BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 15/9/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tình hình lũ trên các sông Bắc Bộ
- Mực nước trên sông Thao (tại Yên Bái, Phú Thọ); trên sông Lô (tại Tuyên Quang, Vụ Quang); trên sông Hồng tại (Việt Trì, Sơn Tây, Hà Nội) đã xuống dưới mức BĐ1.
- Lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang) và sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang xuống. Mực nước lúc 07h/16/9 trên các sông như sau:
+ Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 5,53m, trên BĐ2 0,23m;
+ Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 5,11m, trên BĐ1 0,81m;
+ Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,56m, trên BĐ2 0,06m;
Trong 12-24 giờ tới, mực nước sông Cầu, sông Thương và sông Hoàng Long tiếp tục xuống ở mức BĐ1-BĐ2.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 2.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/14/9 - 19h/15/9): Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Hương Trà (Quảng Ngãi) 346mm; Ba Điền (Quảng Ngãi) 205mm; Ia Piơr (Gia Lai) 124mm; Khánh Bình (Cà Mau) 92mm; Lại Sơn (Kiên Giang) 91mm.
- Mưa đêm (19h/15/9 - 07h/16/9): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 40-60mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Mường Báng (Điện Biên) 89mm; Chiềng Ơn (Sơn La) 125mm; Thanh Thủy (Phú Thọ) 124mm; Bất Bạt (Hà Nội) 157mm; Hương Trà (Quảng Ngãi) 159mm.
- Mưa 3 ngày (19h/12/9 - 19h/15/9): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có tổng lượng mưa phổ biến 80-160mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Thanh Thuỷ (Nghệ An) 178mm; Hương Trà (Quảng Ngãi) 514mm; Hồ Cẩn Hậu (Bình Định) 205mm; Đăk To Lung (Kon Tum) 242mm; Đạ Ploa (Lâm Đồng) 179mm.
3. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ; tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ
- Từ ngày 16/9 đến 17/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
- Ngày và đêm 16/9, ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 90mm (mưa tập trung vào chiều và đêm). Ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
4. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển
Ngày và đêm 16/9, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió Tây Nam cấp 5, cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Ngoài ra, ngày và đêm 16/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Đêm 16/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
H3 (m)[1]
(từ 22/8 ÷ 15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
15/9
|
214,85
|
116,93
|
1.320
|
2.108
|
209
|
16/9
|
214,72
|
116,71
|
2.296
|
1.640
|
Hòa Bình
|
7h
|
15/9
|
114,99
|
11,71
|
3.715
|
2.035
|
110
|
16/9
|
115,41
|
11,68
|
2.520
|
2.181
|
Tuyên Quang
|
7h
|
15/9
|
117,01
|
52,18
|
1.216
|
1.216
|
115
|
16/9
|
116,96
|
52,20
|
1.216
|
1.216
|
Thác Bà
|
7h
|
15/9
|
58,26
|
25,37
|
597
|
1.133
|
58
|
16/9
|
57,96
|
25,81
|
458
|
1.556
|
* Hồ Tuyên Quang mở 01 cửa xả đáy; hồ Thác Bà mở 02 cửa xả mặt.
2. Tình hình đê điều
Theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã xảy ra 667 sự cố đê điều (tăng 83 sự cố so với báo cáo ngày 14/9) trên địa bàn 14 tỉnh/thành phố: Thái Nguyên (11), Vĩnh Phúc (14), Phú Thọ (29), Bắc Ninh (97), Bắc Giang (95), Hải Dương (222), Hưng Yên (38), Thái Bình (43), Hải Phòng (36), Hà Nội (29), Hà Nam (11), Nam Định (30), Ninh Bình (09) và Tuyên Quang (02). Trong đó, phân loại theo loại hình sự cố như sau:
- 353 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên (tăng 07 sự cố so với báo cáo ngày 14/9): 40 sự cố cống qua đê (Vĩnh Phúc 02, Bắc Ninh 14, Bắc Giang 03, Hải Dương 08, Hưng Yên 03, Hải Phòng 01, Thái Bình 02, Nam Định 05, Hà Nam 01, Hà Nội 01); 45 sự cố sạt lở đê (Bắc Ninh 04, Bắc Giang 02, Hải Dương 11, Hưng Yên 02, Hải Phòng 14, Hà Nội 08, Nam Định 01, Hà Nam 02, Ninh Bình 01); 07 sự cố nứt mặt đê (Bắc Giang 01, Bắc Ninh 01, Hà Nội 05); 31 sự cố đùn sủi (Bắc Ninh 04, Bắc Giang 04, Thái Bình 13, Hà Nội 02, Hải Dương 03, Hưng Yên 01, Ninh Bình 01, Vĩnh Phúc 03); 133 sự cố thẩm lậu (Bắc Giang 29, Bắc Ninh 18, Hải Dương 32, Hưng Yên 18; Hải Phòng 07, Thái Bình 18, Nam Định 03, Hà Nội 01, Thái Nguyên 02, Vĩnh Phúc 05); 76 sự cố lỗ rò thân đê (Bắc Ninh 41, Bắc Giang 09, Hải Dương 15, Ninh Bình 03, Thái Nguyên 08); 03 sự cố sạt lở kè (Hưng Yên 01, Hải Phòng 01, Hà Nội 01); 02 sự cố nứt kè (Hà Nội 02); 07 sự cố rãnh xói (Bắc Ninh 06, Hà Nội 01); 02 sự cố sập tổ mối (Bắc Giang 02); 06 sự cố sạt lở bờ sông (Hà Nội 05, Hưng Yên 01; 01 sự cố tràn đê cục bộ (Bắc Ninh 01).
- 314 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III (tăng 76 sự cố so với báo cáo ngày 14/9): 01 sự cố vỡ đê (Tuyên Quang); 78 sự cố tràn đê (Thái Nguyên 01, Phú Thọ 16, Bắc Ninh 02, Bắc Giang 12, Hải Dương 15, Hưng Yên 05, Hải Phòng 01, Thái Bình 04, Hà Nội 01, Hà Nam 03, Nam Định 14, Ninh Bình 04); 42 sự cố cống qua đê (Phú Thọ 06, Hải Dương 15, Hải Phòng 03, Hà Nam 01, Nam Định 07, Bắc Ninh 06, Vĩnh Phúc 03); 34 sự cố sạt lở đê (Phú Thọ 01, Bắc Giang 10, Hải Dương 03, Hưng Yên 07, Hải Phòng 09, Thái Bình 01, Hà Nam 01, Hà Nội 01); 16 sự cố đùn sủi (Phú Thọ 06, Hải Dương 01, Hà Nam 01, Tuyên Quang 01, Bắc Giang 06, Vĩnh Phúc 01); 14 sự cố thẩm lậu (Bắc Giang 08, Hải Dương 02, Thái Bình 04); 124 sự cố lỗ rò thân đê (Bắc Giang 05, Hải Dương 117, Hà Nam 02); 02 sự cố sập tổ mối (Bắc Giang 02); 02 sự cố nứt mặt đê (Bắc Giang 01, Hà Nội 01); 01 sự cố sạt lở kè (Thái Bình 01).
III. TÌNH HÌNH GIAO THÔNG
1. Về giao thông đường bộ:
Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị tập trung khắc phục hậu quả, đến 17h00 ngày 15/9: còn 13 điểm/07 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định và Quảng Ninh đang bị ách tắc trên hệ thống quốc lộ; tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí sạt lở, nguy hiểm; huy động phương tiện, thiết bị khẩn trương thông đường trong thời gian sớm nhất.
2. Về giao thông đường sắt:
Các tuyến đường sắt đã thông (tuyến Yên Viên - Lào Cai thông tuyến lúc 10h40 sáng 15/9/2024).
III. VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN, THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Hệ thống điện
Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các địa phương khắc phục thiệt hại, sự cố do bão, lũ để sớm cấp điện trở lại cho nhân dân, tính đến 16h ngày 15/9 đã khôi phục được 11/14 sự cố trên hệ thống lưới điện 500kV, khôi phục 38/40 sự cố trên hệ thống lưới điện 220kV; đưa vào vận hành 96/104 TBA 110kV và 1.604/1.678 đường dây lưới điện trung thế.
2. Hệ thống thông tin liên lạc
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khôi phục hệ thống thông tin liên lạc, tính đến ngày 15/9, còn 849 trạm phát sóng di dộng chưa khắc phục được tập trung chủ yếu tại Quảng Ninh và Hải Phòng.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo của các địa phương, thiệt hại thống kê đến 7h00 ngày 16/9/2024 như sau:
- Về người: 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích), giảm 18 người so với báo cáo lúc 6h00 ngày 15/9 (17 người mất tích tại Bắc Yên, Lào Cai; 01 người mất tích tại Nguyên Bình, Cao Bằng đã có thông tin và vẫn còn sống) cụ thể:
+ Lào Cai: 151 người (125 người chết, 26 người mất tích), gồm: Bảo Yên 82, Sa Pa 09, Bát Xát 17, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 34, Văn Bàn 02.
+ Cao Bằng: 57 người (55 người chết, 02 người mất tích).
+ Yên Bái: 54 người (53 người chết, 01 người mất tích), gồm: TP Yên Bái 24, Lục Yên: 14, Văn Yên 10, Văn Chấn 02, Trấn Yên 04.
+ Quảng Ninh: 25 người chết.
+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.
+ Hải Dương: 01 người chết do bão.
+ Hà Nội: 01 người chết do bão.
+ Hòa Bình: 07 người chết do sạt lở đất.
+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ, sạt lở đất.
+ Bắc Giang: 02 người chết do lũ.
+ Tuyên Quang: 05 người chết do lũ.
+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).
+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.
+ Vĩnh phúc: 02 người chết do lũ.
+ Phú Thọ: 11 người (03 người chết do sạt lở đất, lũ; 01 người chết và 07 người còn mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu).
+ Sơn La: 01 người mất tích do lũ cuốn.
+ Thái Nguyên: 04 người chết do lũ.
+ Thanh Hoá: 01 người chết do lũ.
- Các thiệt hại khác không thay đổi so với Báo cáo nhanh ngày 14/9/2024.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Công tác chỉ đạo
- Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.
- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 915/ĐĐ-QLĐĐ ngày 13/9 về đảm bảo an toàn chống lũ của hệ thống đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu qua đê; tăng cường công tác trực ban 24/24h; tham mưu chỉ đạo, triển khai ứng phó với mưa lũ, các văn bản số 919/ĐĐ-QLĐĐ ngày 14/9 về việc tổ chức thu thập số liệu lũ trên các tuyến sông, số 923/ĐĐ-QLĐĐ ngày 14/9 về việc đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
- Ngày 14/9/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã tổ chức các đoàn công tác kiểm tra tình hình hệ thống đê điều tại các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang.
2. Hỗ trợ của quốc tế và trong nước để khắc phục hậu quả
Thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ một số quốc gia và tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại, cụ thể:
- Ngày 11/9, Chính phủ Úc hỗ trợ tỉnh Yên Bái 2.730 dụng cụ sửa chữa nhà cửa, dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ sinh hoạt gia đình (dụng cụ bếp, chăn, màn, thảm ngủ, tấm bạt che) với tổng giá trị 49.000 Đô la Úc; cam kết tiếp tục hỗ trợ thêm 3.000.000 Đô la Úc tiền mặt.
- Ngày 13/9, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ tỉnh Yên Bái 700 bộ đồ dùng gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ và người khuyết tật.
- Trung tâm điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo hỗ trợ cho tỉnh Yên Bái 2.116 bộ dụng cụ (sửa chữa nhà cửa, vệ sinh cá nhân, sinh hoạt gia đình) ngày 13/9 và trong đêm ngày 14/9/2024 tiếp tục hỗ trợ tỉnh Lào Cai 4.940 bộ dụng cụ; tổng giá trị 254.100 Đô la Mỹ.
- Tính đến ngày 13/9, Công ty Acecook Việt Nam đã hỗ trợ 7.000 thùng mỳ tôm cho các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ tỉnh Yên Bái 40 máy lọc nước cầm tay và 200 tấm bạt nhựa đa năng, tổng giá trị 124.100 Đô la Mỹ.
- Tổ chức Samaritan’s Purse hỗ trợ cho các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng 3000 đèn pin, 3000 bộ dụng cụ bếp, 3000 bộ lọc nước, 3000 thùng đựng nước sạch, 6000 xô nhựa, với tổng giá trị 115.000 Đô la Mỹ.
- Chính phủ Thụy Sỹ hỗ trợ: lều tránh trú, đồ gia dụng, nước sạch vệ sinh với tổng giá trị 346.000 Franc (tương đương khoảng 10 tỷ đồng).
- UNICEF: Trong khuôn khổ dự án tăng cường khả năng chống chịu RRTT và BĐKH cho trẻ em do do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) dự kiến hỗ trợ 850 thùng chứa nước cho 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng trị giá khoảng 1,8 tỷ đồng.
- Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ: Máy lọc nước, Bình chứa nước, chăn , màn, Đèn sử dụng pin mặt trời, dụng cụ nấu ăn với tổng giá trị 1 triệu USD (tương đương 24,55 tỷ đồng).
VII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
2. Tiếp tục khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, tìm kiếm người mất tích, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống của nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
Tải file đính kèm.