Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đức: Cách tiếp cận nghiên cứu mới sau thảm họa lũ lụt


Vào ngày 14 tháng 7 năm 2021, lượng mưa từ 60 đến 180 mm đã rơi xuống vùng Eifel chỉ trong 22 giờ dẫn đến lũ lụt thảm khốc với mức độ tàn phá lớn hơn nhiều lần so với kết quả từ mô hình dự báo hiện tại.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Helmholtz Potsdam-Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức GFZ chỉ ra một số tác động hiếm khi xảy ra ở Trung Âu cho đến nay, gây khuếch đại ảnh hưởng của lũ lụt và chưa được tính đến đầy đủ trong các mô hình.

Đất bão hòa làm cho nước mưa không thể ngấm xuống dẫn đến các sườn dốc biến thành các con sông rộng một cách nhanh chóng với tốc độ dòng nước lên đến vài mét/giây tức nhanh hơn tốc độ bình thường hàng trăm lần khiến thời gian tập trung nước lũ nhanh hơn.

Hơn nữa, tốc độ dòng chảy lớn cuốn theo một lượng lớn cây cối, bùn cát về hạ lưu gây tắc ngẽn tại các cầu khiến dòng chảy bị cản trở làm nước dâng nhanh hơn và khu vực ngập rộng hơn.

Cách tiếp cận nghiên cứu mới bao gồm tác động của biến đổi khí hậu và các hiệu ứng liên quan bao gồm thay đổi độ dốc dòng chảy, cây cối bị cuốn trôi kèm theo bùn cát.

Dự án nghiên cứu mới cung cấp dữ liệu quan trọng cho các mô hình trong tương lai bao gồm số liệu về vết lũ, vận chuyển bùn cát và tích tụ cây cối đổ, thay đổi sườn dốc và đưa vào các mô hình 3D có độ phân giải cao của cảnh quan trước lũ lụt và sau lũ để đánh giá và cải thiện các mô hình trong tương lai.

Nguồn: Phys

Ảnh: Điều tra vết lũ tại Eifel

Vụ KHCN & HTQT