Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 15/6/2020



 

BÁO CÁO

Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 15/6/2019

 

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT
  2. Tin mưa lớn ở vùng núi và cảnh báo lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ:

Tối 15/6 ở vùng núi và khu Đông Bắc Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.

Dự báo: ngày và đêm 16/6, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa, mưa to đến rất to (thời gian mưa lớn tập trung vào sáng, chiều tối và đêm với lượng mưa phổ biến 20-50mm/24h, có nơi trên 80mm/24h).

Cảnh báo: Mưa dông ở các tỉnh vùng núi Bắc Bộ còn có khả năng kéo dài trong 2-3 ngày tới, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/14/6-19h/15/6): Khu vực Bắc Bộ, Bình Thuận, Đắc Lắc và Kiên Giang có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm (chủ yếu tập trung vào đêm ngày 14/6 và rạng sáng 15/6). Một số trạm có lượng mưa lớn:

Bãi Cháy (Q.Ninh)

112 mm

Trung Trang (H.Phòng)

154 mm

Uông Bí (Q. Ninh)

161 mm

Cát Bà (H.Phòng)

140 mm

Tiên Yên (Q.Ninh)

 99 mm

Ba Thá (H.Dương)

104 mm

Chũ (Bắc Giang)

 90 mm

Ba Lạt (T.Bình)

  92 mm

Quang Phục (H.Phòng)

135 mm

Phú Quốc (K.Giang)

133 mm

- Mưa đêm (19h/15/6-7h/16/6): Các tỉnh Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa với lượng mưa nhỏ hơn 40mm, cục bộ tại Quảng Ninh và Bắc Kạn có mưa to. Một số trạm mưa lớn như:

Hà Giang (Hà Giang)

48 mm

Chiềng Khoa (Sơn La)

55 mm

Hàm Yên (Tuyên Quang)

47 mm

Tân Trào (Tuyên Quang)

69 mm

Phú Hộ (Phú Thọ)

45 mm

Quảng Hà (Quảng Ninh)

45 mm

Bằng Lũng (Bắc Kạn)

77 mm

Cô Tô (Quảng Ninh)

73 mm

- Mưa 03 ngày (từ 19h/12/6-19h/15/6): Các khu vực trên cả nước có mưa, mưa vừa, riêng các tỉnh Bắc Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 70-130mm (chủ yếu tập trung vào đêm ngày 13/6 đến rạng sáng 15/6). Một số trạm có lượng mưa lớn như:

Uông Bí (Q.Ninh)

202 mm

Kiến An (Hải Phòng)

163 mm

Tiên Yên (Q.Ninh)

166 mm

Trung Trang (H.Phòng)

174 mm

Phủ Liễn (H.Phòng)

160 mm

Thái Bình (Thái Bình)

329 mm

Cửa Cấm (H.Phòng)

151 mm

La Gi (Bình Thuận)

315 mm

Quang Phục (Hải Phòng)

193 mm

Liên Khương (Lâm Đồng)

170 mm

  1. THỦY VĂN

- Các sông Bắc Bộ: Trên sông Đà, lưu lượng đến hồ Hòa Bình tiếp tục dao động theo điều tiết của thủy điện Sơn La. Mực nước sông Thao tại Yên Bái biến đổi chậm; mực nước hạ lưu sông Lô và sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm. Đến 7h/17/06, mực nước tại Hà Nội ở mức 1,90m.

- Các sông Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước trung, thượng lưu dao động theo điều tiết hồ chứa, hạ lưu dao động theo thủy triều.

- Mực nước sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 19/6, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,08m; tại Châu Đốc ở mức 1,24m.

  III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

 

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 15/6 ÷ 25/6)

 

Bản Chát

7h

15/6

449.67

371.40

131.40

264.5

475

 

16/6

449.41

371.40

176.10

266.60

Huội Quảng

7h

15/6

369.62

187.87

267.9

165.2

370

16/6

369.16

188.70

270.90

327.0

Lai Châu

7h

15/6

271.71

198.35

290

0

295

16/6

272.79

198.41

233

0

Sơn La

7h

15/6

186.64

111.96

813

257

200

16/6

186.93

111.62

925

119

Hòa Bình

7h

15/6

95.84

12.20

40

2.074

105

16/6

95.14

11.95

656

1.546

Tuyên Quang

7h

15/6

98.81

50.66

529

715

105,2

16/6

98.47

50.66

582

706

Thác Bà

7h

15/6

48.11

20.81

404

0

56

16/6

48.28

20.82

201

0

                     

Các hồ chứa hiện đang vận hành bình thường theo quy trình.

  1. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ

- Ngày 15/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chứcHội nghị Phòng chống thiên tai khu vực miền Nam năm 2020 nhằm tổ chức đánh giá công tác về phòng chống thiên tai năm 2019, phân tích dự báo và diễn biến tình hình thiên tai 6 tháng đầu năm 2020 để chuẩn bị phương án ứng phó cho mùa thiên tai trọng điểm 2020 tại khu vực Nam Bộ.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có Thông báo số 207/TWPCTT-VP ngày 12/6/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/thành phố: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội để chủ động ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; thường xuyên chuyển bản tin mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và tin lũ quét, sạt lở đất khu vực Bắc Bộ đến các địa phương để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Các địa phương tổ chức trực ban, nghiêm túc triển khai công tác phòng chống với ATNĐ, bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất theo chỉ đạo tại văn bản số; 207/TWPCTT-VP của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo.

  1. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, từ ngày 13-15/6/2020 do ảnh hưởng của áp thấp, trên địa bàn các tỉnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông nên có một số thiệt hại về người và tài sản như sau:

  1. Thiệt hại về người: 02 người chết, 02 bị thương (Hà Giang: 01 người chết và 01 người bị thương do sét đánh; Thanh Hóa: 01 người chết và 01 người bị thương do dông lốc), cụ thể như sau:

- Bà Hoàng Thị Quân (Sinh năm 1967), tại Thôn Xuân Hòa, xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần, chết do sét đánh lúc 22h, ngày 13/6/2020.

- Cháu Lê Tuấn Dũng, sinh năm 2017, tại thôn Hoàng Thành, xã Thành Hưng, Thạch Thành, Thanh Hóa bị chết chiều ngày 14/6 do dông, lốc làm sập mái nhà bếp, gạch, ngói rơi.

  1. Về nhà ở: 35 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất đá và dông, lốc (12 nhà tại Hà Giang và 23 nhà tại Thanh Hóa)
  2. Thiệt hại Nông nghiệp, giao thông:

- Về Nông nghiệp: 7,4 ha lúa bị ảnh hưởng do sạt lở đất đá và một số thiệt hại về gia súc, gia cầm, ao cá (Hà Giang); khoảng 50 ha diện tích cây lâm nghiệp bị thiệt hại (Thanh Hóa)

- Về Giao thông: Tuyến đường tỉnh lộ 177 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì và một số tuyến trục chính liên xã bị sạt taluy dương làm tắc một số đoạn nay đã thông xe

  1. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
  2. Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa, lốc, sét, mưa đá và gió giật để cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp ứng phó và phòng tránh phù hợp để giảm thiểu thiệt hại.
  3. Rà soát phương án đảm bảo an toàn tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm; đối với khu vực đô thị cần chủ động tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng;
  4. Kiểm tra công tác an toàn các công trình đê điều, hồ đập, phương án đảm bảo an toàn hạ du đặc biệt là các trọng điểm đê điều xung yếu; đặc biệt là các hồ chứa nhỏ do địa phương và tư nhân quản lý;
  5. Sẵn sàng các phương án, lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.
  6. Các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.
  7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TW về PCTT và Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.

 

Tải file đính kèm