Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 21/4/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 21/4/202 3

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo nắng nóng ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Ngày 22/4, ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 40 độ. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Phía Đông Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ, có nơi trên 36 độ.

Ngày 24/4, nắng nóng dịu dần ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Nắng nóng ở Nam Bộ còn có khả năng kéo dài.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/20/4-19h/21/4): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Lao Bảo (Quảng Trị) 56mm, Trà Leng (Quảng Nam) 33mm; Lạc Xuân (Lâm Đồng) 69mm; Suối Kiết (Bình Thuận) 50mm.

- Mưa đêm (19h/21/4-07h/22/4): Các khu vực trên cả nước hầu như không mưa, riêng các tỉnh Trung Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 10mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Suối Đá (Đà Nẵng) 21mm; Trà Phú (Quảng Nam) 50mm; Phổ Phong (Quảng Ngãi) 60mm; TĐ Đăk Srông 2 (Gia Lai) 15mm.

- Mưa 3 ngày (19h/17/4-19h/20/4): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 40mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Lao Bảo (Quảng Trị) 56mm; Lạc Dương (Lâm Đồng) 66mm; Đơn Dương (Lâm Đồng) 69mm; Suối Kiết (Bình Thuận) 50mm; Krông Nô (Đắk Nông) 49mm.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 45-55km.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu 25-30km.

Dự báo: Từ ngày 21-30/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần, độ mặn phổ biến tại các trạm nhỏ hơn so với độ mặn cao nhất tháng 4/2022, riêng một số trạm tại Long An, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 1-2.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo thông tin bước đầu, ngày 21/4 trên địa bàn các tỉnh Quảng Trị (huyện Hướng Hóa), Quảng Nam (huyện Nam Trà My và TP. Tam Kỳ) xuất hiện mưa đá kèm giông lốc, hiện VPTT BCH PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam đang tổng hợp, xác minh thiệt hại.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng, mưa giông, lốc, sét và xâm nhập mặn.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai nắng nóng, mưa đá, giông, lốc, sét và xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam tổ chức rà soát, thống kê thiệt hại và tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do mưa đá, dông, lốc giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

3. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm