BÁO CÁO NHANH
Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 20/12/2020
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN
1. Tin bão trên biển Đông
Hồi 04 giờ ngày 21/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 280km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 22/12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 90km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 114,5 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 04 giờ ngày 23/12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
2. Tin không khí lạnh và rét, cảnh báo mưa giông, gió mạnh và sóng lớn trên biển
Ngày 21/12, không khí lạnh có cường độ suy yếu chậm:
- Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào. Các tỉnh Bắc Bộ trời rét, vùng núi tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ, vùng núi 8-11 độ, vùng núi cao dưới 5 độ. Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 12-14 độ.
- Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động; sóng biển cao 2,0-3,0m. Vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 4,0-6,0m.
- Vùng biển phía Tây của khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 5,0-7,0m.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (từ 19h/19/12 đến 19h/20/12): Khu vực Trung Bộ có mưa, mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 40-60mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Hải An (Quảng Trị) 96mm; TT Sịa (Thừa Thiên Huế) 111mm; Giang Hải (Thừa Thiên Huế) 90mm; Suối Đá (Đà Nẵng) 72mm; Trà Giác (Quảng Nam) 66mm; Trà Thanh (Quảng Ngãi) 80mm; Hồ Cẩn Hậu (Bình Định) 78mm; Song Tử Tây (Khánh Hòa) 101mm.
- Mưa đêm (từ 19h/20/12 đến 06h/21/12): Khu vực Trung Bộ có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Sông Tranh 3 (Quảng Ngãi) 42 mm, Đá Trải (Khánh Hòa) 38mm.
- Mưa 03 ngày (từ 19h/17/12 đến 19h/20/12): Các khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 80-120mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Hải An (Quảng Trị) 180mm; Thị Trấn Sịa (Thừa Thiên Huế) 263mm; Suối Đá (Đà Nẵng) 133m; Tam Trà (Quảng Nam) 222mm; Trà Thanh (Quảng Ngãi) 220mm; Hồ Cẩn Hậu (Bình Định) 314mm; Sông Hinh (Phú Yên) 251mm; Hồ Hoa Sơn (Khánh Hòa) 217mm; Ea M’Đoal (Đắk Lắk) 168mm.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Tình hình tàu thuyền
a) Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng: các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tính đến 06h00 ngày 21/12, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.515 p.tiện/348.974 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Cụ thể:
- Hoạt động khu vực quần đảo Trường Sa: 108/753 người (các phương tiện chủ yếu đã neo đậu tránh trú tại khu vực quần đảo Trường Sa).
- Hoạt động khu vực khác: 9.779 tàu/64.354 người.
- Neo đậu tại các bến: 47.628 tàu/283.867 người.
b) Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tính đến 06 giờ ngày 21/12 số lượng tàu thuyền được kiểm đếm tại các vùng nước cảng biển do Cảng vụ hàng hải từ Quy Nhơn đến Kiên Giang, Cà Mau quản lý là 1.425 tàu thuyền, trong đó có 538 tàu biển và 887 phương tiện thủy nội địa.
c) Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi: Tàu cá mang số hiệu QNg 96739 TS (với 14 lao động) bị hỏng máy, thả trôi trong vùng biển nguy hiểm đã được tàu Vạn Hoa 737 tiếp cận và đang lai dắt về đảo Song Tử Tây. Hiện các thuyền viên vẫn an toàn.
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau (khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và bão) có: Nuôi trồng mặn lợ (tôm, cá, nhuyễn thể) là 889.397ha; Nuôi nước ngọt là 84.354ha; Nuôi lồng/bè là 222.231chiếc.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Sáng ngày 20/12, Phó Trưởng Ban chỉ đạo TW về PCTT Trần Quang Hoài đã chủ trì cuộc họp với bộ phận thường trực BCĐ để chỉ đạo ứng phó với bão.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT đôn đốc Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Công điện số 41/CĐ-TW ngày 19/12/2020 của Ban Chỉ đạo TW PCTT để chủ động ứng phó với bão số 14; tiếp tục thực hiện Công điện số 39/CĐ-TW ngày 12/12 để ứng phó rét đậm, rét hại kèm theo mưa và gió mạnh trên biển; chuyển các bản tin KTTV tới các địa phương để biết và chủ động phòng tránh.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT thường xuyên phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thủy sản, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, kịp thời cung cấp, nắm bắt thông tin về các tàu cá gặp sự cố trong vùng biển nguy hiểm.
- Ngày 19/12, Bộ Ngoại giao đã có 02 Công hàm số 1316/CH-LS-BHCD, số 1317/CH-LS-BHCD gửi Đại sứ quán Philipine và Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về việc đề nghị hỗ trợ tàu thuyền Việt Nam vào nơi trú tránh; Công điện số 2841/CĐ-LS-BHCD gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Philipne về việc thông báo tình hình thiên tai và công tác hỗ trợ tàu thuyền.
- Tổng cục Thủy sản có Công điện gửi các tỉnh Đà Nẵng đến Kiên Giang về việc hướng dẫn tàu thuyền tránh bão.
- Ngày 20/12, Bộ Tư lênh Biên phòng tổ chức bắn pháo hiệu tại 48 địa điểm từ Quảng Bình đến Kiên Giang.
2. Địa phương
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang đã có Công điện, văn bản chỉ đạo công tác ứng phó với ATNĐ mạnh lên thành bão.
IV. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung các Công điện số 41/CĐ-TW và 39/CĐ-TW của Ban chỉ đạo TWPCTT.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
- Bộ Tư lênh Biên phòng tiếp tục tổ chức bắn pháo hiệu để thông báo cho ngư dân chủ động phòng tránh.
- Bộ Thông tin và Truyền thông sẵn sàng triển khai thực hiện nhắn tin cảnh báo thiên tai.
- Tổng cục Thủy sản cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân để có phương án bảo vệ lồng bè và nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đang neo đậu; Cục Trồng trọt tiếp tục hướng dẫn địa phương thu hoạch lúa, hoa màu, chủ động tiêu úng.
- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp thông tin kịp thời để phục vụ việc chỉ đạo, ứng phó; đảm bảo an toàn hồ chứa; phục hồi sản xuất.
- Các địa phương chủ động phát thông tin về bão trên hệ thống giám sát thiên tai và các phương tiện truyền thông của tỉnh.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.
Tải file đính kèm tại đây