BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 21/8/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Thời tiết ngày và đêm 22/8:
Các khu vực trên cả nước có mưa rào và rải rác có dông, riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
2. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (19h/20/8-19h/21/8): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 70 mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh) 257mm, Quảng Lâm (Quảng Ninh) 192mm, Tân Pheo (Hòa Bình) 165mm, Văn Bàn (Lào Cai) 148mm, Cao Sơn (Hòa Bình) 117mm, Tân Minh (Phú Thọ) 114mm, Phìn Hồ (Yên Bái) 98mm, Thủy Nguyên (Hải Phòng) 89mm, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 106mm, Môn Sơn (Nghệ An) 135mm.
- Mưa đêm (19h/21/8-07h/22/8): Khu vực Bắc Bộ rải rác có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến dưới 40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Dân Tiến (Thái Nguyên) 59mm, Phú Hộ (Phú Thọ) 54mm, Kim Sơn (Lào Cai) 43mm, Mường Báng (Điện Biên) 41mm, Sơn Tây (Hà Nội) 66mm.
- Mưa 3 ngày (19h/18/8-19h/21/8): Các khu vực trên cả nước có mưa phổ biến dưới 90mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Văn Bàn (Lào Cai) 154mm, Tân Pheo (Hòa Bình) 187mm, Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh) 290mm, Quảng Lâm (Quảng Ninh) 231mm, Tân Minh (Phú Thọ) 169mm, Bình Liêu (Bắc Giang) 177mm, Thủy Nguyên (Hải Phòng) 121mm, Môn Sơn (Nghệ An) 179mm; Thanh Hóa (Quảng Bình) 152mm, Giang Sơn (Đắc Lắc) 127mm.
II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ
Mực nước lúc 07h/22/8 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,46m, trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,12m.
Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội, sông Thái Bình tại trạm Phả Lại biến đổi chậm. Đến 07h/23/8 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,55m; đến 19h/22/8, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 1,60m.
(Trạm Kẻng Mỏ: lưu lượng dòng chảy về lúc 07h/22/8 là 244,5 m3/s tăng 134,3 m3/s so với lưu lượng lúc 07h/21/8).
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.
3. Các sông Nam Bộ
- Mực nước lúc 07h/22/8 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 18,61m (cao hơn 1,19m so với 07h/21/8).
- Mực nước cao nhất ngày 21/8/2022 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,98m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,85m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,74m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,74m). Mực nước 07h/22/8 trên sông Tiền tại Tân Châu 2,05m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,8m.
Dự báo: Đến ngày 25/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,4m; tại Châu Đốc ở mức 2,25m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
(từ 22/8 ÷15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
21/8
|
199,33
|
113,71
|
741
|
569
|
209
|
22/8
|
199,26
|
115,21
|
675
|
1391
|
Hòa Bình
|
7h
|
21/8
|
97,38
|
11,50
|
1.403
|
1.888
|
110
|
22/8
|
97,92
|
10,00
|
1683
|
521
|
Tuyên Quang
|
7h
|
21/8
|
99,49
|
47,54
|
498
|
0
|
115
|
22/8
|
99,94
|
47,46
|
436
|
0
|
Thác Bà
|
7h
|
21/8
|
54,93
|
20,75
|
431
|
0
|
58
|
22/8
|
55,16
|
20,75
|
292
|
0
|
Các hồ vận hành bình thường và phát điện theo kế hoạch.
2. Tình hình đê điều
Trong ngày, trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An và Đắk Lắk, mưa lũ, sạt lở đất từ đêm ngày 20 - 21/8:
- Về nhà: 14 nhà bị đổ sập, thiệt hại (Lào Cai: 02 nhà; Hòa Bình: 09 nhà; Lạng Sơn: 03 nhà).
- Thiệt hại khác: 35,6ha lúa bị thiệt hại (Lào Cai: 0,7 ha, Nghệ An: 0,1ha, Hòa Bình 34,8ha); 2.820m3 đất đá đường giao thông và 598m kè, kênh bị sạt lở, vùi lấp.
* Về trường hợp: 01 người chết do nước cuốn trôi khi đi xe máy cùng mẹ từ rẫy về nhà (07 tuổi, trú tại thôn Tân Hưng, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và 01 người mất tích (cháu Từ Viết Vũ, 04 tuổi, trú tại thôn Đồng Quang, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nghi bị ngã xuống suối). Các địa phương đã tổ chức tìm kiếm, đang xác minh cụ thể nguyên nhân.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó và duy trì liên lạc, đôn đốc, nắm tình hình.
2. Địa phương
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó SCTT&TKCN./.
Trải file đính kèm