Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 14/9/2021



I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá ở Tây Nguyên và Nam Bộ.

Ngày 15/9, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, riêng khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-90mm, có nơi trên 120mm.

 Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chiều và tối ngày 15/9 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-50mm, có nơi trên 70mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

2. Tin cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ trên các sông từ Thanh hóa đến Quảng Bình

Từ 14/9 đến ngày 15/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-3m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên các sông nhỏ có khả năng ở mức BĐ1 và trên BĐ1; hạ lưu các sông chính ở dưới mức BĐ1. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h13/9-19h/14/9): Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to, phổ biến dưới 100mm, một số trạm mưa lớn như: Cổ Ngựa (Hải Dương) 113mm; Quỳnh Phụ (Thái Bình) 129mm;  Tỉnh Gia (Thanh Hóa) 138mm; Nghĩa Khánh (Nghệ An) 142mm; Hương Vĩnh (Hà Tĩnh) 271mm, Phú Gia (Hà Tĩnh) 211mm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 177mm; Viễn An Đông (Cà Mau) 133mm;

- Mưa đêm (19h14/9-07h/15/9): Các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến dưới 80mm, một số trạm mưa lớn như: Tiền Hải (Thái Bình) 97mm; Yên Thành (Nghệ An) 110mm; Hố Hô (Hà Tĩnh) 82mm; Dân Hóa (Quảng Bình) 152mm; Sơn Trạch (Quảng Bình) 140mm;  Hòn Đất (Kiên Giang) 140mm.

 - Mưa 3 ngày (19h/11/9-07h/14/9): Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Trung bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to mưa phổ biến  dưới 300mm, đặc biệt một số trạm mưa lớn như: Triệu Ái (Quảng Trị) 385 mm; Thượng Lộ (Huế) 365mm; Suối Đá (Đà Nẵng) 361mm; Tam Trà (Quảng Nam) 417mm; Bình Tân (Quảng Ngãi) 507mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 402mm; Lạc Dương (Lâm Đồng) 392mm;

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

  1. Mực nước lúc 7h/15/9 trên sông Hồng tại Hà Nội là 1,46m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,42m. Dự báo: Đến 07h/16/9, mực nước tại Hà Nội ở mức 1,55m; 19h/15/9, mực nước tại Phả Lại ở mức 1,25m.
  2. Mực nước các sông khu vực Miền Trung và Tây Nguyên biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

Cảnh báo ngày 15/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1-3m, đỉnh lũ ở hạ lưu các sông dưới BĐ1.

  1. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên theo triều. Mực nước cao nhất ngày 13/9 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,90m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,83m. Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên lại. Đến ngày 18/9 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,35m; tại Châu Đốc ở mức 2,25m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa trên hệ thống liên hồ chứa:

a) Hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 22/8÷15/9)

Sơn La

7h

14/9

203,52

114,67

1.678

872

209

15/9

203,67

115,52

346

1.318

Hòa Bình

7h

14/9

104,45

10,30

1.692

672

110

15/9

104,85

9,10

1.060

295

Tuyên Quang

7h

14/9

109,20

47,69

170

0

115

15/9

109,32

47,45

86

0

Thác Bà

7h

14/9

51,65

22,08

207

138

58

15/9

51,63

22,13

181

139

Bản Chát

7h

14/9

466,02

368,90

59,40

0

475

15/9

466,11

368,99

59,40

0

Huội Quảng

7h

14/9

368,29

203,40

27,80

5

370

15/9

368,11

203,60

27,80

5

Lai Châu

7h

14/9

270,51

205,14

860

1.515

295

15/9

270,22

203,68

1.005

0

Hiện nay, mực nước các hồ đang ở mức thấp hơn mực nước cho phép, các hồ chỉ vận hành xả phát điện qua các tổ máy. Lưu lượng về các hồ dao động từ  5,3m3/s đến 3.447 m3/s.

b) Đối với các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (hiện nay, có 10/10 lưu vực đang trong thời gian mùa lũ).

Hiện nay, dung tích các hồ đạt khoảng 20-80% dung tích thiết kế. Một số hồ thủy điện có dung tích lớn hơn như: Khe Bố: 97,55% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 28cm); Chi Khê: 100%; A Lưới 100%; An Khê 94,42% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 27cm); Sê San 4: 96,81% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 54cm); Sê San 4A 100%; Srepok 4 97,44% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 21cm); Srok Phu Miêng: 99,57% (thấp hơn MN cao nhất trước lũ 03cm). Các hồ vận hành theo kế hoạch của chủ hồ.

  1. Hồ chứa thủy lợi

Trên cả nước có 6.750 hồ. Mực nước các hồ ở mức thấp, dung tích trung bình đạt từ 20-100% DTTK, cụ thể:

- Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ, dung tích trung bình đạt 41-100% DTTK. Một số hồ chứa đang tích nước cao như: Suối Chiếu 102%, (Sơn La); Ngòi Là 2 100%  (Tuyên Quang); Ngòi Vần 103%, Lửa Việt 100% (Phú Thọ); Cao Vân 100% (Quảng Ninh); Yên Quang 1 100%, Yên Thắng 1 101%, (Ninh Bình)…

- Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt 42-78% DTTK. Một số hồ chứa đang tích nước cao như: hồ Thung Bằng 100%, Cống Khê 101%, Hao Hao 105% (Thanh Hóa); hồ Cầu Cau 100%, Cửa Ông 108%, Khe Là 98%, (Nghệ An)…

- Nam Trung Bộ có tổng số 517 hồ, dung tích trung bình đạt từ  20-80% DTTK.

- Tây Nguyên có tổng số 1.246 hồ, dung tích trung bình đạt từ 74-86% DTTK.

- Nam Bộ có tổng số 121 hồ, dung tích trung bình đạt từ 62-72% DTTK.

- Tình hình an toàn công trình: Không có sự cố mất an toàn.

  1. Tình hình đê điều:

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thường xuyên nắm bắt thông tin, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, dông, lốc, sét, lũ, quét, ngập úng tới các địa phương để chủ động ứng phó.

- Các tỉnh/thành phố tiếp tục tổ chức khắc phục hậu quả bão số 5 và triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét từ 12/9-14/9/2021:

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên và Cà Mau tình hình thiệt hại từ ngày 12-14/9/2021 do mưa, dông, lốc, sét như sau:

- Về người: 01 người bị thương (Bà Nông Thị Luyên, bị sét đánh sáng 13/9, gây bỏng 10% cơ thể tại thôn Bản Noỏng, xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn). Hiện vẫn đang được điều trị tại Trung tâm Y Tế huyện Chợ Đồn.

- Về nhà: 45 nhà bị sập, hư hại, tốc mái:  01 nhà bị sập (Cà Mau); 30 nhà bị hư hại (Lào Cai: 30 nhà); 16 nhà bị tốc mái (Phú Thọ: 05 nhà, Thái Nguyên: 11 nhà);

- Về nông nghiệp: 107 ha chủ yếu là cây lúa bị hư hại dưới 30% (Thái Nguyên: 61ha; Lào Cai: 07 ha; Phú Thọ: 35 ha và 4ha ngô); 5,0 ha cây trồng hàng năm bị thiệt hại <30% (Lào Cai);

        - Về cơ sở hạ tầng: 03 cột điện bị gãy, đổ (Lào Cai)

- Về giáo dục: Tốc 380m2 mái tôn nhà lớp học ở Kim Thượng, Tân Sơn (Phú Thọ); 01 điểm trường bị tốc mái (Phú Lạc, Đại Từ, Thái Nguyên).

        Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT &TKCN và chính quyền các địa phương đã đến triển khai các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm tra, rà soát thống kê báo cáo thiệt hại theo quy định.

  1. Thiệt hại do sạt lở bờ sông tại Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre:

Theo báo cáo số 75/BC-PCTT ngày 14/9 của VPTT Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bến Tre, tối 12/9 tại khu vực cồn Phú Đa, ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre đã xảy ra sạt lở bờ sông gây một số thiệt hại như sau: 100m đê bao bị sạt, 15m kè rọ đá, 01 cầu phà bằng BTCT bị sạt, cuốn trôi và 25m đường nhựa dẫn xuống phà bị sạt, hỏng; Sập 02 căn nhà và di dời 03 hộ dân có nhà nằm trong khu vực nguy hiểm phải di dời; ngập úng 12ha cây ăn trái. 

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng đã đến hỗ trợ, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng; đồng thời, triển khai các phương án ứng phó, khắc phục sạt lở, đảm bảo an ninh trong khu vực và cắm biển cảnh báo, khoanh vùng có nguy cơ cao, cử người theo dõi khu vực có thể tiếp tục bị sạt.

V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành và các địa phương thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại văn bản số 6384/VPCP-NN ngày 12/9/2021 của Văn phòng Chính phủ.
  1. 2. Tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.