Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung

Sáng ngày 30/11/2019 tại Thừa Thiên Huế, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp một số bộ, ngành và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật nhìn lại 20 năm lũ lớn khu vực miền Trung với chủ đề “Kết chặt tay, xây đời mới”. Nhân dịp này Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi Đồng bào, chiến sỹ và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung.


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT phát biểu tại chương trình

Chương trình có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ; đại diện một số Bộ, ngành và các cơ quan liên quan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện một số cơ quan liên quan và một số nhà tài trợ.

Thưởng trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đọc thư của Thủ tướng Chính phủ gửi đồng bào, chiến sỹ và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại chương trình

Chương trình “Kết chặt tay, xây đời mới” được truyền hình trực tiếp trên kênh TRT của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế chương trình được bắt đầu vào 08h00 sáng thứ Bảy ngày 30/11/2019 và được một số Đài phát thanh Truyền hình khu vực miền Trung tiếp sóng. Trong suốt một tháng vừa qua, nhân dân và chính quyền cùng các tổ chức của khu vực miền Trung đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động khác nhau để đánh giá, nhìn nhận lại trận lũ lịch sử, đúc kết những bài học kinh nghiệm, đồng thời, nhận diện thách thức trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu tại chương trình.

Chương trình “Kết chặt tay, xây đời mới” nhằm nhìn nhận lại những hình ảnh, những kí ức đau thương, sự chống chọi kiên cường của nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong trận lũ năm 1999 thông qua sự tái hiện chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” - Trận lũ lịch sử được ví như trận “Đại Hồng Thủy”, gây biết bao đau thương, mất mát về người, tài sản cho khu vực miền Trung. Trong đó, Thừa Thiên Huế là tỉnh phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Bà Phạm Thị Ái Nhi, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Thừa Thiên – Huế, đại diện cho nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế và ông Trương Phước Tý, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, đại diện nhân dân tỉnh Quảng Nam đón nhận món quà hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà an toàn từ bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN

20 năm trôi qua, những con người của dải đất miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã biến nỗi đau thương thành hành động, mất mát thành nghị lực, chính quyền và nhân dân miền trung đã nỗ lực vươn lên không ngừng và đang có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Đặc biệt, năng lực phòng chống thiên tai đã được cải thiện, tăng cường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời, an toàn hơn trước thiên tai.

Trong suốt một tháng vừa qua, nhân dân và chính quyền cùng các tổ chức đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động khác nhau để đánh giá, nhìn nhận lại trận lũ lịch sử, đúc kết những bài học kinh nghiệm, đồng thời, nhận diện thách thức trong thời gian tới.

Chia sẻ với những đau thương, mất mát của người dân miền Trung, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng luôn chịu ảnh hưởng năng nề của thiên tai và điều này ai cũng thấu hiếu, sẻ chia; cơn “đại hồng thủy” năm 1999 là một trong những ký ức đau thương mà không ai muốn nhìn thấy. Hôm nay, chúng ta nhìn lại những mất mát để hệ thống chính quyền các cấp và cộng đồng cùng nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với thiên tai đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Dù đã có những thành tựu nhưng Bộ trưởng yêu cầu chính quyền các cấp, lực lượng phòng chống thiên tai, lực lượng vũ trang và nhân dân cần thường xuyên nâng cao nhận thức và năng lực về phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó trong những tình huống bất lợi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước và người dân, không chủ quan trước thiên tai ở mọi góc độ.

Trong công tác chỉ đạo, Bộ trưởng hoan nghênh tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng mô hình điểm Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn cấp tỉnh, từ đầu tư cơ sở vật chất nguồn nhân lực trang thiết bị, làm điểm hai huyện, hai xã để thống nhất chỉ đạo phương châm bốn tại chỗ... 

Bộ trưởng đề nghị Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai, phát huy hơn nữa các mặt của một địa phương điển hình về công tác phòng PCTT; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm cho các địa phương khác trong khu vực và trên cả nước triển khai thực hiện.

Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra bởi những trận thiên tai lớn có thể xảy ra trong thời gian tới nhất là chu kỳ 60 năm lặp lại của lũ 1964. Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đề nghị chính quyền các cấp, lực lượng phòng chống thiên tai, lực lượng vũ trang và nhân dân:

Thường xuyên nâng cao nhận thức và năng lực phòng chống thiên tai không lơ là, mất cảnh giác, chủ động ứng phó trong những tình huống bất lợi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước và người dân; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực dự báo, theo dõi giám sát, cảnh báo thông tin truyền thông để phục vụ điều hành chỉ đạo và cung cấp thông tin kịp thời đến người dân; Nâng cao hiệu quả vận hành và đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai như hồ chứa, các nơi trú tránh cho người và tàu thuyền; Đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, thông tin liên lạc, các công cụ hỗ trợ điều hành ra quyết định; củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng xung kích cơ sở; Thường xuyên thực hiện việc giáo dục, tuyền truyền pháp luật, kiến thức, kĩ năng phòng tránh thiên tai sâu rộng trong xã hội, chú trọng đến học sinh và các đối tượng dễ bị tổn thương, đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, ngành địa phương; Và, đối với tỉnh thừa Thiên Huế, Tôi đề nghị tiếp tục triển khai, phát huy hơn nữa các mặt của một địa phương điển hình về phòng chống thiên tai; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm cho các địa phương khác trong khu vực và trên cả nước triển khai thực hiện.

Cùng với  đó, các địa phương cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực dự báo, theo dõi giám sát, cảnh báo thông tin truyền thông để phục vụ điều hành chỉ đạo và cung cấp thông tin kịp thời đến người dân. Đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành và đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai như hồ chứa, các nơi trú tránh cho người và tàu thuyền; Đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, thông tin liên lạc, các công cụ hỗ trợ điều hành ra quyết định; củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng xung kích cơ sở.

Các địa phương cũng phải thường xuyên thực hiện việc giáo dục, tuyền truyền pháp luật, kiến thức, kĩ năng phòng tránh thiên tai sâu rộng trong xã hội, chú trọng đến học sinh và các đối tượng dễ bị tổn thương, đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, ngành địa phương...

Đồng hành cùng chương trình có sự tham gia, hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Công ty cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà. Bên cạnh đó, Ban Cứu trợ trung ương cũng dành tặng món quà hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà an toàn trước thiên tai cho hộ dân bị thiệt hại của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam trị giá 2 tỷ đồng; Công ty cổ phần tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) trao tặng 125 căn nhà cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế trị giá 5 tỷ đồng.

Nằm trong chuỗi hoạt động này có Hội thảo Quốc tế “Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung” và Lễ công bố tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về Phòng chống thiên tai vào chiều 29/11/2019 do lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên chủ trì và Lễ công bố trao Quyết định công nhận Thừa Thiên- Huế là địa phương hoàn thành Kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai.

Cũng Dịp này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng Đoàn công tác đã về Làng Rồng (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) thắp hương cầu siêu cho những nạn nhân bị thiệt mạng trong đợt lũ lịch sử cuối năm 1999 và thăm hỏi, tặng quà một số hộ dân tại đây vào tối 29/11/2019.

Một số tiết mục nghệ thuật tại chương trình:

 

Ngọc Hà - Vụ TTVĐ