BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 20/12/2023
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
- Tin áp thấp nhiệt đới trên biển Đông (suy yếu từ bão Jelawat)
Hồi 01 giờ ngày 21/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,6 độ Vĩ Bắc; 113,3 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam 15-20km/h.
Dự báo trong 24 giờ tới: Đến 01h/22/12, vị trí ở 6,3 độ Vĩ Bắc, 110,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực quần đảo Trường Sa; di chuyển hướng Tây Nam, khoảng 15km/h và suy yếu dần, sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.
- Tin không khí lạnh tăng cường và rét
Ngày 21/12, không khí lạnh sẽ tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An trời tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An phổ biến từ 8-11 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế phổ biến từ 13-16 độ.
Cảnh báo: Đợt rét đậm, rét hại diện rộng này có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 25/12; Trong đợt rét đậm, rét hại này ở khu vực trung du và vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
- Tin dự báo mưa lớn cục bộ ở khu vực Trung Bộ
Ngày và đêm 21/12, khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Cảnh báo: Ngày và đêm 22/12, khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ ngày 23/12 đến 24/12, ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có khả năng xảy ra đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
- Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển
Ngày và đêm 21/12, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Ngoài ra, trong ngày và đêm 21/12, ở khu vực Giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/19/12-19h/20/12): Khu vực Trung Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, riêng khu vực Trung Trung Bộ cục bộ có mưa to; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hồ Thọ Sơn (TT. Huế) 192mm; Quan Tượng Đài (TT.Huế) 162mm; Suối Lương (Đà Nẵng) 95mm; Ba Điền (Quảng Ngãi) 89mm; Song Tử Tây (Khánh Hoà) 136mm.
- Mưa đêm (19h/20/12-07h/21/12): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Lộc Tiến (TT. Huế) 100mm; Quan Tượng Đài (TT.Huế) 62mm; Suối Đá (Đà Nẵng) 61mm; Măng Bút (Kon Tum) 44mm.
- Mưa 3 ngày (19h/17/12-19h/20/12): Khu vực Trung Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hải An (Quảng Trị) 165mm; Hồ Thọ Sơn (TT.Huế) 225mm; Quan Tượng Đài (TT.Huế) 228mm; Phước Hiệp (Quảng Nam) 163mm; Hoà Bắc (Đà Nẵng) 152mm; Ba Điền (Quảng Ngãi) 182mm.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN
Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h00 ngày 21/12, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.881 tàu/307.412 người biết diễn biến, hướng đi của ATNĐ để chủ động phòng tránh, cụ thể:
- Hoạt động ở khu vực biển Trường Sa và Nam Biển đông: 637 tàu/2.120 người (các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ và đang di chuyển vòng tránh).
- Hoạt động ở khu vực khác: 10.053 tàu/70.097 người.
- Neo đậu tại các bến: 37.191 tàu/235.195 người.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
- Hồ chứa thuỷ điện
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Bình Điền: 148/210; Hương Điền: 24/246.
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 04 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Đak Đrinh: 28/84; Sông Bung 4: 144/222; Sông Hinh: 100/156; Thượng Sông Ông: 41/64.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 01 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Thượng Kon Tum: 10/37.
- Hồ chứa thuỷ lợi
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Dung tích trữ trung bình khoảng 81-100% DTTK.
- Khu vực Nam Trung Bộ: Dung tích trữ đạt trung bình khoảng 77-100% DTTK.
- Khu vực Tây Nguyên: Dung tích trữ trung bình khoảng 91-94% DTTK.
- Tình hình đê điều
Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
- Trung ương
- Ngày 20/12/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành Công điện số 20/CĐ-QG gửi các Bộ và các tỉnh/tp khu vực ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với ATNĐ trên biển Đông.
- Ngày 13/12/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành công điện số 18/CĐ-QG gửi các Bộ và các tỉnh/tp khu vực Bắc Bộ về việc chủ động ứng phó với đợt rét đậm, rét hại.
- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ, thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
- Địa phương
- Các địa phương chủ động triển khai ứng phó với rét đậm, rét hại theo Công điện số 18/CĐ-QG ngày 13/12/2023 và ứng phó với ATNĐ trên biển Đông theo Công điện số 20/CĐ-QG ngày 20/12/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; trong đó có 19 tỉnh/tp[1] đã ban hành công điện, công văn ứng phó với rét đậm, rét hại và 07 tỉnh/tp[2] đã ban hành công điện, công văn ứng phó với ATNĐ trên biển Đông.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
V. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ trên biển Đông theo Công điện số 20/CĐ-QG ngày 20/12/2023 và ứng phó đợt rét đậm, rét hại theo Công điện số 18/CĐ-QG ngày 13/12/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai và diễn biến của ATNĐ, không khí lạnh để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
3. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
[1] Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định.
[2] Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau.
Tải file