Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 22/9/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 22/9/2023

 

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin cảnh báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Ngày và đêm 23/9, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông, vùng biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy và gió giật mạnh.

2. Tin động đất

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 22/9 và sáng ngày 23/9 đã xảy ra 13 trận động đất, trong đó 12 trận tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với độ lớn từ 2.5 - 4.4, độ sâu chấn tiêu từ 8.0 - 10 km và 01 trận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lúc 22h35, với độ lớn 3.0, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/21/9-19h/22/9): Khu vực miền núi phía Bắc và Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Sìn Hồ (Lai Châu) 84mm, Nậm Mức (Điện Biên) 65mm, Cao Bồ (Hà Giang) 65 mm, Đơn Dương (Lâm Đồng) 105 mm, Túc Trưng (Đồng Nai) 99mm, Trà Nóc (Cần Thơ) 106 mm, Trà Ôn (Vĩnh Long) 69 mm.

- Mưa đêm (19h/22/9-07h/23/9): Khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Chế Là (Hà Giang) 57 mm, Đắk Buk So (Đắk Nông) 47 mm,  Minh Lâp (Bình Phước) 61 mm, Huyền Trân (BR Vũng Tàu) 59 mm, Kà Tum (Tây Ninh) 43mm, Tri Tôn (Kiên Giang) 75mm.

- Mưa 3 ngày (19h/19/9-19h/22/9): Khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 80-120mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Bản Cầm (Lào Cai) 470mm, Đạo Đức (Hà Giang) 228mm, Đơn Dương (Lâm Đồng) 159mm, Lộc Ninh (Bình Phước) 143mm, Kà Tum (Tây Ninh) 132mm, Bình Long (An Giang) 132mm, Vĩnh Hoà Hưng (Kiên Giang) 127mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/23/9 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 1,28m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,42m.

- Dự báo: Đến 07h/24/9 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 1,40m; trong 36 giờ tới, mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,40m và thấp nhất ở mức 0,20m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/23/9 tại trạm Kratie (sông Mê Công) ở mức 19,09m thấp hơn TBNN cùng kỳ 0,48m.

- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống, mực nước cao nhất ngày 22/9 trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,62m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,36m.

- Dự báo: mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống. Đến ngày 26/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,50m và tại Châu Đốc ở mức 2,25m.

III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo BCN của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai, Hà Giang:

1. Tỉnh Hà Giang: Mưa, dông, lốc từ ngày 21/9-22/9/2023 đã làm 09 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại.

2. Tỉnh Lào Cai: Mưa lớn đã gây thiệt hại từ ngày 19/9 đến 21/9/2023:

- Về nhà: 51 nhà bị ảnh hưởng và thiệt hại (trong đó 45 nhà bị sạt lở đất taluy sau nhà; 01 nhà bị đổ tường nhà; 05 nhà bị bùn đất tràn vào nhà)

- Về nông nghiệp: 76,4 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, thiệt hại

- Về thuỷ sản: 27,7ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại.

- Về sạt lở: 05 điểm tại quốc lộ 70; 16 vị trí tại đường tỉnh 157 và đường tỉnh 160; 40 điểm đường huyện, xã với tổng khối lượng 35.087m3 đất, đá. Các tuyến đường đã lưu thông bình thường.

- Ước thiệt hại 5,6 tỷ đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy PCTT và KTCN địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tài file đính kèm