Skip Ribbon Commands
Skip to main content

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG KHAI THÁC CÁT SÔNG Ở MALAYSIA


Nghiên cứu điển hình gần đây về khai thác có trách nhiệm ở Selangor

Ở Selangor, gần khu vực Kuala Lumpur, có một ví dụ tích cực về hoạt động khai thác trên sông có trách nhiệm của công ty nhà nước tên là Kumpulan Semesta Sdn Bhd.

Đại diện cho Malaysia, công ty này đã đạt được danh hiệu quốc tế trong hạng mục “Thực hành Phát triển Khoáng sản Bền vững Tốt nhất” tại Giải thưởng Khoáng sản ASEAN tổ chức ở Bangkok năm 2019.

Bản đồ Selangor

Hoạt động này có các điều kiện cấp phép nghiêm ngặt, đặc biệt tập trung ngăn chặn mọi loại nước thải từ cốt liệu được khai thác. Tại đây, khoảng 0,6 – 1 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 10% nhu cầu địa phương, được khai thác. Trong trường hợp này, không được phép nạo vét, chỉ được khai thác bằng cách bơm; trước khi bơm, phải tiến hành đánh giá tác động môi trường tổng thể. Hoạt động khai thác kiểu này mang lại hiệu quả tích cực trong việc duy trì dòng chảy và giảm lũ lụt thông qua tích trữ nước trong hồ chứa. Dưới đây là tóm tắt các yêu cầu chi tiết đối với các đoạn sông cụ thể:

Yêu cầu của Jabatan Pengairan Dan Saliran (JPS), thực chất là DID:

  • Lập kế hoạch khảo sát có hồ sơ nhật ký lỗ khoan và rãnh thoát nước 50m để xác định khối lượng cát được phép khai thác dựa trên chiều rộng sông.
  • Đảm bảo hoạt động khai thác chỉ được thực hiện ở 1/3 giữa sông và đơn vị khai thác không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động khai thác nào tại các bờ và kè sông.
  • Luôn tạo vùng đệm cách bờ sông 20/50m và luôn duy trì cống đất dọc theo khu vực bãi tập kết cát để ngăn nước thải chảy ngược ra sông.
  • Đảm bảo bất kỳ máy xúc hoặc máy móc nào cũng không được cản trở dòng nước hoặc làm tăng nguy cơ ngập lụt.
  • Đảm bảo bờ và kè sông luôn được bảo vệ và đơn vị khai thác phải chịu trách nhiệm đối với bất kì hư hỏng nào xảy ra ảnh hướng đến kết cấu sông.
  • Thiết kế ao chứa trầm tích để rửa cát phải do tư vấn có chứng nhận lập.
  • Cung cấp rào chắn nổi/rào chắn dầu để giảm thiểu nguy cơ tràn dầu và mọi chất rắn lơ lửng từ hoạt động khử bùn và rửa cát.

Yêu cầu của Lembaga Urus Air Selangor (LUAS), tạm hiểu là Ủy ban Quản lý Nước Selangor:

  • Kỹ sư chuyên nghiệp lập phương án rửa cát có hệ thống mạch kín hoàn chỉnh có tính toán thủy lực để bám sát thiết kế ao.
  • Đảm bảo bãi tập kết cách bờ sông ít nhất 30m để tránh cát xâm nhập ngược vào sông do chảy trên bề mặt.
  • Ngăn chặn mọi hoạt động như chuyển hướng sông, nắn dòng, bồi lấp hoặc bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến thủy vực khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý trước.
  • Đảm bảo không xây dựng công trình khác hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong phạm vi 50m tính từ bờ sông khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý trước.
  • Xin văn bản đồng ý và các giấy phép khác, chẳng hạn giấy phép rút nước và giấy phép nước thải, trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nào.
  • Lập kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm thủy vực như tràn dầu mỡ hoặc đục dòng do chất rắn lơ lửng cao gây ra trong quá trình khử bùn sông và rửa cát.
  • Cải tạo đất hoặc khu vực bị bỏ hoang sau khi hoàn thành khai thác.

Giám sát mức độ tuân thủ và theo dõi hoạt động trái phép

Hoạt động của một số đơn vị khai thác thiếu trách nhiệm trong khu vực này (hiện chưa đến 5% theo khối lượng) đã bị hạn chế thông qua việc giám sát chặt chẽ các hoạt động và phương tiện vận tải bằng theo dõi hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhờ vào 200 nhân viên nhà nước chuyên trách kiểm soát hoạt động trái phép.

Nghiên cứu điển hình này trái ngược với các báo cáo trên phương tiện truyền thông về hoạt động khai thác và xuất khẩu cát vô trách nhiệm và có thể là bất hợp pháp trước đây sang Singapore và Trung Quốc, chủ yếu từ các bang Sarawak và Sabah của miền đông Malaysia.

Bài học chính

Thực hành tốt

  • Để đối phó với tình trạng khai thác bất hợp pháp tràn lan, các quy định chi tiết về khai thác cát đã được xây dựng vào năm 2009 nhưng lúc đó hiệu lực còn hạn chế.
  • Năm 2020, các hướng dẫn mới đã được các bang trong khu vực bán đảo hợp tác thiết lập, thống nhất các quy trình thực hiện các thực hành tốt.
  • Các hướng dẫn này bao gồm các yêu cầu chi tiết về độ sâu khai thác, đặt các kho bãi tập kết cát trở lại bờ sông và cũng như khai thác khô trên bãi bồi.
  • Yêu cầu các khối cát ở khoảng cách 50m, khai thác bằng nhiều phương tiện khác nhau chỉ ở 1/3 giữa sông, các kho chứa cát cho thuê cách bờ 20m, có ao rửa trôi trầm tích để ngăn rò rỉ trở lại sông, cũng có rào chắn nổi đề phòng trường hợp rò rỉ dầu, có yêu cầu phục hồi khu vực sau khai thác.
  • Điều động 200 nhân viên chuyên trách theo dõi chặt chẽ các hoạt động bất hợp pháp để đạt được mức độ tuân thủ cao.
  • Thừa nhận khai thác cát sông gây suy thoái môi trường nghiêm trọng nhưng, công bằng mà nói, khai thác cát và sỏi sông bền vững có thể mang lại lợi ích xã hội, kinh tế, và hạn chế ô nhiễm ở mức độ cho phép.

Mặt cần cải thiện

  • Trong luật ban hành từ năm 1994 và 2009, cát và cốt liệu không được định nghĩa là một loại khoáng sản, do đó, về cơ bản không được kiểm soát.
  • Khai thác và xuất khẩu cát ở sông/bãi biển của các tỉnh vùng xa xôi hẻo lánh được ghi nhận trong quá khứ và hiện vẫn tiếp diễn bất chấp các quy định của pháp luật.

Nguyễn Thị Xuân Hồng