Skip Ribbon Commands
Skip to main content

TỔNG KẾT VẤN ĐỀ KHAI THÁC CÁT Ở ĐBSCL


Tác động của khai thác cát quá mức ở ĐBSCL đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo, chủ yếu do nhu cầu cát xây dựng trong nước và khu vực tăng trưởng mạnh. Lượng trầm tích giảm trầm trọng hơn do các đập thủy điện, và càng trở nên tồi tệ do biến đổi khí hậu. Sản lượng đánh bắt cá và trồng lúa giảm đáng kể, cùng với xói mòn bờ sông và xâm nhập mặn. Các ước tính mới nhất cho thấy lượng trầm tích vận chuyển về ĐBSCL giảm ba lần trong ba thập kỷ qua, và mức giảm tương tự đối với cát. Lượng cát hiện nay ước có thể chỉ còn 3-5 triệu tấn/năm. Do đó, khai thác cát quá mức cần có các biện pháp khắc phục khẩn cấp.

Nhu cầu cốt liệu ở Việt Nam ước tính vào khoảng 4 tấn/người, tương đương 400 triệu tấn/năm trên toàn quốc, trong đó 100 triệu tấn/năm được sử dụng ở khu vực ĐBSCL và TPHCM với dân số khoảng 27 triệu. Cát có thể ở mức 30 triệu tấn/năm trong tổng nhu cầu cốt liệu, các chỉ số cho thấy rằng tổng nhu cầu cát đã vượt khá xa nguồn cung từ sông, dù bao gồm nguồn cung không định lượng được từ các nguồn khác ví dụ, cát nhân tạo. Điều này một lần nữa ngụ ý cần có các biện pháp điều chỉnh tốt hơn sao cho khai thác cát sông không vượt quá tỷ lệ bồi đắp của dòng sông và, cùng với đó, cần phát triển nguồn cung ứng các vật liệu thay thế như cát nhân tạo, tái chế các vật liệu phế thải khác.

Các thành công và thất bại của luật pháp và quy định liên quan đến khai thác sông ở 12 quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Colombia, Mexico, Mỹ, Canada, New Zealand, Anh, Hà Lan, Myanmar và Nhật Bản, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các thành viên của GAIN. Trong mỗi trường hợp, các thực hành tốt và mặt cần cải thiện đã được xác định. Phần này cũng đánh giá từng nghiên cứu điển hình về các vấn đề rộng hơn đối với thủ tục cấp phép, ước tính lượng trầm tích, hướng dẫn kỹ thuật khai thác tốt nhất cũng như các biện pháp giám sát tuân thủ và các hình phạt liên quan. Một số trường hợp (ví dụ như Mexico và Myanmar) vẫn chưa thành công chủ yếu do chưa đáp ứng được bốn yếu tố về luật và quy định, thủ tục cấp phép khai thác, và giám sát tuân thủ. Bên cạnh đó các tác nhân về kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng cho quốc gia mang lại một phần tác động đến tính hiệu quả trong thực thi và ban hành luật và quy định. Cụ thể, tại Mexico, khai thác cát mang lại nguồn lợi kinh tế từ xuất khẩu cát cho Mỹ; tại Myanmar, nhu cầu về cát cho ngành xây dựng ngày càng bùng nổ. Các ví dụ điển hình ở Ấn Độ và Malaysia chỉ thành công một phần. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thực hiện chiến lược thay thế cát tự nhiên bằng cát nhân tạo (cát M) được sản xuất từ đá nghiền và mô hình này đang được tiếp tục áp dụng ở các bang khác. Chiến lược này có thể được xem là một thực hành tốt để giảm áp lực cho nhu cầu cát sông. Tại các quốc gia như Canada, Vương Quốc Anh và Hà Lan, khai thác cát sông chỉ được phép nếu nhằm kiểm soát lũ lụt và tăng khả năng lưu thông dòng chảy, đảm bảo hệ thống đường thủy trên sông. Bên cạnh đó, hoạt động nạo vét sông được quy định cụ thể các vùng được khai thác và được giám sát chặt chẽ. Ở các nền kinh tế phát triển (trường hợp cụ thể như USA, New Zealand và Nhật Bản) việc khai thác sông đang bị loại bỏ dần để chuyển sang khai thác mỏ đá cứng.

Tạ Ngọc Tân