Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 19/12/2021



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 19/12/2021

 

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin bão số 9:

Hồi 04h/20/12, tâm bão ở 16,2 độ Vĩ Bắc, 110,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc, sức gió cấp 11 giật cấp 13.

Gió thực đo lớn nhất: Song Tử Tây (Khánh Hòa) mạnh cấp 14, giật cất 17; Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 8, giật cấp 10; Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) cấp 7, giật cấp 8.

Dự báo:

- Đến 04h/21/12, tâm bão tại vị trí 20,3 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 240km về phía Nam; sức gió cấp 8, giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 14,5 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông; trong 24-48 giờ tiếp theo: phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 118,0 độ Kinh Đông.

- Sóng biển: Ngày 19 và 20/12, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có sóng biển cao từ 4÷6m, biển động dữ dội

Cấp độ RRTT: cấp 3:

2. Về mưa

a) Mưa ngày (từ 19h/18/12 đến 19h/19/12): Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên rải rác có mưa mừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: hồ Diên Trường (Quảng Ngãi) 152mm; Lý Sơn (Quảng Ngãi) 149mm; hồ Cẩn Hậu (Bình Định) 126mm; TĐ Sông Tranh (Quảng Nam) 100 mm.

b) Mưa đêm (từ 19h/19/12 đến 07h/20/12): Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên rải rác có mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến dưới 20mm.

c) Mưa 3 ngày (từ 19h/16/12 đến 19h/19/12): Các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Phú Yên rải rác có mưa vừa, mưa to (tập trung chủ yếu trong ngày 19/12), tổng lượng mưa phổ biến từ 60-100mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: hồ Diên Trường (Quảng Ngãi) 156mm; TD Sông Tranh 2 (Quảng Nam) 151mm; hồ Mỹ Thuận (Bình Định) 110mm.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Về tàu cá:

  Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, tính đến 06h00 ngày 20/12/2021 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 58.720 tàu/298.360 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, chủ động tránh, trú. Cụ thể:

          - Hoạt động trên biển: 980 tàu/6.534 người, trong đó có 13 tàu/103 lao động ở Bắc Biển Đông. Các phương tiện đã nhận được thông tin về bão, đang di chuyển phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm.

          - Neo đậu tại các bến: 57.740 tàu/291.826 người.

2. Về tàu vận tải: Hiện có 454 tàu, phương tiện thủy nội địa hoạt động từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

3. Tình hình cấm biển: Các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã tổ chức cấm biển từ ngày 18/12.

4. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa:

          Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản:

          - Diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển và ven biển: 14.270 ha (các tỉnh có diện tích lớn: Bình Định: 2.335 ha; Phú Yên: 2.114 ha; Khánh Hòa 3.242 ha).

          - Số lồng bè: 178.518 lồng, bè (các tỉnh có số lượng lớn: Phú Yên: 81.177 lồng, bè; Khánh Hòa: 91.225 lồng, bè).

5. Công trình dầu khí:

Trong khu vực có 15 dàn khoan trên biển, có quy mô lớn với hàng nghìn lao động, các nhà giàn đã đảm bảo an toàn về người và tài sản.

III. SƠ TÁN DÂN

          Đến 18h00 ngày 19/12, đã tổ chức sơ tán tổng số 1.530 hộ/3.694 người và 3.828 người trên các lồng, bè đến nơi an toàn (Quảng Nam 167 hộ/528 người; Quảng Ngãi 1.313 hộ/3.046 người; Phú Yên 50 hộ/120 người và 3.828 người trên lồng, bè).

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

2. Hồ thủy điện:

Các hồ thuộc các tỉnh khu vực Trung Bộ đều vận hành bình thường theo quy định.

3. Hồ thủy lợi:

Các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận có 847 hồ, trong đó: 119 hồ chứa có tràn cửa van; có 728 hồ có tràn tự do. Dung tích chứa các hồ đều đạt 80-100% dung tích thiết kết, các hồ đã đầy gồm: Cẩm Ly, Trung Thuần 100% (Quảng Bình); Phú Bài 2: 102%, Châu Sơn: 106% (Thừa Thiên Huế).

V. TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ BIỂN

          - Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên có 11 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm/13,35km (Quảng Ngãi có 8 điểm/9,9 km; Phú Yên có 3 điểm/3,45 km).

          - Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên đã huy động lực lượng tổ chức gia cố các khu vực bị sạt lở (khu vực kè biển Phú Thuận, huyện Phú Vang, T.T.Huế; khu vực bờ biển Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam; khu vực phường 6, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên).

VI. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 6h00 ngày 20/12 tình hình thiệt hại do bão số 9 như sau:

- Về người: 01 chết tại Bình Thuận (bị lật thuyền thúng do sóng to khi di chuyển ra tàu cá neo đậu ở ven bờ).

- Về tàu thuyền: 05 tàu cá bị chìm và 03 tàu cá hư hỏng tại nơi neo đậu sát bờ (Bình Thuận).

- Về nuôi trồng thủy sản: 120 lồng, bè nuôi tôm bị thiệt hại (Khánh Hòa)

- Gãy 02 cột đo gió; 90% cây xanh bị gãy đổ; 27 tấm pin mặt trời hư hỏng; tốc mái 500m2 (tại đảo Song Tử Tây, Đá Nam).

VII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

a) Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT:

- Tiếp tục đôn đốc các tỉnh, thành phố ven biển triển khai thực hiện các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT về ứng phó với bão số 9;

- Cử đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ.

b) Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị tuyến biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận khẩn trương phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn; chỉ đạo việc bắn pháo hiệucảnh báo bão cho tàu thuyền và ngư dân ven biển theo quy định.

c) Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai phương án ứng phó với bão.

d) Đài Truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng đưa tin về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục triển khai thực hiện các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT.

- Tổ chức theo dõi diễn biến của bão; kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn hoặc vào nơi tránh trú, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại nơi neo đậu nhất là tại các đảo; không để dân trên tàu thuyền khi bão tiếp cận.

- Triển khai sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhất là trên các đảo.

- Tổ chức ứng phó với sóng lớn, nước dâng ở khu vực ven biển, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên.

- Kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các hồ chứa đã đầy nước hoặc đang thi công, đồng thời chủ động vận hành đón lũ bảo đảm an toàn công trình và hạ du.

VIII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Tiếp tục tổ chức thực hiện Công điện số Công điện số 1737/CĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 26/CĐ-QG ngày 16/12/2021 của Ban Chỉ đạo QG về PCTT - Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN, Công văn số 608/VPTT của VPTT BCĐ QG về PCTT.
  2. Tiếp tục hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền di chuyển không đi vào khu vực nguy hiểm, nhất là các tàu đang hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông.
  3. Tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, trên các đảo, nhất là các đảo khu vực quần đảo Trường Sa.
  4. Kiểm tra, sẵn sàng mọi tình huống ứng phó đảm bảo an toàn về người và tàu thuyền hoạt động trên biển.
  5. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.

Tải file đính kèm tại đây