BÁO CÁO NHANH
Công tác trực ban ngày 27/10/2020
I. DIỄN BIẾN BÃO SỐ 9
Hồi 06h/28/10, tâm bão cách Đà Nẵng khoảng 300 km, cách Quảng Nam 220 km, cách Quảng Ngãi 190 km, cách Phú Yên 180 km; gió cấp 13, giật cấp 16.
1. Về gió:
Dự báo (không thay đổi so với 23h/27/10):
- Từ Đà Nẵng – Bình Định: cấp 11-13, giật cấp 15.
- Thừa Thiên Huế, Phú Yên: cấp 8-10, giật cấp 12.
- Kon Tum, Gia Lai: cấp 7-8, giật cấp 10; Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa: cấp 6-7, giật cấp 10.
Thực đo:
- Quảng Ngãi: Lý Sơn cấp 9, giật cấp 11, Bình Châu cấp 8, giật cấp 9.
- Quảng Trị: Cồn Cỏ cấp 7, giật cấp 9.
- Quảng Nam: Cù Lao Chàm cấp 4, giật cấp 7.
- Đà Nẵng: cấp 3.
- Bình Định: An Nhơn cấp 4.
- Các nơi khác gió dưới cấp 4.
Rủi ro thiên tai do bão số 9: cấp 4
2. Về mưa:
Thực đo: Từ 19h00 ngày 27/10 đến 4h ngày 28/10, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa 50-150mm, riêng Quảng Ngãi có nơi mưa trên 200mm một số trạm mưa lớn như: Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 223mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) 211mm, Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 154mm, Tam Trà (Quảng Nam) 139mm.
Dự báo (không thay đổi so với 23h/27/10):
- Từ 28 - 29/10, từ TT.Huế - Phú Yên mưa 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 150-250mm/đợt.
- Từ 28-31/10, Nam Nghệ An và Hà Tĩnh mưa 500-700mm/đợt. Quảng Bình - Quảng Trị mưa 200-400mm/đợt.
3. Sóng và nước dâng từ 7,5 – 9,5m vùng biển Đà Nẵng đến Phú Yên.
4. Cảnh báo lũ:
Đến ngày 01/11, trên các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) và các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên mức BĐ3; hạ lưu sông Cả (Nghệ An), các sông chính ở Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2, các sông nhỏ lên mức BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh miền núi.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
- Đến 05h/28/10, còn 46 tàu/368 LĐ của Bình Định đang di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm (giảm 46 tàu/300 LĐ so với 23h/27/10).
- Sự cố tàu thuyền:
+Tàu BĐ96388-TS/12 LĐ bị chìm lúc 13h30 ngày 27/10 tại khu vực 12 độ 43 phút vỹ Bắc, 111 độ 27 phút kinh Đông, cách bờ Phú Yên 330km về phía Đông.
+ Tàu BĐ97469-TS/14 LĐ bị chìm tại 12 độ 17 phút vỹ Bắc, 112 độ 08 phút kinh Đông, cách Hòn Tre (Khánh Hòa) 310 km.
Các lực lượng đang thông báo cho các tàu hoạt động gần khu vực trên tham gia tìm kiếm người mất tích.
III. CÔNG TÁC SƠ TÁN DÂN
- Đến 22h/27/10 đã hoàn thành công tác sơ tán, tổng số 819 hộ/374.631 người.
TT
|
Tỉnh, TP
|
Kết quả sơ tán dân
|
Hộ
|
người
|
1
|
T.T.Huế
|
19.324
|
64.720
|
2
|
Đà Nẵng
|
20.178
|
91.206
|
3
|
Quảng Nam
|
21.569
|
63.476
|
4
|
Quảng Ngãi
|
22.039
|
95.765
|
5
|
Bình Định
|
4.401
|
15.246
|
6
|
Phú Yên
|
11.308
|
44.218
|
TỔNG CỘNG
|
98.819
|
374.631
|
- Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/10/2020.
IV. ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG
Các địa phương chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với ngành giao thông tổ chức phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông; các địa phương cấm các phương tiện lưu thông từ tối 27/10; các công sở, nhà máy, xí nghiệp cho người lao động nghỉ việc ngày 28/10, trừ các lực lượng thực thi nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
V. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
- Tình hình hồ chứa
Hiện các hồ chứa trong 10 liên hồ chứa đã đưa về mực nước trước lũ theo quy định, riêng hồ Đăk Ring trên lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi hiện lớn hơn mực nước cao nhất trước lũ (dự kiến đến chiều 28/10 sẽ đưa về mực nước quy định); Lưu vực sông Hương: Hương Điền: 53,83/58m (Qvề = 653m3/s, tăng 100m3/s so với lúc 23h/27/10); Bình Điền: 77,68/85m (Qvề = 756m3/s, tăng 600m3/s so với lúc 23h/27/10), Tả Trạch: 36,37/45m (Qvề = 829m3/s, tăng 400m3/s so với lúc 23h/27/10), các hồ tiếp tục xả để hạ thấp mực nước; hồ Kẻ Gỗ: 29,14/32,5m.
- Bắc Trung Bộ: Các hồ chứa trong khu vực dung tích trung bình 75-95% DTTK Thanh Hóa 75%, Nghệ An 75%, Hà Tĩnh 85%, Quảng Bình 90%,Quảng Trị 95%, TT.Huế 85%. Các hồ chứa hư hỏng cần lưu ý: 55 hồ, các hồ chứa đang thi công: 41 hồ.
- Nam Trung Bộ: Các hồ chứa trong khu vực dung tích trung bình 30%÷90%. Cụ thể: Đà Nẵng 90%, Quảng Nam 73%, Quảng Ngãi 72%, Bình Định 30% , Phú Yên 37%, Khánh Hòa 45%, Ninh Thuận 40% và Bình Thuận 77%. Các hồ chứa hư hỏng cần lưu ý: 26 hồ, các hồ chứa đang thi công: 32 hồ.
- Tây Nguyên: Các hồ chứa trong khu vực dung tích trung bình 75%÷96%, cụ thể: Kon Tum 75%, Gia Lai 79%, Đăk Lăk 82%, Đăk Nông 95% và Lâm Đồng 96%. Các hồ chứa hư hỏng cần lưu ý: 41 hồ, các hồ chứa đang thi công: 43 hồ.
- Tình hình đê điều
Hệ thống đê các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có tổng chiều dài 1.340 km, gồm 766 km đê biển, đê cửa sông và 573 km đê sông. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông: Có 49 vị trí xung yếu với tổng chiều dài 127,3km (Hà Tĩnh: 5 vị trí; Quảng Bình: 04 vị trí; Quảng Trị: 15 vị trí; Thừa Thiên Huế: 20 vị trí; Quảng Ngãi: 04 vị trí; Bình Định: 01 vị trí). Trên các tuyến đê từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận hiện có 26 công trình đê, kè đang thi công dở dang với tổng chiều dài 24,7 km.
Hầu hết các tuyến đê biển, đê cửa sông được thiết kế với mức đảm bảo chống bão cấp 9, cấp 10 và triều tần suất 5% hoặc chống lũ tiểu mãn, lũ sớm bảo vệ sản xuất. Trường hợp nếu bão số 9 có sức gió từ cấp 10 trở lên và đổ bộ vào lúc triều cường, khả năng sẽ gây nước dâng, sóng lớn, nguy cơ gây mất an toàn đê. Các địa phương cần phải tập trung triển khai phương án gia cố, bảo vệ trước khi bão đổ bộ.
VI. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 9
- Thủ Tướng Chính phủ đã có Công điện số 1490/CĐ-TTg ngày 27/10/2020 về việc khẩn cấp ứng phó với bão số 9.
- Sáng ngày 27/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1667/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 do Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo TWPCTT Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, Bộ trưởng – Phó trưởng ban thường trực ban Chỉ đạo TWPCTT Nguyễn Xuân Cường làm Phó trưởng ban với các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.
- Chiều ngày 27/10/2020, Ban Chỉ đạo tiền phương đã họp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của bão để triển khai phương án ứng phó với bão số 9.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công văn số 164/TWPCTT ngày 27/10/2020 gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tăng cường tuyên truyền và phát sóng tài liệu ứng phó bão số 9.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng nhắn 34.758.549 tin cảnh báo, hướng dẫn phòng tránh tới các thuê bao trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 9.
- Cục Hàng không – Bộ GTVT dừng khai thác 6 sân bay gồm: Chu Lai, Phù Cát, Đà Nẵng, Phú Bài, Tuy Hòa từ 18h/27/10, dự kiến khai thác trở lại vào 16h/28/10; Sân bay Pleiku dừng khai thác 21h27/10 đến 19h/28/10.
- Tổng Công ty đường sắt Việt Nam – Bộ GTVT từ đêm 27/10 và ngày 28/10 dừng toàn bộ tàu khách Thống Nhất (trong ngày 28/10 chỉ khai thác 01 đôi HN-Vinh và 01 đôi SG-Nha Trang).
- Đài Truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương liên tục cập nhật các cảnh báo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão.
- 23h/27/10/2020 Ban Chỉ đạo tiền phương đã họp với BCH PCTT&TKCN các tỉnh đề nghị triển khai các công việc:
Đối với trên biển:
- Tìm kiếm cứu nạn 02 tàu bị chìm của Bình Định.
- Kiên quyết kêu gọi 46 tàu của Bình Định ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Bố trí phương tiện ứng trực tại khu vực bão đổ bộ để cứu hộ tàu khi có sự cố.
- Tổ chức quản lý thực hiện nghiêm lệnh cấm biển đã ban hành.
Đối với đất liền:
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ trên đất liền để xử lý các tình huống;
- Rà soát và triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, nguy cơ cao ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét;
- Lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó bão trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh,...) để chính quyền cơ sở và người dân thực hiện nghiêm các biện pháp ứng phó, nhất là đảm bảo an toàn về người khu vực neo đậu tàu thuyền và lồng bè;
- Tăng cường công tác truyền thông qua hệ thống tin nhắn để người dân chủ động ứng phó.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư khắc phục các sự cố đê biển; hệ thống lưới điện, thông tin, ưu tiên cho công tác chỉ đạo điều hành, cứu hộ cứu nạn, y tế,...
- Tập trung công tác khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường ngay sau khi bão tan.
- Chỉ đạo vận hành hệ thống hồ chứa hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và cắt giảm lũ cho hạ du.
Tăng cường lực lượng trực ban tại tất cả các cấp để tăng cường chia sẻ thông tin về diễn biến của bão, mưa lũ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành./.
Tải file đính kèm