Skip Ribbon Commands
Skip to main content

NGUỒN CUNG VÀ CẦU CỐT LIỆU TẠI VIỆT NAM


Hình 9. Biểu đồ cho thấy liên hệ thống kê năm 2019 giữa GDP/người và nhu cầu cốt liệu tính bằng tấn/người, biểu thị mức tiêu dùng cốt liệu bình quân đầu người tăng lên khi nền kinh tế phát triển.

Các điểm dữ liệu đánh dấu màu xanh đại diện cho các quốc gia Châu Âu (dữ liệu UEPG),

Trong trường hợp không có dữ liệu được công bố, mức tiêu dùng cốt liệu năm 2019 ở Việt Nam (dựa trên mức GDP bình quân trên 3.000 EUR/người) được nội suy ở mức xấp xỉ bốn t/n, bao gồm cát, sỏi và đá dăm. Với dân số 96 triệu người, điều này có nghĩa nhu cầu cốt liệu quốc gia ước đạt 400 triệu tấn/năm, trong đó, nhu cầu cát quốc gia có khả năng vượt trên 100 triệu tấn/năm.

Qua đối chiếu, xét theo tỷ lệ (theo hệ số 8) từ sản lượng xi măng quốc gia (không bao gồm xuất khẩu), sản lượng cốt liệu hằng năm ước tính tại Việt Nam đạt ít nhất 400 triệu tấn/năm. Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu cốt liệu 400 triệu tấn/năm của Việt Nam thực tế gấp khoảng 4-5 lần nhu cầu nguyên liệu thô cho ngành xi măng quốc gia.

Hơn nữa, nhu cầu cốt liệu ở Việt Nam có thể sẽ tăng đáng kể trong thập kỷ này do phát triển kinh tế, đô thị hóa, gia tăng dân số và có thể do nhu cầu ứng phó với tình trạng mực nước biển dâng.

Khu vực ĐBSCL, với diện tích khoảng 40.500 km2, gồm 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người, với hơn chín triệu người sống ở vùng lân cận Thành phố Hồ Chí Minh. Mức dân số này cho thấy nhu cầu cốt liệu khoảng 100 triệu tấn/năm, trong đó cát là 30 triệu tấn/năm, chủ yếu là cát sông. Theo đó, có vẻ nhu cầu hiện tại đã vượt quá nguồn cung rất nhiều dẫn đến thiệt hại đối với kết cấu hạ tầng vùng ĐBSCL ngày càng tăng do khai thác quá mức đối.

Hậu quả khai thác quá mức là mất ổn định địa mạo đáy sông, xói mòn bờ sông, làm xói sâu lòng sông và mực nước suy giảm trên các kênh chính với mức giảm hơn một mét từ năm 1998 đến năm 2008, làm nước biển mặn tràn vào ruộng đồng, ảnh hưởng đến tính ổn định bờ sông và tác động đến cả năng suất lúa gạo và đánh bắt thủy sản.

Theo dữ liệu của WWF, tác động kinh tế xã hội tiềm ẩn từ tình trạng này là rất lớn. Khoảng 70% dân số của lưu vực sông sống dựa vào nông nghiệp. ĐBSCL là một trong những vùng có năng suất lúa cao trên thế giới, thường được gọi là "vựa lúa" của Việt Nam với sản lượng hơn 16 triệu tấn gạo hằng năm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Do đó, đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp đối với tình trạng khai thác cát quá mức ở ĐBSCL.

Phạm Doãn Khánh