Skip Ribbon Commands
Skip to main content

THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG KHUNG QUẢN TRỊ TRONG KHAI THÁC CÁT SÔNG Ở MALAYSIA


Bối cảnh và tình trạng khai thác cát

Trước đây, hầu hết các loại cốt liệu được sử dụng ở Malaysia đều được khai thác từ sông. Hiện nay hầu hết nhu cầu quốc gia 100-120 triệu tấn/năm được cung cấp từ các mỏ đá cứng, cộng thêm các vật liệu tái chế từ phế thải phá dỡ. Ngành đá dăm do Hiệp hội Khai thác Đá Malaysia đại diện. Ngược lại, lĩnh vực cát và sỏi, chủ yếu dựa vào khai thác từ sông, cho đến nay vẫn chưa có đại diện ngành quốc gia.

Xây dựng khung quản trị

Năm 1994, Bộ Tài nguyên & Môi trường xây dựng Đạo luật Phát triển Khoáng sản. Năm 2009, bộ này xây dựng Chính sách Khoáng sản Tự nhiên của Malaysia. Cả đạo luật cũng như chính sách này đều không xác định cụ thể bất kỳ dạng cốt liệu nào là khoáng sản. Mãi đến năm 2011, đá granite và đá vôi, nguồn đá dăm phổ biến nhất, mới được xác định là khoáng sản. Từ đó, chế độ cấp phép sản xuất các loại cốt liệu đá dăm đó một cách cụ thể được hình thành.

Song song đó, các tác động tiêu cực không mong muốn được thừa nhận từ lâu của hoạt động khai thác cát trên sông đã được giải quyết một cách riêng biệt.

Hướng dẫn Quản lý Hoạt động Khai thác Cát sông

Ví dụ, Hướng dẫn Quản lý Hoạt động Khai thác Cát sông đã đưa ra các khuyến nghị chính xác về độ sâu khai thác tối đa trên sông và khoảng lùi cần thiết đối với vật liệu được khai thác (Hình 3.2) và hình dạng hố khai thác tại bãi bồi (Hình 3.3).

Yêu cầu hướng dẫn về khai thác và tập kết trên sông

Yêu cầu hướng dẫn về khai thác tại bãi bồi

Phương pháp luận để thiết lập khối lượng khai thác bền vững

Bên cạnh phương pháp tính toán chi tiết trình bày trong hướng dẫn Hoạt động Khai thác Cát sông Năm 2009, những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý đã nghiên cứu sâu hơn (các công trình nghiên cứu này được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo), dẫn đến sự ra đời của Hướng dẫn Năm 2020 được tóm lược sơ bộ trong phần tiếp theo.

Quy định và thủ tục cấp phép

Hướng dẫn Khai thác và Chế biến Cát Sungai năm 2020 được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa các bang bán đảo Kedah, Perak, Selangor, Pahang và Kelantan. Việc cấp phép được giao cho cục thủy lợi & thoát nước (DID) thuộc văn phòng đất đai cấp quận hoặc giám đốc quản lý về đất và mỏ của bang hoặc cơ quan kế hoạch kinh tế của bang. Cục thủy lợi & thoát nước có nhiệm vụ đảm bảo sông luôn được bảo vệ về ổn định hình thái, môi trường, ô nhiễm, v.v. và có điều kiện hành chính để kiểm soát hoạt động của các đơn vị khai thác cát, đồng thời có tính đến nhu cầu của địa phương.

Dưới đây là các phương pháp khai thác cát từ lòng sông:

  • Nạo vét.
  • Bơm và phao nổi.
  • Máy xúc kéo hoặc máy xúc thủy lực.
  • Nhân công dùng xẻng, ca nô.

Trong số đó, phổ biến nhất là sử dụng bơm và máy xúc, trong khi hoạt động nạo vét chủ yếu chỉ được áp dụng ở các cửa sông và sông lớn.

Hoạt động lấy cát từ lòng sông có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Bờ sông bị xói mòn và mất ổn định.
  • Chế độ dòng chảy của sông bị thay đổi.
  • Cản trở dòng chảy sô
  • Hoạt động vận tải đường thủy bị gián đoạn.
  • Môi trường sông bị ảnh hưởng.
  • Chất lượng nước ở hạ lưu bị suy giảm. 
  • Tích tụ trầm tích ở cửa lấy nước và các công trình khác ở hạ lưu.

Mặt khác, nếu được quản lý tốt, hoạt động khai thác cát có thể làm giảm lượng cát bồi lấp ở đầu nguồn và cửa sông. Điều này không chỉ có thể giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiệm trọng của lũ lụt mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy. Về vấn đề này, DID có thể đóng vai trò rất quan trọng thông qua việc đảm bảo thẩm định cẩn thận hồ sơ xin cấp phép khai thác cát.

Trước khi phê duyệt hồ sơ xin cấp phép khai thác cát, cần xem xét các tiêu chí sau:

  • Địa điểm khai thác cát.
  • Phương pháp khai thác cát.
  • Phương pháp lưu trữ cát.
  • Bảo vệ điều kiện và môi trường sông.
  • Thủ tục hồ sơ theo yêu cầu.

Nguyễn Thị Xuân Hồng