BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 18/9/2020
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI:
1. Tin cuối cùng về cơn bão số 5
Hồi 10h00 ngày 18/9 bão số 5 đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Chiều 18/9 áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Hồi 14h30 ngày 18/9 Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát tin cuối cùng về cơm bão.
2. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (19h/17/9 đến 19h/18/9): Các tỉnh Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 150-200mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Vinh (Nghệ An) 295mm; Vũ Quang (Hà Tĩnh) 454mm; Hòa Duyệt (Hà Tĩnh) 316mm; Hương Quang (Hà Tĩnh) 345mm; Hồ Hố Hô (Hà Tĩnh) 330mm; Đức Bồng (Hà Tĩnh) 338mm; Dân Hóa (Quảng Bình) 213mm; A Vao (Quảng Trị) 241mm; Nông Sơn (Quảng Nam) 224mm; Đại Đồng (Quảng Nam) 292mm; A Bung (Quảng Trị) 229mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 266mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 226mm; Đà Nẵng (Đã Nẵng): 286mm; Trạm bơm Túy Loan (Đà Nẵng): 291mm.
- Mưa đêm (19h/18/9 đến 07h/19/9): Khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biển từ 30-50mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Tĩnh Gia (Thanh Hóa): 213 mm; Mai Lâm (Thanh Hóa): 130 mm; Vinh (Nghệ An): 142 mm; Cửa Hội (Nghệ An): 175 mm; Hòa Duyệt (Hà Tĩnh): 90mm; Sơn Diệm (Hà Tĩnh): 74 mm; Minh Hóa (Quảng Bình): 72 mm.
- Mưa đợt (19h/17/9 đến 07h/19/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, mưa vừa; riêng khu vực Trung Bộ có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 -200mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Vinh (Nghệ An) 437mm; Cửa Hội (Nghệ An) 360mm; Vũ Quang (Hà Tĩnh) 561mm; Hương Điền (Hà Tĩnh) 430mm, Đà Nẵng (Đã Nẵng): 310mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 266mm.
3. Cảnh báo lũ:
Hiện nay, lũ trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), sông Gianh (Quảng Bình) đã đạt đỉnh và đang xuống, sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), đang ở mức trên BĐ1 và đang tiếp tục lên. Mực nước lúc 04h/19/9 như sau:
Sông Trạm Mực nước (m) Cấp BĐ Xu thế
Sông
|
Trạm
|
Mực nước (m)
|
Cấp BĐ
|
Xu thế
|
S. Ngàn Phố
(H.Tĩnh)
|
Sơn Diệm
|
20h/18/9
10,77
|
04h/19/9
12,52
|
>BĐ2: 1,02m
|
Đang xuống
|
S. Ngàn Sâu
(H.Tĩnh)
|
Chu Lễ
|
04h/18/9
9,42
|
04h/19/9
11,6
|
>BĐ1: 0,1m
|
Đang lên
|
S. Ngàn Sâu
(H.Tĩnh)
|
Hòa Duyệt
|
22h/18/9
7,45
|
04h/19/9
7,56
|
>BĐ1: 0,01m
|
Đang lên
|
S. Gianh (Q.Bình)
|
Đồng Tâm
|
19h/18/9
8,75
|
07h/19/9 7,61
|
>BĐ1: 0,61m
|
Đang xuống
|
Dự báo: Từ nay đến ngày 20/9, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3-7m, hạ lưu từ 2-4m; trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình và các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi,
Kon Tum sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-4m, hạ
lưu từ 1-2m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ sông Chảy, sông Thao và
thượng lưu các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Nam có khả năng lên mức BĐ1 và trên
BĐ1, hạ lưu dưới mức BĐ1; các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có
khả năng ở mức BĐ1-BĐ2, có sông lên trên BĐ2.
4. Tin mưa lớn diện rộng ở Bắc Trung Bộ; Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và cảnh báo mưa dông, lốc, sét, gió giật mạnh ở Tây Nguyên và Nam Bộ
Trong ngày và đêm 19/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh nên ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm/24h, có nơi trên 300mm/24h; khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 50-100mm/24h; có nơi trên 120mm/24h. Từ đêm mai mưa giảm dần. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động với cường độ giảm dần nên trong ngày 19/9, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
5. Tin cảnh báo mưa giông, gió mạnh, sóng lớn trên biển
Ngày 19/9, ở Vịnh Bắc Bộ, khu vực giữa và Nam Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan đang có mưa dông mạnh.
Dự báo: Trong ngày và đêm 19/9 do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh nên ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động yếu dần nên ngày 19/9 ở khu vực giữa và Nam Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, biển động. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Về tàu cá: Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.345 phương tiện/ 285.384 LĐ.
2. Về tàu vận tải: Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải đã kiểm đếm, hướng dẫn neo đậu cho 112 tàu (49 tàu biển, 63 tàu nội địa) thuộc 05 khu vực cảng từ Quảng Bình - Quảng Nam.
3. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Thanh Hóa đến Quảng Nam: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản:
- Về nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và ven bờ: 34.227 ha (Thanh Hóa: 7.704ha, Nghệ An: 5.529ha, Hà Tĩnh: 3.055 ha, Quảng Bình: 8.028ha, Quảng Trị: 3.271 ha, Huế: 3.596 ha, Quảng Nam: 3.020 ha, Đà Nẵng: 70 ha).
- Về lồng bè nuôi trồng thủy sản: 23.627 lồng (Thanh Hóa: 13.000 lồng; Nghệ An: 474 lồng; Hà Tĩnh: 1.031 lồng; Quảng Bình: 1.124 lồng; Quảng Trị: 1.016 lồng; Huế: 6.350 lồng; Đà Nẵng: 148 lồng và Quảng Nam: 483 lồng).
III. TÌNH HÌNH SƠ TÁN DÂN VÀ CHO HỌC SINH NGHỈ HỌC
1. Sơ tán dân:
Đến 13 giờ 00 ngày 18/9, 04 tỉnh, thành đã tổ chức sơ tán 16.391 hộ/ 54.215 người, cụ thể:
- Quảng Trị: 10 huyện với 6.355 hộ/17.840 người. Ngoài ra, đã sơ tán 444 hộ/1987 người (huyện ĐaKrông và huyện Hướng Hóa) vùng ngập lụt ở miền núi đến các điểm sơ tán tập trung, an toàn.
- Thừa Thiên Huế: 5 huyện với 6.264 hộ/19.376 người (757 hộ/2.262 tập trung).
- Đà Nẵng: 6 quận, huyện với 2.868 hộ/12.112 người (737 hộ/2.597 tập trung).
- Quảng Nam: 2 huyện, thị với 904 hộ/3.887 người (78 hộ/310 người tập trung).
2. Cho học sinh nghỉ học:
04 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học gồm: Quảng Bình đã cho học sinh nghỉ học từ chiều 17/9; thành phố Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học 02 ngày (18-19/9); các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học từ ngày 18/9.
IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi như sau:
- Về lúa Hè Thu: Hiện đã thu hoạch xong.
- Về lúa Mùa: Hiện còn 99.761 ha lúa chưa thu hoạch, trong đó: diện tích lúa đã chín có thể thu hoạch 33.250 ha (Quảng Trị: 750ha, Đà Nẵng: 300ha, Quảng Nam: 2.200ha; Thanh Hóa: 23.000ha, Nghệ An: 7.000ha).
- Về diện tích rau màu các loại: 32.909 ha.
V. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
1. Các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn và hồ đang thi công
- Tổng số hồ chứa có nguy cơ mất an toàn: 58 hồ chứa trong đó (Thanh Hóa 16, Nghệ An 10, Hà Tĩnh 8, Quảng Bình 12, Quảng Trị 6, Thừa Thiên Huế 3, Quảng Nam 3).
- Tổng số hồ chứa đang thi công gồm: 56 hồ chứa trong đó (Thanh Hóa 6 hồ; Nghệ An 13 hồ; Quảng Bình 10 hồ; Quảng Trị 12 hồ, Thừa Thiên Huế 9 hồ, Quảng Nam 6 hồ). Theo báo cáo của các Chủ đầu tư, các hồ chứa đã thi công đảm bảo cao trình vượt lũ.
2. Các hồ đang xả:
- Hồ Cửa Đạt: Qđến 268m3/s, Qxả 47 m3/s (phát điện); mực nước +88,23/110m, dung tích 33% DTTK (tăng 5 triệu m3, không đáng kể so với trước bão);
- Hồ Ngàn Trươi: Qđến 350 m3/s, Qxả 8 m3/s (phát điện); mực nước +42,2/52m; dung tích 45% DTTK (tăng 9% tương đương 88 triệu m3 so với trước bão);
- Hồ Tả Trạch: Qđến 55m3/s, Qxả 40 m3/s (phát điện); mực nước TL +29,1/45m; dung tích đạt 22% DTTK (tăng 8% tương đương 52 triệu m3 so với trước bão);
Hiện tại, tổng lượng lũ đến nằm trong khả năng điều tiết của hồ. Vì vậy các hồ xả nước để phục vụ sản xuất và dân sinh.
3. Tình hình hồ chứa thủy điện:
Lưu lượng về hồ thủy điện khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam dao động nhẹ, mực nước các hồ thấp, một số hồ xấp xỉ mực nước chết, các hồ vận hành bình thường, có 08 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Chi Khê 223/616; Đak Krông 1 42/42; A Lưới 137/180; A Roàng 10/15; Nậm Pông 2/38; Sông Bung 6 111/376; Sông Côn 2 100/130; Za Hung 1500/1500.
VI. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU
- Đê biển, đê cửa sông khu vực từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế có 49 vị trí đê điều xung yếu (Thanh Hóa: 06; Nghệ An: 03; Hà Tĩnh: 04; Quảng Bình: 04; Quảng Trị: 15; Thừa Thiên Huế: 17).
- Có 16 công trình đê điều đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông (Thanh Hóa 01, Nghệ An 04, Hà Tĩnh 01, Quảng Bình 05, Quảng Trị 03, Thừa Thiên Huế 02).
VII. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU: (Tính đến 8 giờ 00 ngày 19/9)
Theo báo cáo của BCH PCTT&TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng thiệt hại ban đầu do bão số 5 gây ra như sau:
1. Về người:
- Người chết: 01 người (Thừa Thiên Huế);
- Người mất tích: 01 người (Quảng Trị);
- Người bị thương Bị thương: 110 người (Thừa Thiên Huế: 95 người; Quảng Bình: 09 người; Quảng Trị: 05 người; Đà Nẵng: 01 người)
2. Về nhà ở:
- Nhà bị sập đổ hoàn toàn: 10 nhà (Thừa Thiên Huế)
- Nhà bị tốc mái: 22.562 (Thừa Thiên Huế: 21.283 nhà; Quảng Trị: 1.091 nhà; Hà Tĩnh: 168 nhà; Nghệ An: 05 nhà; Quảng Bình: 15 nhà).
- Nhà bị ngập: 79 nhà bị ngập (Quảng Nam)
3. Về giáo dục: 03 điểm trường bị ảnh hưởng; 15 phòng học bị tốc mái.
4. Về Nông nghiệp:
- 115 ha lúa bị thiệt hại (Quảng Nam: 106 ha; Quảng Trị: 07 ha; Quảng Bình: 02 ha);
- 170 ha hoa màu bị thiệt hại (Quảng Trị 45 ha; Thừa Thiên Huế: 95 ha; Đà Nẵng: 30 ha); 1.149 ha cây lâm nghiệp; 300ha cây ăn quả bị thiệt hại (T.T.Huế, Quảng Nam, Q.Trị);
- 40 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, thiệt hại (Thừa Thiên Huế: 10 ha; Quảng Trị: 10 ha);
- 80 cây xanh bị gãy, đổ (Đà Nẵng).
5. Về điện lực và viễn thông:
- 36 cột điện bị gãy đổ; 03 trạm biến áp bị hư hỏng; 03 trụ thông tin bị gãy; 15 tuyến cáp quang bị đứt do cây gãy đổ (Thừa Thiên Huế);
Nhiều địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế bị sự cố và mất điện (đến 7h/19/9: Thừa Thiên Huế đã khắc phục được 75%).
6. Về thủy lợi
- 6,2km bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế bị sạt lở ăn sâu từ 5 - 10m.
- Một số nhà quản lý vận hành hồ chứa, trạm bơm bị tốc mái.
7. Về giao thông:
- 03 điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh; 01 điểm trên Quốc lộ 9 qua địa bàn huyện Đakkrông, tỉnh Quảng Trị bị sạt lở.
- 02 điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh; 01 điểm trên tuyến đường 14G qua địa bàn huyên Đồng Giang, Quảng Nam bị sạt lở.
- 135 điểm đường liên xã thuộc huyện Tây Giang, Quảng Nam bị sạt lở.
- 01 cầu treo bị cuốn trôi.
Hiện các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão số 5 đang khẩn trương tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại và chỉ đạo khắc phục.
VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương:
- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Nghệ An (nhất là các tỉnh từ Quảng Bình - Quảng Nam) và các Bộ, ngành thực hiện Công điện số 1258/CĐ-TTg ngày 16/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sáng ngày 17/9, 02 Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban và Bộ trưởng - Phó Trưởng ban thường trực đã trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 5 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình.
- Quân khu 4, Quân khu 5, Biên phòng duy trì 256,700 cán bộ chiến sĩ; 2,611 phương tiện các loại; Quân chủng hải quân duy trì 06 tàu trực tìm kiếm cứu nạn.
- Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện chỉ đạo các đơn vị liên quan ứng phó với bão số 5, trong đó yêu cầu: Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam duy trì lực lượng và phương tiện để sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu; Cảng vụ Đường thủy nội đị tạm ngừng cấp phép cho tàu rời cảng đến hoặc đi qua khu vực ảnh hưởng của bão.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin tới 7,75 triệu thuê bao thuộc khu vực ảnh hưởng của bão số 5.
- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có Công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị tạo thuận lợi cho ngư dân, tàu thuyền vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp gặp sự cố do bão.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT thường xuyên cập nhật diễn biến thiên, công tác triển khai thực hiện ứng phó với bão số 5 tại các địa phương.
2. Địa phương:
Các địa phương đã chủ động triển khai các Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, trong đó:
- Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo triển khai ứng phó với bão số 5.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã tổ chức họp, phân công cụ thể các thành viên Ban Chỉ huy trực tiếp xuống các địa bàn để triển khai công tác phòng, chống bão.
IX. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các địa phương bị thiệt hại tiếp tục chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân sớm ổn định đời sống;
2. Theo dõi, cảnh báo mưa lớn sau bão kịp thời đến cộng đồng, người dân;
3. Theo dõi chặt chẽ diến biến lũ trên các sông, chủ động các biện pháp phòng tránh;
4. Tăng cường kiểm tra và triển khai di dời dân cư tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập lụt;
5. Kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu;
6. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để xử lý kịp thời mọi tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; sẵn sàng vận hành điều tiết, khắc phục sự cố hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du./.
Tải file đính kèm