Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 14/10/2020



BÁO CÁO NHANH

Công tác trực ban PCTT ngày 14/10/2020

 I. DIỄN BIẾN ANTĐ GẦN BIỂN ĐÔNG VÀ BÃO SỐ 7

1. ATNĐ gần biển Đông (Theo bản tin lúc 01 giờ ngày 15/10 của Trung tâm DBKTTVQG):

Hồi 1h00 ngày 15/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 14,0 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin; sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo: Trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc (20km/h) và có khả năng lên thành bão trong ngày 16/10;

- Đến chiều ngày 17/10 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Trung Bộ.

- Bão có khả năng gây mưa lớn cho các tỉnh Trung Bộ, khu vực vừa xảy ra lũ lớn.

- Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc (k.vực biển Phú Yên-TT.Huế); phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.

 Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

2.Bão số 7:

a) Diễn biến bão và mưa sau bão:

Hình thành ngày 11/10, di chuyển nhanh và đổ bộ vào các tỉnh Nam Định – Thanh Hóa vào chiều ngày 14/10;

Gió thực đo thực tế qua hệ thống quan trắc chuyên dùng của Văn phòng Thường trực tại Văn Lý (Nam Định) cấp 7, giật cấp 10, một số khu vực khác cấp gió nhỏ hơn.

Mưa: Từ 19h/13/10 đến 19h/14/10, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to, một số trạm mưa lớn như: Tả Si Láng (Yên Bái) 179mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 191mm, Lương Nha (Phú Thọ) 151mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 251mm, Tiền Hải (Thái Bình) 128mm, Thạch Lâm (Thanh Hóa) 176mm.

b) Công tác chỉ đạo điều hành:

- Công tác chỉ đạo:

Ban Chỉ đạo đã ban hành 03 công điện; hàng ngày tổ chức họp Thường trực Ban Chỉ đạo.

Các Bộ ngành đã có công điện, văn bản chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

- Thực hiện tại các địa phương trong vùng ảnh hưởng:

Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 31.096 tàu cá/115.607 LĐ và 759 tàu vận tải di chuyển tránh trú;

07 tỉnh từ Quảng Ninh – Nghệ An đã thực hiện cấm biển;

04 tỉnh, TP từ Hải Phòng - Ninh Bình đã sơ tán 8.748 người trên lồng bè, chòi canh, nhà yếu đến nơi an toàn; thu hoạch 18.299 ha lúa.

Chỉ đạo hiện trường: Cử 02 đoàn công tác chỉ đạo hiện trường ứng phó với bão tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

c) Thiệt hại: Bão gây sạt lở 278 m2 kè Hải thịnh 3 thuộc tuyến đê biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

d) Dự báo: Từ ngày 15-16/10, khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa 100-200mm, có nơi trên 250mm; Hà Tĩnh và các nơi khác ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 40-70mm.

II. HỒ CHỨA

1. Liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng

Các hồ điều tiết lũ ở Bắc Bộ: Hồ Hòa Bình xả 01 cửa xả đáy vào hồi 18h ngày 13/10.

Tên hồ

Lúc 5h00/15/10

Dự báo 5 ngày tới

Htl (m)

Qv (m3/s)

Qx (m3/s)

Số cửa xả

Qv max (m3/s)

Qtb (m3/s)

 

Qmin (m3/s)

Sơn La

216.12 (-2cm/h)

495

1945

0

3.500

2.460

450

Hòa Bình*

116,62 (-1cm/h)

3.416

3.959

1

8.500

4.460

2.500

Tuyên Quang

58,05 (+2cm/h)

434

128

0

1000

574

200

Thác Bà

120,07 (+1cm/h)

474

233

0

1400

996

250

Kịch bản vận hành hồ Hòa Bình, Sơn La (Vận hành từ 7h00 ngày 15/10):

- Với Qmax dự báo (8.500 m3/s), H.Bình đạt MNDBT trong 5 – 22 giờ (khi H.Bình mở 01-04 cửa) và 3 – 21 (khi H.Bình mở 01-04 cửa, S.La mở 01 cửa); Với Qtb dự báo (4.460 m3/s) H.Bình đạt MNDBT sau 44 giờ.

- Với Qmax dự báo (3.500 m3/s) và phát điện tối đa, S.La đạt 217,2 sau 101 giờ (khi không mở cửa xả đáy).

2. Các liên hồ chứa khác:

a) Lưu vực sông Mã: Các hồ chứa đạt từ 67-80% dung tích thiết kế:

Tên Hồ

MN

DBT

(m)

MNTL (m)

SS

MN

DBT

%V

Q(m3/s)

Q đến

Qđến

Qxả

19h/15/10

Trung Sơn

160

149,84

-10,16

67%

334,00

120,00

607

Hủa Na

240

232,56

-7,44

80%

60,00

48,00

326

Cửa Đạt

110

93,9

-16,10

76%

   

447

b) Lưu vực sông Hương: Các hồ cơ bản đang đầy nước, đang xả 350-700m3/s đưa về mực nước đón lũ.

 

Tên Hồ

MN

DBT

(m)

MNTL (m)

SS

MN

DBT

%V

Q(m3/s)

Q đến

Qđến

Qxả

19h

15/10

Hương Điền

58

57,5

-0,50

98%

354

346

450

Bình Điền

85

83,34

-1,66

96%

533,22

709,68

488

Tả Trạch

45

44,5

-0,50

99%

331

679

544

A Lưới

553

552,983

-0,02

100%

125

125

237

           Duy trì trạng thái vận hành, giảm mực nước hồ để đón lũ đợt mưa tới.

c) Lưu vực sông Cả: Các hồ Bản Vẽ, Khe Bố đạt 90% dung tích thiết kế, riêng hồ Ngàn Trươi đạt 64% dung tích thiết kế.

Tên Hồ

MN

DBT

(m)

MNTL (m)

SS

MN

DBT

%V

Q(m3/s)

Q đến

Qđến

Qxả

19h

15/10

Bản Vẽ

200

194,25

-5,75

90%

111,00

0,00

593

Khe Bố

65

63,73

-1,27

89%

167,00

95,50

472

Chi Khê

38

37,97

-0,03

97%

516,00

516,00

362

Ngàn Trươi

52

44,61

-7,39

64%

64

0

220

           Tiếp tục theo dõi, chủ động vận hành theo quy trình

d) Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn: Các hồ lớn cơ bản đã đầy nước và đang xả tràn.

Tên Hồ

MN

DBT

(m)

MNTL (m)

SS

MN

DBT

%V

Q(m3/s)

Q đến

Qđến

Qxả

19h

15/10

A Vương

380

380

0

100%

276

276

177,63

Đắk Mi 4

258

257,73

-0,27

99%

153,9

182,6

92,23

Sông Bung 4

222,5

222,5

0

100%

222

222

214,98

Sông Tranh 2

175

171,51

-3,49

93%

244,98

102,77

276

           Duy trì trạng thái vận hành, giảm mực nước hồ để đón lũ đợt mưa tới.

III. TỔNG HỢP DIỄN BIẾN MƯA LŨ MIỀN TRUNG

1. Tổng quan tình hình mưa lũ:

a) Mưa:

Từ 19h/05/10 đến 19h/13/10, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa rất lớn trong đó tổng lượng mưa phổ biến:

- Hà Tĩnh: 350-550 mm (lớn nhất 798mm tại Kỳ Thượng);

- Quảng Bình: 550-1.200 mm (lớn nhất 1.250mm tại Lâm Thủy);

- Quảng Trị: 900-2.000 mm (lớn nhất 1.975mm tại A Vao)

- Đà Nẵng: 900-1.250 mm (lớn nhất 1.276mm tại hồ Đồng Nghệ);

- Quảng Nam: 1.000-1.500 mm (lớn nhất 1.520mm tại cầu Hương An);

- Quãng Ngãi: 500-1.000 mm (lớn nhất 1.072mm tại Trà Hiệp);

- Đặc biệt tại Thừa Thiên Huế 1.900-2.300 mm. Một số trạm mưa lớn trên 2.000 ở Huế và vượt tổng lượng mưa lịch sử năm 1999 (2.244 mm): Hồ Khe Ngang: 2.276mm; A Lưới: 2.290mm; cường suất mưa lớn nhất tại Thừa Thiên Huế lên tới 719mm/ngày tại Thượng Nhật (TT.Huế); mưa lớn nhất năm 1999 là 1.384mm/24h.

b) Lũ:

Lũ lớn xảy ra trên 14 tuyến sông chính, trong đó 10 tuyến sông ở mức BĐ3 đến trên BĐ3 1,9m tại 05 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, đặc biệt lũ trên sông Bồ, Thừa Thiên Huế và sông Hiếu, sông Ô Lâu, tỉnh Quảng Trị đã vượt mực nước lũ lịch sử[1].

Hiện nay, mực nước các sông Thừa Thiên Huế xuống dưới mực BĐ2, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam ở mức BĐ1.

2. Tình hình ngập lụt:

Thời điểm cao nhất vào ngày 13/10, có 212 xã, phường/135.329 hộ bị ngập tại 05 tỉnh từ Quảng Bình – Quảng Nam.

Hiện nước đang rút, tỉnh Quảng Bình còn 02 điểm bị ngập trên Quốc lộ 15 và tỉnh lội 564;

Tỉnh Quảng Trị ngập 03 xã vùng trũng ven sông thuộc huyện Hải Lăng (Hải Phong, Hải Sơn, Hải Định);

Tỉnh Thừa Thiên Huế ngập 04 xã thuộc các huyện Quảng Điền (Quảng Thành, Quảng An) và Phú Vang (Phú Lương, Phú Hồ).

3. Sơ tán, di dời dân:

Đã tổ chức sơ tán 21.785hộ/66.569 người, trong đó: Quảng Bình 801 hộ/2.694 người; Quảng Trị: 7.689hộ/23.029 người; Thừa Thiên Huế: 11.608hộ/35.435người; Đà Nẵng 901 hộ/3.036người; Quảng Nam 533 hộ/1.677người; Quảng Ngãi 253 hộ/698 người.

4. Thiệt hại:

- Về người:

+ Người chết: 40 người[2], trong đó:Quảng Bình 02, Quảng Trị 12, Thừa Thiên Huế 08, Quảng Nam 09, Đà Nẵng 03, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02.

+ Người mất tích: 8 người[3], gồm: Quảng Trị 03, Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 01, Quảng Nam 02, Gia Lai 01.

- Về nhà ở: 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 135.731 nhà bị ngập.

- Về giao thông: 137 điểm Quốc lộ, 14.737m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng; tuyến đường sắt Hà Nội-Đông Hà bị chia cắt đến ngày 14/10 mới thông tuyến.

- Về nông nghiệp: 870ha lúa, 5.314ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

- Về tàu thuyền: 06 tàu vận tải/57 người bị sự cố tại tỉnh Quảng Trị, trong đó đã cứu vớt được 50 người, 07 người bị chết, mất tích; 04 tàu cá/17 người bị chìm, các thuyền viên được cứu vớt an toàn.

5. Công tác chỉ đạo:

Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành công điện; Phó Thủ tướng – Trưởng ban, Bộ trưởng – Phó trưởng ban TT và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp đi kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; cử 02 đoàn công tác của Văn phòng Thường trực đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; các đơn vị Quân khu 4, 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 9.607 người, 267 phương tiện phối hợp với các lực lượng của địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP đã tổ chức di dời, sơ tán dân cư tại các vùng trũng, thấp, ngập sâu; cho học sinh nghỉ học; huy động các lực lượng để tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn và chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả.

  1. Khắc phục hậu quả, hỗ trợ cấp bách:

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm:

- 6.500 tấn gạo (Quảng Bình: 3.000; Quảng Trị 1.500; Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Nam 1.000);

- 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị: 1,5; Thừa Thiên Huế: 2,0; Quảng Nam: 2,0);

- 20.000 thùng mỳ tôm (Thừa Thiên Huế:10.000; Quảng Nam: 10.000);

- Các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

Ban Chỉ đạo đã tổng hợp nhu cầu và có văn bản số 145/TWPCTT ngày 14/10 gửi các Bộ ngành liên quan đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

 

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh miền Bắc: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa.

- Điều hành hệ thống hồ chứa, nhất là 4 hồ chứa lớn: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

- Thu hoạch lúa đã chín, tiếp tục tiêu nước đệm đề phòng mưa lớn.

- Đảm bảo an toàn giao thông khu vực ngập sâu, ngập tràn.

2. Các tỉnh miền Trung:

a) Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo tại các công điện của Thủ tướng và Ban chỉ đạo:

- Tiếp tục  công tác tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người chết, người bị thương; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.

- Rà soát, đánh giá thiệt hại và đề xuất nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ.

- Triển khai đánh dấu vết lũ tại các điểm bị ngập sâu, lũ lịch sử.

- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hương và Vu Gia - Thu Bồn;

- Khắc phục 02 đoạn còn ách tắc giao thông tại nhánh Tây đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 49 vào Thừa Thiên Huế (các quốc lộ khác và đường sắt đã thông tuyến).

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, ATNĐ trên biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực còn bị ngập sâu và kể cả người dân ở vùng lũ đã rút, tránh tâm lý chủ quan.

- Tổ chức rút kinh nghiệm công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn trong đợt mưa lũ.

b) Triển khai ngay các biện pháp ứng phó với ATNĐ:

- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn tàu thuyền trên biển di chuyển trú, tránh ATNĐ và tại các khu neo đậu, tránh để lặp lại các sự cố về tàu, thuyền những ngày vừa qua, đặc biệt lưu ý tàu vận tải, neo đậu nơi cửa sông khi có lũ.

- Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, khi có bão vào không được để ngươi trên tàu.

Kiểm tra khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở, lũ quét kể cả các khu đô thị (như Khánh Hòa, Bình Định).

- Kiểm tra chuẩn bị các phương án, biện pháp ứng phó với mưa, lũ lớn tại các khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua.

3. Tăng cường lực lượng trực ban, tổ chức trực ban nghiêm túc./.

 

[1] - Trên sông Hiếu tại Đông Hà là 4,69m, trên BĐ3 là 0,69m (13h/08/10), vượt lũ lịch sử năm 1983 là 0,11m.

  - Trên sông Ô Lâu tại Hải Tân là 3,93m, trên BĐ3 là 0,43 m (01h/10/10), vượt lũ lịch sử năm 2009 (3,58m) là 0,35m;

  - Trên Sông Bồ tại Phú Ốc là 5,24m (23h/9/10), trên BĐ3 là 0,74m, vượt lũ lịch sử năm 1999 là 0,06m.

[2] 34 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa đề cập đến các nạn nhân do sạt lở thủy điện Rào Trăng 3

[3] 04 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển

 

 

Tải file tại đây