Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 09/2/2020



BÁO CÁO

Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 09/02/2020

 I. TIN CẢNH BÁO GIÓ MẠNH, SÓNG LỚN TRÊN BIỂN

Ngày và đêm 10/02, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 5, riêng phía Đông Bắc cấp 6, giật cấp 8, biển động; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Ở vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực giữa Biển Đông sáng ngày 10/2 có gió đông bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động, sau có xu hướng giảm dần. Sóng biển cao 2.0-4.0m.

Cấp độ rủi ro thiên tai: 1

II. TÌNH HÌNH MƯA:

- Mưa ngày (từ 19h/08/02-19h/09/02): Khu vực Trung Bộ rải rác có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10-30 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hòn Ngư (Nghệ An): 41 mm, Hà Tĩnh (Hà Tĩnh): 58 mm, Tuyên Hóa (Quảng Bình): 47 mm, Trường Sa (Khánh Hòa): 97 mm.

- Mưa đêm (từ 19h/09/02-7h/10/02): Khu vực Trung Bộ rải rác có mưa với lượng mưa từ 10-25 mm.

- Mưa 3 ngày (từ 19h/05/02-19h/08/02): Khu vực Trung Bộ rải rác có mưa đến mưa to (tập trung chủ yếu vào ngày 09/2) với lượng mưa phổ biến từ 20-50 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hà Tĩnh (Hà Tĩnh): 67 mm, Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh): 58 mm, Trường Sa (Khánh Hòa): 107 mm.

III. THỦY VĂN:

  • Các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm và ở mức thấp.
  • Các sông Nam Bộ: Mực nước sông Cửu Long đang lên theo triều. Đến ngày 13/02, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,28m; tại Châu Đốc ở mức 1,38m.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI:

Trong ngày không có thông tin thiệt hại do thiên tai.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN:

Ngày 09/02, đoàn công tác do Bộ trưởng – Phó trưởng ban thường trực BCĐ Nguyễn Xuân Cường và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm tra thực địa tại Bạc Liêu và Sóc Trăng về công tác phòng, chống hạn mặn. Sáng ngày 10/02, Đoàn tổ chức cuộc họp chỉ đạo ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Đối với khu vực ven biển: Thông tin kịp thời về tình hình gió mạnh, sóng lớn trên biển để thuyền trưởng, ngư dân chủ động phòng tránh.
  2. Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Rà soát các kịch bản, phương án ứng phó với xâm nhập mặn vào thời kỳ cao điểm từ ngày 11-15/02 (mức độ tương đương và sâu hơn năm 2016)./.

Tải file đính kèm