Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 24/8/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 24/8/2023

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở Bắc Bộ

Trong ngày và đêm 25/8, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: cấp 1.

2. Tin dự báo nắng nóng ở khu vực từ Nghệ An đến Ninh Thuận

Ngày 25/8, khu vực từ Nghệ An đến Ninh Thuận có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Ngày 26/8, khu vực từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36-38 độ, có nơi trên 38 độ.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

3. Tin động đất

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, rạng sáng ngày 25/8 đã xảy ra 03 trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (vào hồi 00h15, 00h34, 01h27’) với độ lớn từ 2,8 đến 3,4; độ sâu chấn tiêu khoảng từ 8,1 đến 8,2km.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/23/8-19h/24/8): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-90mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bắc Quang (Hà Giang) 210mm; Nậm Tỵ (Hà Giang) 185mm; Tân Trịnh (Hà Giang) 181mm; UBND Nậm Mòn (Lào Cai) 140mm; Cấm Sơn (Lạng Sơn) 144mm; Cần Yên (Cao Bằng) 139mm; Bố Hạ (Bắc Giang) 119mm; Văn Giang (Hưng Yên) 113mm; Đông Anh (Hà Nội) 106mm; Tam Hợp (Nghệ An) 101mm.

- Mưa đêm (19h/24/8-07h/25/8): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Tri Phương (Cao Bằng) 142mm; Quang Vinh (Cao Bằng) 134mm; Mường Khoa (Lai Châu) 95mm; Kỳ Phú (Thái Nguyên) 92mm; Xuân Hoà (Vĩnh Phúc) 121mm; Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 106m; Lương Nha (Phú Thọ) 85mm; Quảng Oai (Hà Nội) 82mm.

- Mưa 3 ngày (19h/21/8-19h/24/8): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bắc Quang (Hà Giang) 265mm; Nậm Tỵ (Hà Giang) 239mm; Thái An (Hà Giang) 237mm; Cốc Pàng (Cao Bằng) 203mm; Nậm Chảy (Lào Cai) 173m; Cấm Sơn (Lạng Sơn) 147mm; Lăng Quán (Tuyên Quang) 146mm; TĐ Châu Thắng (Nghệ An) 143mm; TĐ Ia Grai 3 (Gia Lai) 195mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/25/8 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,50m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,00m.

- Dự báo: Đến 7h/26/8 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,85m; trong 36 giờ tới, mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,35m và thấp nhất ở mức 0,85m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

Mực nước lúc 07h/25/8 tại trạm Kratie (sông Mê Công) ở mức 15,48m thấp hơn TBNN cùng kỳ 3,14m.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều, mực nước cao nhất ngày 24/8 trên sông Tiền tại Tân Châu là 1,87 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,85 m.

Dự báo: Đến ngày 28/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,0m, tại Châu Đốc ở mức 1,97m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 22/8 ÷ 15/9)

Sơn La

7h

24/8

206,08

117,71

2.546

2.911

209

25/8

205,89

117,73

2.234

2.918

Hòa Bình

7h

24/8

109,61

11,86

3.210

2.141

110

25/8

110,12

11,90

3.130

2.050

Tuyên Quang

7h

24/8

109,06

50,42

1.345

681

115

25/8

110,80

49,36

1.950

434

Thác Bà

7h

24/8

51,96

20,75

300

0

58

25/8

52,13

20,75

450

0

2. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

IV.TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, mưa lớn, dông lốc, sạt lở đất từ ngày 22-24/8/2023 đã gây thiệt hại như sau:

- Về người: 01 người bị thương (Hà Giang).

- Về nhà: 03 nhà sập hoàn toàn (Hà Giang); 151 nhà hư hỏng (Cao Bằng 104 nhà; Hà Giang 47 nhà).

- Về nông, lâm nghiệp: 192,1 ha lúa, hoa màu bị ngập, thiệt hại (Hà Giang 102,4 ha; Lào Cai 15,8 ha; Cao Bằng 73,9ha); 12.750 cây hồi, quế bị gãy đổ (Cao Bằng).

- Về giao thông: 04 vị trí đường quốc lộ (Hà Giang QL4C; Lào Cai QL4) và nhiều vị trí trên 15 tuyến đường giao thông địa phương bị sạt lở taluy, đất, đá vùi lấp mặt đường với khối lượng 16.510m3. Đến nay còn 01 vị trí trên đường tỉnh ĐT 178 (Hà Giang) đang bị ách tắc giao thông, dự kiến sẽ thông xe trong sáng 25/8/2023.

- Các thiệt hại khác: 03 điểm trường, 01 nhà văn hóa xóm, 01 cầu, 01 đường tràn liên hợp và 50m kênh thuỷ lợi bị sạt lở, hư hỏng.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 21/8/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT có văn bản số 316/VPTT gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá về việc ứng phó với mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ.

- Ngày 24/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT do ông Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác PCTT tại tỉnh Trà Vinh.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá chủ động tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất theo công văn số 316/VPTT ngày 21/8/2023.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, dông lốc, sạt lở đất; nắng nóng; gió mạnh, sóng lớn trên biển.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh miền núi và Trung du Bắc Bộ chủ động ứng phó với mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

2. Các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận chủ động ứng phó với nắng nóng.

3. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.