BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 30/7/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ
Ngày 31/7, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Quảng Ninh có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ đêm 31/7 đến ngày 01/8, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Cảnh báo: mưa lớn ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 02/8 với lượng mưa phổ biến 30-60mm, cục bộ có nơi trên 150mm.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
2. Tin dự báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển
Ngày 31/7, ở vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông rải rác; từ đêm mưa giảm dần. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/29/7-19h/30/7): Khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-120mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thuỷ điện Sông Bạc (Hà Giang) 191mm; Hảo Nghĩa (Bắc Kạn) 149mm; Lạng Sơn (Lạng Sơn) 189mm; Trung Hội (Thái Nguyên) 364mm; Định Hóa (Thái Nguyên) 245mm; Sơn Nam (Tuyên Quang) 151mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 218mm; Quảng Lâm (Quảng Ninh) 200mm.
- Mưa đêm (19h/30/7-07h/31/7): Khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bản Khoang (Lào Cai) 92mm; Bản Thi (Bắc Kạn) 89mm; Hồ Thầu (Lai Châu) 81mm; Kiến Thiết (Tuyên Quang) 111mm; Lam Vỹ (Thái Nguyên) 105mm; Đầm Hà (Quảng Ninh) 102mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 88mm.
- Mưa 3 ngày (19h/27/7-19h/30/7): Khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 100-150mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Thuỷ điện Sông Bạc (Hà Giang) 359mm; Bát Xát (Lào Cai) 225mm; Huổi Lèng (Điện Biên) 208mm; Phúc Sơn (Tuyên Quang) 222mm; Trung Hội (Thái Nguyên) 451mm; Bãi Cháy (Quảng Ninh) 330mm; Ia Pior (Gia Lai) 215mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Tình hình lũ trên một số sông khu vực Bắc Bộ
Mực nước lúc 07h00 ngày 31/7 trên một số sông như sau:
- Sông Hồng tại trạm Hà Nội là 5,08m; trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 2,5m.
- Sông Đáy tại trạm Ba Thá là 5,96m, trên BĐ1 là 0,46m; tại trạm Phủ Lý là 3,29m, trên BĐ1 là 0,29m.
- Sông Bùi tại trạm Yên Duyệt là 7,16m, trên BĐ3 là 0,16m; trên sông Tích tại Kim Quan là 8,40m, ở mức BĐ3.
2. Mực nước các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.
3. Mực nước các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống theo triều. Đến ngày 02/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,0m, tại Châu Đốc ở mức 1,95m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
H max trước lũ (m)
(từ 20/7 ÷ 21/8)
|
Sơn La
|
7h
|
30/7
|
196,96
|
118,11
|
4.386
|
3.135
|
197,3
|
31/7
|
198,59
|
117,92
|
5.939
|
2.883
|
Hòa Bình
|
7h
|
30/7
|
102,20
|
14,32
|
4.038
|
5.438
|
101,0
|
31/7
|
102,10
|
13,64
|
3.868
|
3.868
|
Tuyên Quang
|
7h
|
30/7
|
104,05
|
50,0
|
745
|
738
|
105,2
|
31/7
|
105,11
|
49,60
|
1.198
|
534
|
Thác Bà
|
7h
|
30/7
|
56,01
|
20,75
|
450
|
0
|
56,0
|
31/7
|
56,26
|
20,75
|
1.875
|
0
|
* Hồ thuỷ điện Hoà Bình đang mở 01 cửa xả đáy.
2. Tình hình đê điều
Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. TIN ĐỘNG ĐẤT
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, từ ngày 30/7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xảy ra 10 trận động đất (ngày 30/7: 04 trận; ngày 31/7: 06 trận) có độ lớn từ 2,5 - 3,4, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 - 8,2km. Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi các trận động đất.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên mưa lũ lớn, sạt lở đất từ ngày 29-30/7 đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 06 người chết (tăng 05 người so với báo cáo nhanh ngày 29/7): Hà Giang 02, Điện Biên 02, Thái Nguyên 01, Bắc Giang 01; 01 người mất tích (Sơn La) và 02 người bị thương (Bắc Kạn).
- Về nhà ở: 82 nhà bị sạt lở taluy dương, ngập lụt, hư hỏng (tăng 78 nhà so với báo cáo ngày 29/7): Điện Biên 35, Bắc Kạn 15, Cao Bằng 02, Sơn La 04, Lạng Sơn 26; 18 nhà di dời khẩn cấp (tăng 17 nhà so với báo cáo ngày 29/7) tại Điện Biên.
- Về nông nghiệp: 71,25ha lúa bị ngập (tăng 68ha so với báo cáo ngày 29/7): Điện Biên 37,25ha, Bắc Kạn 13ha, Cao Bằng 21ha; 10,9ha hoa màu bị ngập, ảnh hưởng, thiệt hại (Điện Biên 0,4ha; Bắc Kạn 9,8ha; Cao Bằng 0,7ha).
- Về chăn nuôi: 200 con gia cầm, gia súc bị chết (Thái Nguyên).
- Về giao thông: 51 điểm bị sạt lở với tổng khối lượng đất, đá khoảng 5.308m3 (tăng 35 điểm và 4028m3 khối đất đá so với báo cáo nhanh ngày 29/7): Điện Biên 1998m3, Bắc Kạn 437m3, Cao Bằng 1.973m3, Lạng Sơn 900m3.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 29/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 73/CĐ-TTg về việc kiểm tra, khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Ngày 30/7/2024, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình ngập lụt tại một số huyện của thành phố Hà Nội và chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn Thành phố.
- Ngày 30/7/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 5432/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 01 cửa xả đáy hồ thuỷ điện Hoà Bình vào hồi 11h00 ngày 30/7/2024; đồng thời có văn bản số 5433/BNN-ĐĐ về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hoà Bình.
- Ngày 29/7/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công văn số 5427/BNN-ĐĐ gửi Ủy ban nhân dân 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt về việc đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
- Ngày 30/7/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 741/ĐĐ-QLĐĐ ngày 30/7/2024 về việc xử lý các sự cố để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Ngày 29-30/7/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức đoàn công tác phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và PTDS tỉnh Kon Tum kiểm tra thực tế ảnh hưởng của động đất tại huyện Kon Plông.
- Ngày 26/7/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công văn số 5378/BNN-ĐĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc ứng phó với mưa lớn.
- Các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải đã ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ.
2. Địa phương
- Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đã ban hành văn bản chỉ đạo ứng phó với mưa lớn[1]; các tỉnh hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
- UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn 2691/UBND-NNTN ngày 29/7/2024 về việc theo dõi, ứng phó động đất trên địa bàn huyện Kon Plông gửi các sở, ngành, địa phương.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo để triển khai các biện pháp ứng phó.
VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Tỉnh Kon Tum và các địa phương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 73/CĐ-TTg ngày 29/7/2024 về việc kiểm tra và chủ động khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn huyện Kon Plông.
2. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ tiếp tục triển khai Công văn số 5378/BNN-ĐĐ ngày 26/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ứng phó với mưa lớn. Các tỉnh, thành phố khác trên cả nước theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
3. Các tỉnh hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
4. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
[1] 14 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Tải file đính kèm