Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công trực ban ngày 22/10/2020



 

BÁO CÁO NHANH
CÔNG TÁC TRỰC BAN NGÀY 22/10/2020

I.TÌNH HÌNH THIÊN TAI

  1. Tin bão số 8 (cơn bão Saudel): Hồi 04 giờ ngày (23/10), vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.
  2. Tình hình mưa: trong 24 giờ qua cả nước hầu như không mưa, mưa cục bộ tại một số tỉnh Tây Nam Bộ (40-70mm).
  3. Tình hình lũ: Hiện nay, lũ trên các sông tại Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đang xuống mức dưới BĐ1; Lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang xuống, lúc 1h/23/10 tại Lệ Thủy là 2,62m dưới BĐ 3 là 0,08m. Dự báo trong ngày 23/10 mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 2,5m, dưới BĐ3 0,2m.
  4. Tình hình ngập lụt: Tính đến 20h/22/10, tỉnh Hà Tĩnh: 2.672 hộ, giảm 1.930 hộ (h. Cẩm Xuyên 972 hộ, h. Thạch Hà 1.100 hộ, TP Hà Tĩnh 600 hộ); tỉnh Quảng Bình: 21.890 hộ, giảm 20.293 hộ ( h. Lệ Thủy 18.000 hộ, h. Quảng Ninh 3.432 hộ, h. Minh Hóa 450 hộ, TX Ba Đồn 8 hộ). Hiện lũ đang rút

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BÃO

  1. Trung ương: Ngày 21/10/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương ứng phó với bão số 8 và khắc phục mưa lũ miền Trung và có Thông báo số 368/TB-VPCP.

- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có Công điện số 29/CĐ-TWPCTT và Công điện số 30/CĐ-TW chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam; các Bộ, ngành để ứng phó bão số 8..

- Bộ trưởng – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 8 và khắc phục hậu quả mưa lũ các tại Quảng Bình và Quảng Trị. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương đã có công điện chỉ đạo ứng phó với bão số 8.

  1. Địa phương: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có Công điện, văn bản chỉ đạo công tác đối phó với bão số 8, cụ thể: (i) Đã tổ chức thông báo, hướng dẫn cho tàu thuyền, phương tiện biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 8 để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm; (ii) Hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại các cảng, khu neo đậu; (iii) tổ chức các đoàn đi kiểm tra tàu thuyền và phương án ứng phó.

III. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. Tàu thuyền:

- Theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng và Tổng cục Thủy sản, tính đến 16h00 ngày 22/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.477 tàu/289.299 LĐ biết để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó, hoạt động ở khu vực Hoàng Sa, 05 p.tiện/44 LĐ (Quảng Ngãi 4; Bình Định 1 tàu) đều đã nắm được thông tin về bão số 8 đang di chuyển tránh trú.

- Theo báo cáo của Bộ Giao Thông vận tải: Các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có tổng số 525 tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa đang neo đậu tại các khu vực cảng biển.

  1. Nuôi trồng thủy sản:

- Tổng diện tích NTTS: 72.498 ha (T.Hóa: 19.500ha, N.An: 21.159ha, H.Tĩnh: 6.288ha, Q.Bình: 6.840ha, Q.Trị: 6.657ha, Huế: 6.826ha, Đ.Nẵng: 418, Q.Nam: 4.810ha).

- Số lồng bè: 10.482 lồng, bè (T.Hóa: 3.700, N.An: 2.146, H.Tĩnh: 173, Q.Bình: 510, Q.Trị: 58, Huế: 2.630, Đ.Nẵng: 5, Q.Nam: 1.260).

Tổng cục Thủy sản đã có công điện số 05/BCH-TCTS ngày 21/10/2020 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục thủy sản các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Nam đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 8.

IV.HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa

-  Hồ thủy điện: Khu vực Trung Bộ có 30 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, trong đó: khu vực Bắc Trung Bộ: 12 hồ; duyên hải Nam Trung Bộ: 18 hồ.

- Hồ thủy lợi:  Khu vực Bắc Bộ có 2.543 hồ dung tích trung bình 53-100% dung tích thiết kế, 81 hồ hư hỏng nặng, 51 hồ đang thi công. Khu vực Trung Bộ có tổng số 2.840 hồ; trong đó ở Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ, dung tích 65-90% dung tích thiết kế; 55 hồ hư hỏng nặng, 41 hồ đang thi công; Nam Trung Bộ có 517 hồ, dung tích 30%÷90% dung tích thiết kế; 24 hồ hư hỏng nặng, 31 hồ đang thi công.

* Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) lúc 4h00 ngày 23/10, mực nước thượng lưu +31,37/32,5m; Qđến = 30m3/s; Qxả =100m3/s.

  1. Đê điều: Hệ thống đê các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có tổng chiều dài 2.611 km, gồm 810 km đê biển, đê cửa sông và 1.651 km đê sông, 74 vị trí xung yếu, trong đó:

- 53 vị trí đê biển, đê cửa sông với tổng chiều dài 131,70km (Thanh Hóa: 06 vị trí; Nghệ An: 03 vị trí; Hà Tĩnh: 05 vị trí; Quảng Bình: 04 vị trí; Quảng Trị: 15 vị trí; Thừa Thiên Huế: 20 vị trí);

- 21 vị trí tuyến đê sông từ cấp III trở lên (Thanh Hóa: 14 vị trí, Nghệ An: 03 vị trí; Hà Tĩnh: 04 vị trí).

- 28 công trình đê, kè đang thi công dở dang với tổng chiều dài 46,8 km: đê biển, đê cửa sông: 20 công trình, dài 34,3km; đê sông: 08 công trình, dài 12,5km.

V.TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO MƯA LŨ

  1. Về người: Tổng số thiệt hại về người từ 06/10-22/10 là 138 người, trong đó:

- Người chết: 117 người (tăng 03 người: 02 người tại Hà Tĩnh, 01 người Quảng Bình): Nghệ An 02; Hà Tĩnh 06; Quảng Bình 11; Quảng Trị 50; T.T Huế 28, Đà Nẵng 03, Quảng Nam 11, Quảng Ngãi 01, Kon Tum 02, Gia Lai 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 01).

- Người mất tích: 21 người, gồm: Quảng Trị 4; Thừa Thiên Huế: 15 người (tại Rào Trăng 3), Đà Nẵng 01, Gia Lai 01.

(Trong đó: sạt lở đất: 60 người; lũ: 65 người; tai nạn trên biển: 8 người; nguyên nhân khác: 5 người).

  1. Về nhà ở: có 37.524 nhà bị hư hỏng và thiệt hại do ngập lụt, trong đó: Nghệ An 49 nhà, Quảng Bình 21.902 nhà; Quảng Trị 175 nhà; Thừa Thiên Huế 72 nhà.
  2. Về nông nghiệp:

- 533 ha lúa bị ngập; 3.886 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 6.152 con gia súc740.796 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

  1. Giao thông: Các tuyến đường còn sạt lở ách tắc: Đường Hồ Chí Minh có tổng số 21 điểm (Quảng Bình 2 điểm, Quảng Trị 7 điểm, T.T.Huế 12 điểm); Quốc lộ 12C (xã Thuận Hóa, Tuyên Hóa); Quốc lộ 12A (Khe ve-Cha lo); Quốc lộ 9B, 9C, 9E (Quảng Bình).

VI. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư; Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo TWPCTT; Công điện số 29/CĐ-TWPCTT và 30/CĐ -TWPCTT của Ban Chỉ đạo TWPCTT; thông báo số 368/TB-VPCP ngày 21/10/2020, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

  1. Rà soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho tàu thuyền; cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn neo đậu tại các khu tránh trú bão; rà soát không để người trên các phương tiện khi bão đổ bộ; Quản lý chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi tùy vào diễn biến của bão, các địa phương quyết định việc cấm biển.
  2. Chỉ đạo bảo đảm an toàn cho các hoạt động du lịch, sản xuất nuôi trồng thủy hải sản; nhất là an toàn về người trên các lồng bè, tròi canh nuôi trồng thủy hải sản;
  3. Bảo đảm an toàn cho tàu vận tải, tàu vãng lai, có biện pháp để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ với các tàu đang bị sự cố: có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường (tàu sự cố mắc cạn tại cửa biển Lăng Cô, Huế) và xử lý tàu tai nạn trên biển.
  4. rà soát chuẩn bị sẵn sàng di dân đảm bảo an toàn cho khu vực ven biển, vùng trũng thấp và nhà yếu; chằng chống nhà cửa, cây lớn có nguy cơ gẫy đổ; chặt tỉa cành cây.
  5. Kiểm tra an toàn hồ đập, đê điều nhất là các công trình xung yếu, đang thi công; khu vực sạt lở; quản lý an toàn giao thông nhất là khi bão vào, tránh thiệt hại về người và tài sản.
  6. Các địa phương kiểm tra có phương án để đảm bảo an toàn cho các hộ dân tại vùng còn đang ở khu vực ngập lụt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đặc biệt tại các huyện còn ngập của tỉnh Quảng Bình./.