Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 28/5/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 28/5/202 3

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa lớn và cảnh báo lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Ngày 29/5, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

2. Tin cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và cảnh báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Ngày và đêm 29/5, vùng biển phía Đông của Bắc biển Đông có gió cấp 6, đêm có lúc cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh; từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Đông khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông có gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2. 

3. Tin cảnh báo nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên

Ngày 29/5, khu vực Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-360C, có nơi trên 360C. Ngày 30/5, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-370C, có nơi trên 380C. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/27/5-19h/28/5): Các khu vực trên cả nước có mưa phổ biến từ 30-70mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Thượng Sơn (Hà Giang) 128mm; Tả Củ Tỷ (Lào Cai) 244mm; Đức Phú (Bình Thuận) 87mm; Đắk Nông (Đắk Nông) 116mm; Cầu 14 (Đắk Lắk) 107mm; Phước Long (Bình Phước) 97mm.

- Mưa đêm (19h/28/5-07h/29/5): Khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa 30-60mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Bản Cầm (Lào Cai) 66mm, Đắk Gần (Đắk Nông) 87mm.

- Mưa 3 ngày (19h/25/5-19h/28/5): Các khu vực trên cả nước có mưa phổ biến từ 50-100mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Thượng Sơn (Hà Giang) 156mm; Tả Củ Tỷ (Lào Cai) 254mm; Đắk Nông (Đắk Nông) 133mm; Đa Nhim (Ninh Thuận) 133mm; Bến Gia (Trà Vinh) 124mm; Phú Tân (Cà Mau) 132mm.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất khoảng 53-58km.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu khoảng 45-50km.

Dự báo: Từ nay đến ngày 31/5, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục có xu thế giảm dần, độ mặn phổ biến tại các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn cao nhất tháng 5/2022.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 1-2.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Thái Bình, Lào Cai và Đồng Tháp trong ngày 28/5/2023, thiên tai đã gây thiệt hại như sau:

1. Thái Bình: Hồi 7h40 ngày 28/5, sét đánh tại khu vực bãi sông xã Thuỵ Hưng, huyện Thái Thuỵ đã làm 01 người chết (anh Trần Văn Hưng, sinh năm 1974, quê quán tại thôn Hà Xá, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) và 01 người bị thương.

2. Lào Cai: Sáng ngày 28/5, tại xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, sét đánh làm 01 người chết khi đang đi làm nương (anh Sùng Seo Phừ, sinh năm 1988, dân tộc Mông); mưa lớn làm 06 nhà bị thiệt hại do nước và đất, đá trôi vào nhà, sạt lở một số diện tích đất nông nghiệp và đường giao thông trên địa bàn.

3. Đồng Tháp: Sáng ngày 28/5, sạt lở bờ sông Cần Lố với chiều dài 40m, chiều rộng 5-7m làm sụt lún mái và mặt đường tại ấp Bình Nhất, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh. Chính quyền địa phương đã tổ chức khoanh vùng, cảnh báo trong khu vực.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh; gió mạnh, sóng lớn, mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển; nắng nóng và xâm nhập mặn.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file Tại đây!