Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công trực ban ngày 24/10/2020



BÁO CÁO NHANH
Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 24/10/2020

 I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

  1. Tin bão khẩn cấp (bão số 8):

Hồi 04 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị khoảng 330km về phía Đông; Gió cấp 9, giật cấp 11. Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển hướng Tây (15-20km), đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành ATNĐ. Đến 04 giờ ngày 26/10, ATNĐ ở trên đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị; Gió cấp 6, giật cấp 8. RRTT: cấp 3.

  1. Tin bão gần biển Đông (bão Molave)

Sáng 25/10, ATNĐ trên khu vực phía Đông miền Trung Phi-líp-pin đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Molave.

Hồi 01 giờ, vị trí tâm bão cách bờ biển miền Trung Phi-líp-pin khoảng 350km về phía Đông; Gió cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24h tới bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (20km) và tiếp tục mạnh thêm. Đến 01h ngày 26/10, vị trí tâm bão ở trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin; Gió cấp 9, giật cấp 11.

  1. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (19h/23/10 đến 19h/24/10): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mưa phổ biến từ 20-40mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Dĩ An (Bình Dương) 98mm, Thủ Đức (Hồ Chí Minh) 68mm, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) 48mm, Cái Nước (Cà Mau) 57mm.

- Mưa đêm từ 19h/24/10 đến 05h/25/10: Khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ mưa phổ biến từ 10-30mm. Các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa dưới 30mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Nậm N’Giang (Đắk Nông) 74mm, Chợ Gạo (Tiền Giang) 57mm, Rạch Gòi (Hậu Giang) 96mm.

- Mưa 3 ngày (19h/21/10 - 19h/24/10): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mưa phổ biến từ 50-90mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Long Điền Tân (Bạc Liêu) 158mm, Chợ gạo (Tiền giang) 141mm, Sóc Trăng (Sóc Trăng) 128mm, Tri Tôn (Bến Tre) 100mm, Trà Cú (Trà Vinh) 98mm, Bạc Liệu (Bạc Liêu) 97mm, Vị Thanh (Hậu Giang) 95mm, Cát Lái (Hồ Chí Minh) 86mm, Dĩ An (Bình Dương) 109mm.

  1. Tình hình lũ:

Hiện nay, các sông tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và các sông ở Bắc Quảng Bình đã xuống dưới BĐI. Riêng mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lúc 1h ngày 25/10 là 1,73 dưới BĐII 47cm.

Dự báo: Từ ngày 25-26/10, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1,5-3,0m. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ở mức BĐ1-BĐ2, riêng đỉnh lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) ở trên mức BĐ2.

 II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 8

  1. Trung ương:

- Đôn đốc triển khai Thông báo số 368/TB-VPCP ngày 21/10/2020 của Phó TTg CP – Trưởng Ban; các công điện số 29, 30 ngày 19/10/2020 của Ban chỉ đạo TW về PCTT.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Phó Trưởng ban TT BCĐ TWPCTT đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và triển khai phương án ứng phó với bão số 8.

- Các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Bộ Công an đã có Công điện và triển khai chỉ đạo ứng phó với bão số 8.

  1. Địa phương:

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có Công điện, văn bản chỉ đạo công tác đối phó với bão số 8 và tổ chức các đoàn đi kiểm tra tàu thuyền và phương án ứng phó.

III. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. Tàu thuyền:

Theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h00 ngày 25/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.477 tàu/289.298 LĐ biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Tàu cá BĐ 97126/04 LĐ của tỉnh Bình Định đã ở ngoài khu vực nguy hiểm, giữ liên lạc thường xuyên;

Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã bắn pháo hiệu báo bão tại 32 điểm.

Theo báo cáo của Bộ GTVT: Các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Ngãi có tổng số 437 tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa đang neo đậu tại các khu vực cảng biển.

  1. Tình hình cấm biển:

Các tỉnh tiếp tục theo dõi diễn biễn của bão để xem xét việc cấm biển.

  1. Nuôi trồng thủy sản:

- Tổng diện tích NTTS: 72.498 ha (T.Hóa: 19.500ha, N.An: 21.159ha, H.Tĩnh: 6.288ha, Q.Bình: 6.840ha, Q.Trị: 6.657ha, Huế: 6.826ha, Đ.Nẵng: 418, Q.Nam: 4.810ha).

- Số lồng bè: 10.482 lồng, bè (T.Hóa: 3.700, N.An: 2.146, H.Tĩnh: 173, Q.Bình: 510, Q.Trị: 58, Huế: 2.630, Đ.Nẵng: 5, Q.Nam: 1.260).
IV. HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa
  2. a) Hồ thủy điện: Khu vực Trung Bộ có 24 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, trong đó: khu vực Bắc Trung Bộ: 09 hồ; duyên hải Nam Trung Bộ: 15 hồ.
  3. b) Hồ thủy lợi:

- Khu vực Bắc Bộ có 81 hồ hư hỏng nặng, 51 hồ đang thi công.

- Khu vực Bắc Trung Bộ  có 55 hồ hư hỏng nặng, 41 hồ đang thi công, trong đó:

+ Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) lúc 6h00 ngày 24/10, mực nước thượng lưu  +30,58/32,5m; Qxả=150m3/s; dung tích 289,4/345 triệu m3 (84%).

+ Hồ Tả Trạch (TT. Huế) lúc  05h00 ngày 24/10, mực nước thượng lưu  +38,52/45m; Qđến=164m3/s; Qxả=449m3/s; dung tích 282,9/420 triệu m3 (67,4%).

- Khu vực Nam Trung Bộ có 24 hồ hư hỏng nặng, 31 hồ đang thi công.

  1. Đê điều: Hệ thống đê các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có tổng chiều dài 2.611km, gồm 810km đê biển, đê cửa sông và 1.651km đê sông, 74 vị trí xung yếu; 28 công trình đang thi công.
    V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO MƯA LŨ

Theo báo cáo của các địa phương và các Bộ, thiệt hại tính đến 07h ngày 25/10:

  1. Về người: Từ 06/10-25/10 là 148 người chết và mất tích (tăng 10 người), trong đó:

- Người chết: 130 người (tăng 11 người): Nghệ An 02; Hà Tĩnh 06; Quảng Bình 19 (tăng 8 người); Quảng Trị 50; T.T Huế 31 (tăng 01 người), Đà Nẵng 03, Quảng Nam 13 (tăng 2 người), Quảng Ngãi 01, Kon Tum 02, Gia Lai 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 01).

- Người mất tích: 18 người (giảm 01 người), gồm: Quảng Trị 4; Thừa Thiên Huế: 12 người (giảm 01 người), Đà Nẵng 01, Gia Lai 01.

(Trong đó: sạt lở đất: 64 người; lũ: 64 người; tai nạn trên biển: 8 người; nguyên nhân khác: 12 người).

(Danh sách cụ thể kèm theo)

  1. Về nhà ở:

- Nhà bị hư hỏng: 885 nhà, trong đó: Nghệ An 73, Quảng Bình 129; Quảng Trị 175; Thừa Thiên Huế 74; Đà Nẵng 4; Quảng Nam 210; Quảng Ngãi 161, Kon Tum 59.

- Nhà bị ngập: 326 nhà (tại 3 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), giảm 274 nhà so với Báo cáo nhanh ngày 24/10.

  1. Về nông nghiệp: 1.418 ha lúa bị ngập; 7.871 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 7.039 con gia súc và 927.792 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
  2. Giao thông: Các tuyến đường còn sạt lở ách tắc gồm:

- Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây còn 16 điểm (Q.Bình 2 điểm, Q.Trị 7 điểm, Thừa Thiên Huế 7 điểm).

- Tỉnh Quảng Bình: Quốc lộ 12C (đoạn Km 58+000), 12A (đoạn Khe ve - Cha Lo, km 136+950), 9B (đoạn Km58-Km83), 9C (đoạn Km 34+000, Km41+064), 9E (đoạn Km 25+700).

- Tỉnh Quảng Trị: Quốc lộ 15D còn 11 điểm (tại cầu La Hót-Km1+019 mặt đường bị cuốn trôi dài 5m, hiện đã xếp đá hộc để xe tải trọng nhỏ lưu thông; Km4+700, Km6+019, Km7+600, Km9+560, Km10+943, Km11+070, Km11+150 và Km11+330 bị sạt taluy âm, hiện đã lắp đặt biển cấm các loại xe tải nặng; đoạn Km11+030 đến Km11+350 mặt đường bị xói trôi, hư hỏng).

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Quốc lộ 49 còn 6 điểm (Km91+550; Km91+730; Km96+050; Km96+800; Km97+080; Km99+600) cấm ô tô, chỉ cho xe máy và người đi bộ lưu thông.
VI. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ MIỀN TRUNG

  1. Trung ương:

- Sáng 24/10, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Bình và làm việc với các tỉnh miền Trung.

- Bộ Quốc phòng chỉ đạo QK4, QK5 điều động 8.984 CBCS và dân quân tự vệ, 262 phương tiện phối hợp với lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả; Huy động máy bay thả hàng cứu trợ cho người dân thuộc xã Hướng Việt, Hướng Lâm, tỉnh Quảng Trị.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị 10 tấn xúc xích và thịt viên, 400 thùng cá hộp, 20.000 quả trứng, 2.000 bếp cồn, 800 triệu đồng; xuất cấp 30.000 lít và 20 tấn hóa chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; chỉ đạo chuẩn bị hạt giống để sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút.

- Các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Bộ Công an tiếp tục triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục giao thông, điện.

- Trung tâm AHA đã chuyển hàng viện trợ tới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, gồm 500 bộ sửa chữa nhà cửa và 650 bộ nhà bếp cho mỗi tỉnh.

  1. Địa phương:

- Các tỉnh đã tập trung huy động và phân bổ hàng hóa, trang thiết bị cho người dân bao gồm: 102 tấn gạo, 72.725 thùng mỳ tôm, 3.117 thùng sữa, 7,7 tấn và 3.772 thùng lương khô, 26.880 thùng nước uống, 47 tỷ đồng.

- Về điện lực: Kể từ khi xảy ra mưa lũ đến nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 295 xã (trong ngày hôm qua đã khôi phục và cung cấp điện trở lại cho 28 xã), cụ thể: Hà Tĩnh 85 xã, Quảng Bình 98 xã, Quảng Trị 74 xã, Thừa Thiên Huế 27 xã, Quảng Nam 11 xã. Hiện nay, còn 35 xã còn bị cắt điện, gồm: Hà Tĩnh 05 xã, Quảng Bình 19 xã, Quảng Trị 9 xã, Quảng Nam 02 xã.

VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư; Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 24/10; Phó Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 368/TB-VPCP ngày 21/10/2020); Ban Chỉ đạo TWPCTT (Công điện số 29/CĐ-TWPCTT và tại cuộc họp chiều ngày 23/10), trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

  1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 8, bão gần biển Đông. Rà soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn đối với tàu thuyền đang hoạt động trên biển và neo đậu tại nơi tránh trú. Quản lý chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi, chủ động quyết định việc cấm biển.
  2. Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu vận tải, tàu vãng lai, các hoạt động du lịch, sản xuất nuôi trồng thủy hải sản.
  3. Tiếp tục tập trung tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu đối với những gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có nhà bị sập, mất tài sản, kiên quyết không để người dân bị đói, rét.
  4. Tổ chức, huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân dọn vệ sinh nhà ở, trường lớp, xử lý môi trường; sửa chữa, khắc phục công trình hạ tầng bị hư hỏng, nhất là công trình giao thông, y tế, điện, nước.
  5. Kiểm tra an toàn hồ đập, đê điều nhất là các công trình xung yếu, đang thi công; khu vực sạt lở; chủ động điều tiết các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy nước đảm bảo an toàn công trình, đồng thời dành dung tích phòng lũ để sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lũ do bão số 8 gây ra.
  6. Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn, nhất là các hộ dân đang ở tại nhà yếu, khu vực ven biển, vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; tổ chức chằng chống nhà cửa, cây lớn có nguy cơ gẫy đổ, chặt tỉa cành cây./.
    Tải file đính kèm