Skip Ribbon Commands
Skip to main content

GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU THAY THẾ CÁT SÔNG (PHẦN 3) - ỨNG DỤNG CÁT NHÂN TẠO TẠI VIỆT NAM


Một nguồn tin trong ngành đã xác nhận rằng vùng ĐBSCL có một số mỏ đá cứng có khả năng khai thác; tuy nhiên, các điều kiện cấp phép cần phải chặt chẽ hơn với thời hạn cấp phép dài hơn (> 30 năm) để giải trình lý do đầu tư vốn để mở các mỏ đá mới quy mô lớn hơn.

Các đơn vị khai thác mỏ đá cứng, được sự khuyến khích của chính quyền, đã nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới này, và ngành xây dựng đang rất hoan nghênh nguồn cát nhân tạo chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn, danh tiếng và hiệu suất tốt hơn. Đầu tư dồn dập này của các đơn vị khai thác đá đã tạo ra một nguồn cung cát tốt hơn, giải quyết được tình trạng giá chợ đen do các đơn vị khai thác bất hợp pháp thổi phồng cũng như đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan. Khu vực ĐBSCL không có nhiều mỏ đá cứng, nhưng cát nhân tạo đang được sản xuất tại tỉnh An Giang và Kiên Giang.

 

Bản đồ địa chất

Bản đồ danh mục địa điểm sản xuất xi măng toàn cầu

Trong việc tìm kiếm nguồn đá cứng thích hợp để sản xuất cát nhân tạo, bản đồ địa chất (bên trái) cho thấy khu vực đồng bằng, như dự tính, chủ yếu được bao phủ bởi phù sa.

Bản đồ Danh mục Địa điểm Xi măng toàn cầu (bên phải) cho thấy các nhà máy xi măng nằm ở Khu vực Sông Mê Công, ngụ ý nguồn tài nguyên đá cứng, có khả năng thích hợp để sản xuất cát nhân tạo.

Tương tự, các nhà cung cấp có trách nhiệm cần được khuyến khích thăm dò các mỏ đá cứng mới ở miền Nam Việt Nam cũng như phát triển các lộ trình hậu cần bền vững và có hiệu quả về chi phí từ các mỏ đá cứng ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam nhằm cung cấp khối lượng cốt liệu cần thiết cho một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra đây cũng là cơ hội thực sự mới và thú vị để bắt đầu sản xuất cát nhân tạo. Việt Nam có lợi thế là một quốc gia ven biển, đặc biệt vùng ĐBSCL có hệ thống sông ngòi rộng khắp cho phép vận chuyển cốt liệu và cát nhân tạo bằng sà lan hoặc tàu thủy từ miền Trung hoặc miền Bắc, các vùng có nhiều khoáng sản đá cứng hơn, đến mọi miền đất nước.

Phạm Doãn Khánh