Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 18/7/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 18/7/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin cuối cùng về Bão số 1

Chiều 18/7, sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành ATNĐ và tan dần trên khu vực các tỉnh Cao Bằng-Lạng Sơn vào chiều tối 18/7.

2. Tin dự báo mưa lớn ở Bắc Bộ, khu vực Thanh Hoá, Nghệ An và khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ

Ngày và đêm 19/7, ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 100mm.

Từ ngày 19-20/7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 170mm (mưa lớn tập trung vào chiều và đêm).

Cảnh báo: Từ ngày 20-21/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 100mm. Mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp và các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

3. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày và đêm 19/7, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-3m, biển động.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/17/7-19h/18/7): Khu vực Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 30-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Mẫu Sơn  (Lạng Sơn) 124mm, Hoàng Vân (Gia Lai) 129mm, Kon Tum (Kon Tum) 123mm, Mỹ Tú (Sóc Trăng) 73mm.

- Mưa đêm (19h/18/7-07h/19/7): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến 20-40mm, riêng Nghệ An có nơi mưa rất to, một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Y Tý (Lào Cai) 79mm, Tĩnh Túc (Cao Bằng) 52mm, Cổ Lũng (Thanh Hoá) 87mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 112mm.

- Mưa 3 ngày (19h/15/7-19h/18/7): Khu vực Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 60-120mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Ia Grai (Gia Lai) 279mm, Ia Đal (Kon Tum) 270mm, Đăk Ha (Đắk Nông) 210mm, Hòn Đốc (Kiên Giang) 225mm.

5. Tin động đất

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, trên địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 04 trận động đất vào hồi 06h10’, 07h37’, 21h54’ (ngày 18/7) và 0h26’ (ngày 19/7) với độ lớn là 2,8-3; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1-8,2km.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/19/7 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,28m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,04m.

- Dự báo: Đến 07h/20/7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,10m; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,65m.

- Từ ngày 19/7 đến ngày 20/7, trên các sông suối thuộc khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-3m ở thượng lưu, từ 1-2m ở hạ lưu. Mực nước đỉnh lũ trên các sông suối nhỏ khu vực thượng lưu sông Thương, Lục Nam, sông Chảy, sông Lô có khả năng đạt mức báo động BĐ1.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước các sông Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/19/7 trên sông Mê Kông tại Kratie là 12m; nhỏ hơn TBNN cùng kỳ 2,52m; nhỏ hơn mực nước lớn nhất cùng kỳ 9,75m.

- Mực nước cao nhất ngày 18/7/2023 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,26m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,66m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,33m (thấp hơn  mực nước TBNN cùng kỳ 0,34m). Mực nước 07h/19/7 tại Tân Châu 0,44m, Châu Đốc 0,42m.

- Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 22/7 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,50m tại Châu Đốc ở mức 1,65m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 15/6 ÷ 19/7)

Sơn La

7h

18/7

195,55

117,48

1.340

2.729

200

19/7

194,72

116,35

495

2.139

Hòa Bình

7h

18/7

95,78

12,56

3.360

2.470

105

19/7

96,43

10,60

2.782

1.417

Tuyên Quang

7h

18/7

99,2

50,65

371

743

105,2

19/7

98,92

48,36

319

244

Thác Bà

7h

18/7

48,77

22,98

210

258

56

19/7

48,77

22,97

210

249

2. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Thiệt hại do mưa lớn kèm theo dông, lốc

Theo VPTT BCH PCTT&TKCN các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, mưa lớn kèm theo dông, lốc từ ngày 16/7-18/7 gây thiệt hại như sau:

- Về người: 01 người chết (Bà Đỗ Thị Trà My sinh năm 1986, bị chết do sập nhà chờ tại bến cảng An Sơn, huyện Kiến Hải, tỉnh Kiên Giang); 03 người bị thương (Kiên Giang).

- Về nhà ở: 168 nhà bị sập, hư hỏng (Kon Tum 02, Trà Vinh 04, Vĩnh Long 09, Kiên Giang 69, Cà Mau 84).

- Về nông nghiệp: 661,3ha lúa, hoa màu bị thiệt hại (Gia Lai 59,7ha; Kon Tum 51,6ha; Kiên Giang 550ha); 15,13 ha ao cá bị vỡ (Kon Tum); 400 con gia cầm bị nước lũ cuốn trôi (Kon Tum).

- Về cơ sở hạ tầng: 01 cống thoát nước bị sạt lở (Kon Tum); 130m kênh bị cuốn trôi, sạt lở (Kon Tum 100m, Gia Lai 30m); 13 điểm giao thông bị sạt lở (Kon Tum).

2. Thiệt hại do sạt lở

Theo VPTT BCH PCTT&TKCN tỉnh Tiền Giang, ngày 16/7-18/7 trên địa bàn huyện Châu Thành và Cai Lậy đã xảy ra sạt lở bờ sông với tổng chiều dài 280m.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 18/7, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo do Thứ trưởng – Phó trưởng ban Nguyễn Hoàng Hiệp trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác sẵn sàng ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin về công tác chỉ đạo, ứng phó với bão số 1.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1, mưa lớn và  gió mạnh, sóng lớn trên biển.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, sát thực tế.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm!