Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hạn hán và lũ lụt tàn phá các nước Nam Á

Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc các thảm họa trái ngược nhau đang xuất hiện đồng thời trên toàn khu vực, khiến các ứng phó khẩn cấp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nước Nam Á là một ví dụ.


Nhiều vùng ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh phải đối mặt với lũ lụt trong khi hạn hán tiếp tục ảnh hưởng đến các vùng rộng lớn ở Pakistan và một số khu vực của Ấn Độ. Một tình huống trớ trêu là nhiều vùng của Ấn Độ bị hạn hán cho đến cuối tháng 8 nhưng dự báo ​​sẽ bị ngập lụt chỉ vài tuần sau đó.

Các kiểu thời tiết thất thường như vậy, gắn với chu kỳ gió mùa ngày càng khó lường, mang dấu ấn của biến đổi khí hậu, theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

Trong tháng 9, tại Ấn Độ, đã có hơn 3,8 triệu người bị ảnh hưởng tại 8 Bang trong đó có 8 người đã thiệt mạng , 11.769 người đang ở trong 142 trại cứu trợ, trong khi 322 ngôi nhà bị hư hại.

Ở Bangladesh, lũ lụt đã xảy ra ở cả lưu vực Brahmaputra và Ganga.

Hạn hán ở Pakistan đã dịu đi một chút sau những trận mưa rào vào nửa đầu tháng 9 ở các tỉnh bị ảnh hưởng - Sindh và Baluchistan. Mực nước các hồ còn ở mức thấp.

Hệ thống Cảnh báo Sớm Hạn hán (DEWS) của Ấn Độ cho biết 21,06% diện tích đối mặt với hạn hán. Phần lớn diện tích canh tác phải dùng nước ngầm để tưới.

Trong khi đó, thủ đô Kathmandu của Nepal đã hứng chịu lượng mưa 121,5 mm vào ngày 7 tháng 9 - trận lụt lớn thứ ba trong hai thập kỷ qua. Chính quyền cho biết trong năm nay đã có 115 người chết do lũ lụt và lở đất, 40 người mất tích và hơn 100 người bị thương. Tình hình tệ hơn bởi qui hoạch kém khi diện tích xây dựng của Kathmandu đã tăng gấp bốn lần và các tòa nhà đang lấn chiếm vùng ngập lũ của các con sông.

 

Nguồn: VNExpress