
BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 15/4/2025
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin nắng nóng
Từ ngày 17/4 ở khu vực vùng núi các tỉnh từ nghệ An đến Quảng Ngãi có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất trên 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; từ ngày 18/4, nắng nóng có khả năng xảy ra trên diện rộng ở khu vực Trung Bộ; khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Nam Bộ.
2. Tin dự báo xâm nhập mặn khu vực Nam Bộ
Xâm nhập mặn ngày 16-20/4 có xu thế giảm dần với chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sau: sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: 45-60km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 37-43km; sông Hàm Luông: 50-55km; sông Cổ Chiên: 40-45km; sông Hậu: 35-40km; sông Cái Lớn: 30-35km. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 04/2024, riêng một số trạm ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng có độ mặn cao hơn.
Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn: Cấp 2.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/14/4-19h/15/4): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Pờ Y (Kon Tum) 76mm; Di Linh (Lâm Đồng) 55mm; Hội An (An Giang) 55mm.
- Mưa đêm (19h/15/4-07h/16/4): Khu vực Nam Bộ rải rác có mưa, phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Lộc Thạnh (Bình Phước) 71mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 47mm.
- Mưa 3 ngày (19h/12/4-19h/15/4): Các khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Nùng Nàng (Lai Châu) 104mm; Sơn Kim 2 (Hà Tĩnh) 145mm; Sơn Trạch (Quảng Bình) 120mm; A Dơi (Quảng Trị) 176mm; Bảo Lâm (Lâm Đồng) 143mm.
4. Tin động đất
Theo tin từ Viện Các Khoa học Trái đất, ngày 15/4 đã xảy ra 01 trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với độ lớn 2,6, độ sâu chấn tiêu 8,1 km.
II. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, mưa, giông, lốc, sét từ chiều ngày 13/4-14/4/2025 đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 01 người chết (Chị Y Dườn, sinh năm 1991) và 05 người bị thương do sét đánh tại xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Về nhà: 18 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng (Lâm Đồng 04 nhà, Bình Phước 09 nhà, Tây Ninh 05 nhà).
- Về nông nghiệp: 6,5ha sầu riêng (Bình Phước) và một số cây xanh (Đắk Nông) bị thiệt hại.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi các gia đình có người bị nạn và huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/02/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành văn bản số 978/BNNMT-ĐĐ ngày 11/4/2025 về việc chủ động ứng phó với không khí lạnh, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh trên biển.
- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban (24/24h); theo dõi, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để chủ động phòng ngừa, ứng phó.
2. Địa phương
- Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên chủ động ứng phó với với không khí lạnh, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh trên biển theo văn bản số 978/BNNMT-ĐĐ ngày 11/4/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong đó đã có 10 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo.
- 11 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm theo Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh huy động lực lượng hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại và khắc phục hậu quả do thiên tai, ổn định cuộc sống.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
IV. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm theo Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các địa phương bị thiệt hại do thiên tai tiếp tục hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
3. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai)./.
Tải file đính kèm