Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 11/10/2020



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng chống thiên tai ngày 11/10/2020

 

  1. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
  2. Tin cuối cùng về cơn bão số 6

Sáng 11/10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), sau tiếp tục suy yếu và tan dần. Ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã quan trắc được gió cấp 8, giật cấp 9; vùng ven biển các tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.

  1. Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Chiều 11/10, trên vùng biển Đông Bắc Biển Đông xuất hiện một áp thấp nhiệt đới. Hồi 01h/12/10, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, sức gió cấp 6, giật cấp 8. Dự báo 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15-20km/giờ và có khả năng mạnh lên thành bão, đến 01h/12/10, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 15,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; từ 112,5 đến 119,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

  1. Tin mưa lớn diện rộng ở Trung Bộ

Từ ngày 12-13/10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế từ 200-400mm, có nơi trên 500mm; các tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng từ 100-200mm; các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng từ 80-150mm.

  1. Tình hình mưa

- Mưa đợt (19h/05/10 đến 19h/11/10): Tổng lượng mưa phổ biến ở các tỉnh: Hà Tĩnh, Bình Định từ 350-450 mm; Quảng Bình từ 400-600 mm; Quãng Ngãi từ 500-800 mm; Quảng Trị, Đà Nẵng từ 800-1.000 mm; Quảng Nam từ 900-1.200 mm; đặc biệt tại Thừa Thiên Huế từ 1.300-1.700 mm. Một số trạm mưa lớn trên 1.500mm như: A Lưới (Huế): 1.888mm; Khe Tre (Huế): 1.788mm; Hướng Linh (Q. Trị): 1.520mm.

- Mưa ngày 11/10 (19h/10/10 đến 19h/11/10): Tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, phổ biến từ 300-400mm.

- Mưa đêm (từ 19h/11/10 đến 06h/12/10): Các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng tiếp tục mưa to đến rất to, phổ biến 100-120mm, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam từ 30-50mm. Một số trạm có lượng mưa lớn: A Vào (Q. Trị): 240mm, Tà Long (Q. Trị): 210mm, A Lưới (Huế): 182mm, Quảng Điền (Huế): 182 mm, Đà Nẵng (Đ. Nẵng): 88mm.

  1. TÌNH HÌNH THỦY VĂN, NGẬP LỤT
  2. Thủy văn
  3. a) Diễn biến: Hiện nay, lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế dao động ở mức cao và lên chậm; các sông ở Quảng Nam đang lên; các sông ở Quảng Ngãi, sông Kiến Giang (Quảng Bình) đang xuống. Lũ trên sông Đắkbla tại Kon Tum đã đạt đỉnh là 521,16m (20h/11/10), dưới BĐ3 0,34m và đang xuống.
  4. b) Dự báo:

Lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế tiếp tục dao động ở mức cao; sông Kiến Giang, Thạch Hãn lên lại, các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum xuống dần. Tối và đêm 12/10, mực nước trên các sông có khả năng như sau:

- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy (Q. Bình): 2,7m, ở mức BĐ3;

- Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn (Q. Trị): 6,0m, ở mức BĐ3;

- Sông Bồ tại Phú Ốc (Huế): 5,0m, trên BĐ3 0,5m;

- Sông Hương tại Kim Long (Huế): 4,0m, trên BĐ3 0,5m;

- Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa (Q. Nam): 9,0m, ở mức BĐ3;

- Sông Thu Bồn tại Câu Lâu (Q. Nam): 4,2m, trên BĐ3 0,2m; tại Hội An trên BĐ3 0,5m.

  1. Về ngập lụt
  2. a) Diễn biến: Tính đến 22h/11/10, còn 176 xã, phường/94.277 hộ bị ngập (giảm 30 xã, phường/14.757 hộ so với ngày 10/10), độ ngập sâu từ 0,3m đến 1,8m, cá biệt có nơi ngập sâu đến 3m (Quảng Bình 32 xã; Quảng Trị 80 xã; Thừa Thiên Huế 54 xã/phường; Đà Nẵng 10 xã/phường, Quảng Nam 16 xã).
  3. b) Cảnh báo:

Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp, các khu đô thị vẫn tiếp tục diễn ra và khả năng còn kéo dài, đặc biệt tại: Quảng Bình (Lệ Thủy, Quảng Ninh); Quảng Trị (Đắkrông, TX. Quảng Trị); Thừa Thiên Huế (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, TP. Huế, TX. Hương Thủy, Hương Trà); Quảng Nam (Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, TP Tam Kỳ); Quảng Ngãi (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, TP Quảng Ngãi).

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

  1. Hồ chứa thủy lợi
  2. a) Khu vực Bắc Bộ: 543 hồ (81 hồ hư hỏng, 51 hồ đang thi công), dung tích 55-95% DTTK (không thay đổi so với ngày 10/10).
  3. b) Khu vực Bắc Trung Bộ: 323 hồ (55 hồ hư hỏng, 41 hồ đang thi công), dung tích 50-85% DTTK (tăng 5% so với ngày 10/10).
  4. c) Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ (24 hồ hư hỏng, 31 hồ đang thi công), dung tích 30-90% DTTK (tăng 20% so với ngày 10/10).
  5. d) Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ (41 hồ hư hỏng, 43 hồ đang thi công), dung tích 60-90% DTTK (ít thay đổi so với ngày 10/10).
  6. Hồ chứa thủy điện
  7. a) Lưu vực sông Hương (4 hồ đang xả lũ, tổng Q xả: 6.675 m3/s):

Tên hồ

Thời gian

Qđến (m3/s)

Qxả (m3/s)

Htl (m)

MNDBT (m)

Phát điện

Qua

cửa xả

A Lưới

05h/12/10

1.757

50

1.712

552,6

553

Tả Trạch

06h/12/10

630

-

626

44,1

45

Hương Điền

06h/12/10

1.919

196

2.279

57,6

58

Bình Điền

17h/11/10

1.989

67

1.745

81,9

85

  1. b) Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (06 hồ đang xả, tổng Q xả: 4.292 m3/s):

Tên hồ

Thời gian

Qđến (m3/s)

Qxả (m3/s)

Htl (m)

MNDBT (m)

Phát điện

Qua cửa xả

Đắk Mi 4a

06h/12/10

1.676

99

340

257,7

258

Sông Tranh 2

06h/12/10

731

189

30

169

175

Sông Bung 5

07h/11/10

2.186

196

1.990

60

60

Sông Bung 4A

06h/12/10

890

170

720

97,4

97,4

Sông Bung 4

06h/12/10

888

160

293

221,6

222,5

A Vương

06h/12/10

837

74

31

376,6

380

  1. c) Các hồ điều tiết lũ ở Bắc Bộ: hồ Hòa Bình đã đóng 01 cửa xả đáy lúc 17h/11/10 (Hiện, tất cả các hồ đã đóng hoàn toàn các cửa xả).
  2. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Phú Yên có 85 vị trí đê điều xung yếu (71 đoạn đê, kè với tổng chiều dài 154,5km; 14 cống qua đê) và 37 công trình đang thi công dở dang cần sẵn sàng phương án ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão.

  1. SỰ CỐ TÀU THUYỀN VÀ CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN

Tính đến 22h/11/10, có tổng số 17tàu/106 người bị nạn, trong đó 11 tàu bị chìm, 06 tàu bị sự cố, đã cứu hộ an toàn được 99 người, 03 người bị chết, 04 người mất tích. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục triển khai tìm kiếm người bị mất tích, cụ thể:

- Tàu Vietship 01: Sáng ngày 11/10 đã cứu thành công 8 người trên tàu Vietship 01 (7 thuyền viên + 01 ngư dân); tàu Vietship 12 có 02 thuyền viên bị mất tích: đã tìm thấy thi thể 01 người, 01 người còn mất tích.

- Tàu Đà Nẵng ĐNa 90988 TS/02 thuyền viên: Bị mất tích khi rời công trình cầu cảng 15 về âu thuyền Thọ Quang lúc 6h/8/10. Đến tối ngày 11/10, đã tìm thấy thi thể 01 người, 01 người còn mất tích.

- Tàu Quảng Nam QNa 90949 TS: Neo đậu tại bến Núi Thành/Quảng Nam bị chìm do đứt dây neo (lúc 05h/11/10), 02 người mất tích.

  1. TÌNH HÌNH SƠ TÁN DÂN

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 18h/11/10, đã tổ chức sơ tán 15.392 hộ/45.835 người, tăng 4.749 hộ/13.987 người so với báo cáo nhanh ngày 11/11 (trong đó Quảng Bình 266 hộ/871 người, Quảng Trị: 6.774 hộ/19.900 người, Thừa Thiên Huế: 6.709 hộ/19.522 người, Đà Nẵng 882 hộ/2.953 người; Quảng Nam 533 hộ/1.677 người, Quảng Ngãi 228 hộ/912 người).

VII. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI, NHU CẦU HỖ TRỢ KHẨN CẤP

  1. Tình hình thiệt hại

Tổng hợp số liệu thiệt hại chủ yếu tính đến 22h/11/10 như sau:

  1. a) Về người:

- Người chết: 18 người (15 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển), tăng 09 người: Quảng Bình 01 (tăng 01), Quảng Trị 06 (tăng 03), Thừa Thiên Huế 03 (tăng 01), Quảng Nam 03 (tăng 02), Đà Nẵng 01 (tăng 01), Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, ĐăkLăk 01, Lâm Đồng 01 (tăng 01).

- Người mất tích: 14 người (10 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển), gồm: Quảng Bình 01, Quảng Trị 06, Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 03, Quảng Nam 02, Gia Lai 01), giảm 02 người (Quảng Trị 01, Đà Nẵng 01 đã tìm thấy thi thể); tăng 05 người (Quảng Bình 01, Huế 01, Đà Nẵng 01, Quảng Nam 02).

(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)

  1. b) Về nhà ở: 382 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 109.034 nhà bị ngập.
  2. c) Về giao thông: 108 điểm Quốc lộ, 8.656m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi); 11 điểm ngập (Quảng Bình 02; Thừa Thiên Huế 09). Ngành giao thông đã lập rào chắn, trực điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục các sự cố. Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49A, 49B (Thừa Thiên Huế); đường hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 15 (Quảng Bình).
  3. d) Về nông nghiệp: 584ha lúa, 3.879ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 2.141ha thủy sản bị thiệt hại; 271 con gia súc, 150.489 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

đ) Về giáo dục: 70 điểm trường bị ngập (Quảng Bình 28, Quảng Trị 01; Đà Nẵng 11, Quảng Nam 30).

  1. e) Về tình hình sạt lở bờ biển: 20,6 km (Hà Tĩnh 7km, Thừa Thiên Huế 10,1km, Quảng Nam 3,5km).

* Trong đó, riêng về thiệt hại do bão số 6 gây ra tại Quảng Ngãi như sau: 08 người bị thương; 72 nhà bị thiệt hại, hư hỏng; 535ha hoa màu, hành bị thiệt hại; 219 ha cây ăn quả, cây trồng lâu năm bị thiệt hại; 1.000 cây xanh bị gãy đổ; 36ha tôm bị thiệt hại; 35 điểm giao thông bị ngập, sạt lở ách tắc, nhiều cột điện bị gãy đổ gây mất điện tại các huyện Bình Sơn, Mộ Đức.

  1. Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp

Hiện nay, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm: 4.000 tấn gạo (Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Bình: 3.000); 10.000 thùng mỳ tôm, 02 tấn lương khô (Thừa Thiên Huế); 110 tấn giống ngô, rau các loại (Quảng Bình); các loại thuốc, hóa chất khử trùng và trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn.

VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY

  1. Trung ương

- Sáng 11/10, Bộ trưởng - Phó Trưởng ban thường trực Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để triển khai ứng phó với bão số 6, tình hình mưa lũ.

- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN đã huy động các lực lượng, phương tiện giải cứu thành công các thuyền viên bị nạn trên tàu VietShip 01.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT có công điện số 23/CĐ-TW gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các Bộ, ngành liên quan để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và tình hình mưa lũ.

- Các đơn vị Quân khu 4, 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 9.607 người (Bộ đội 1.909, Dân quân 7.698), 267 phương tiện (95 ô tô, 172 tàu xuồng) phối hợp với các lực lượng của địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.

- Các Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực BCĐ TWPCTT hoàn thành việc kiểm tra đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh miền Trung.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 6, ATNĐ và tình hình mưa lũ và tham mưu chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương

Các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 22/CĐ-TW ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo, trong đó đã tập trung triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và  khắc phục hậu quả mưa lũ.

  1. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
  2. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 23/CĐ-TW ngày 11/10/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
  3. Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.
  4. 3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ trên biển Đông và tình hình mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó, đặc biệt là công tác quản lý, hướng dẫn tàu thuyền trên biển di chuyển trú, tránh ATNĐ và tại các khu neo đậu, tránh để lặp lại các sự cố về tàu, thuyền những ngày vừa qua.
  5. Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn và các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đã đầy nước.
  6. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, ATNĐ trên biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực còn bị ngập sâu và kể cả người dân ở vùng lũ đã rút, tránh tâm lý chủ quan.
  7. Tiếp tục rà soát, đánh giá thiệt hại do mưa lũ và nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ.

7. Duy trì tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT&TKCN./.

Tải file đính kèm