:
- Khu vực Bắc Trung Bộ dung tích bình quân đạt từ 75-85%, có 02 hồ đang xả: Cửa Đạt (Thanh Hóa) Qxả 55 m3/s; Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) Qxả 85 m3/s. Hiện ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh các hồ chứa nhỏ cơ bản đã đầy nước.
- Khu vực Nam Trung Bộ dung tích bình quân đạt từ 60-80%, có 01 hồ đang xả: Định Bình (Bình Định) Qxả 21 m3/s.
- Khu vực Tây Nguyên dung tích bình quân đạt từ 80-92%, có 04 hồ đang xả: Đắk Uy (Kon Tum) Qxả 17 m3/s; Ayun Hạ (Gia Lai) Qxả 6 m3/s; Ea Soup Thượng (Đắk Lắk) Qxả 27 m3/s, Krông Buk Hạ (Đắk Lắk) Qxả 15 m3/s. Hầu hết các hồ chứa nhỏ đã đầy nước.
2. Hồ chứa thủy điện:
- Khu vực Bắc Bộ (73 hồ) và Bắc Trung Bộ (22 hồ):: Vận hành bình thường.
- Khu vực Tây Nguyên (66 hồ): 03 hồ chứa vận hành theo Quy trình liên hồ, xả điều tiết hồ chứa qua tràn/ lưu lượng về hồ (m3/s): Buôn Kốp: 218/526; Srêpôk 3: 142/586; Srêpôk 4: 40/554; 02 hồ chứa vận hành theo Quy trình đơn hồ, xả điều tiết hồ chứa qua tràn/ lưu lượng về hồ (m3/s): Đrây hlinh 1: 305/548; Hòa Phú: 127/547.
- Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ (31 hồ): 01 hồ chứa vận hành theo Quy trình đơn hồ, xả điều tiết hồ chứa qua tràn/ lưu lượng về hồ (m3/s): Sông Bung 6: 86/218.
- Khu vực Đông Nam Bộ (04 hồ): Vận hành bình thường.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
1. Trung ương:
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT đã có Công điện số 18/CĐ-TW, ngày 19/11/2019 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các Bộ, ngành liên quan đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với bão/ATNĐ và gió mùa Đông Bắc.
- Các Bộ Quốc phòng, Công An đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị Biên phòng tuyến biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, phối hợp với địa phương và gia đình chủ tàu, thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục cung cấp bản tin dự báo bão, thông tin đến nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động các biện pháp phòng, tránh.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương thông tin, truyền thông về diễn biến của bão gần Biển Đông.
2. Địa phương:
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa triển khai thực hiện nghiêm các nội dung Công điện số 18/CĐ-TW ngày 19/11/2019 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT; tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, gió mùa Đông Bắc để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
- Ban Chỉ huy PCTT &TKCN các tỉnh, thành phố ven biển: Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Thuận đã có công điện, thông báo gửi các Sở, ban, ngành và các địa phương đề nghị sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó với bão, gió mùa Đông Bắc.
IV. CÁC CÔNG VIỆC TIẾP TỤC TRIỂN KHAI
- Tiếp tục theo dõi diễn biến của bão gần biển Đông và diễn biến gió mùa Đông Bắc.
- Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Rà soát, sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các hoạt động khai thác trên biển. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.
Tải file tại đây